Sử 12 Đề thi thử THPTQG môn sử 2020 của THPT chuyên Quốc học Huế

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GD & ĐT HUẾ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
QUỐC HỌC HUẾ
Mã đề 357
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề
Câu 1 (NB): Tháng 12/1978, Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách mở cửa nhằm mục tiêu là
A. biến Trung Quốc thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
B. biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
C. xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.
D. biến Trung Quốc thành quốc gia dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.
Câu 2 (NB): Sau “Chiến tranh lạnh" các quốc gia trên thế giới điều chỉnh phát triển theo xu thế nào?
A. Ổn định chính trị, đầu tư khoa học công nghệ.
B. Phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng.
C. Chủ trọng xuất khẩu, hội nhập quốc tế.
D. Phát triển kinh tế, xây dựng sức mạnh quốc gia.
Câu 3 (NB): Khẩu hiệu “Đảnh đuổi phát xít Nhật” ra đời trong bối cảnh nào?
A. Nhận xâm lược Đông Dương. B. Nhật đảo chính Pháp.
C. Nhật cấu kết Pháp cai trị Đông Dương. D. Nhật đầu hàng phe Đồng minh.
Câu 4 (NB): Theo nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, Pháp công nhận Việt Nam là
A. quốc gia tự do. B. quốc gia tự trị. C. quốc gia độc lập. D. quốc gia tự chủ.
Câu 5 (TH): Sự kiện nào sau đây không thuộc “Chiến tranh lạnh”?
A. Sự đối đầu khối NATO và Hiệp ước Vácsava (1949 – 1991).
B. Chiến tranh Irắc - Mỹ (1991).
C. Chiến tranh Việt Nam - Mỹ (1954-1975).
D. Đối đầu giữa 2 nước Đức (1949 -1989).
Câu 6 (VD): Trong sự phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác?
A. Lợi dụng vốn của nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.
B. Len lách xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân chủ.
C. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học - kĩ thuật.
D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.
Câu 7 (NB): Tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu (Trung Quốc) trong những năm 1925 – 1927 là
A. “Chính cường văn tắt”. B. “Nhật ký trong tù
C. “Đường Kách Mệnh”. D. “Bản án chế độ thực dân Pháp".
Câu 8 (NB): Biện pháp Nhật Bản thực hiện trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất
A. Mua bằng phát minh sáng chế. B. Đánh cắp bằng phát minh sáng chế.
C. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học. D. Hợp tác với các nước khác.
Câu 9 (NB): Bản Hiến chương 11/2007 xác định mục tiêu xây dựng ASEAN thành một
A. tổ chức thịnh vượng. B. khu vực đoàn kết.
C. cộng đồng vững mạnh. D. liên minh bền chặt.
Câu 10 (VD): Sự kiện nào sau đây có tác động lớn đến sự ra đời cuộc cách mạng Khoa học - kỹ thuật lần thứ hai?
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai.
D. “Chiến tranh lạnh”.
Câu 11 (NB): Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thăm Trung Quốc, Liên Xô (1972) nhằm mục đích gì?
A. Thực hiện sách lược hòa hoãn, thỏa hiệp để chống lại phong trào cách mạng thế giới.
B. Đưa Trung Quốc trở thành thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
C. Bản về việc kết thúc cuộc “Chiến tranh lạnh".
D. Hợp tác phát triển về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật.
Câu 12 (VDC): Hội nghị đã vận dụng sáng tạo nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế cộng sản vào nước ta là:
A. Hội nghị thành lập Đảng (2/1930).
B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5/1941).
C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936).
D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3/1945).
Câu 13 (NB): Đọan văn: “Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..." được trích trong văn kiện nào?
A. Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng.
B. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
C. Bản Tuyên ngôn Độc lập đọc vào ngày 2/9/1945.
D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 14 (NB): Sự kiện đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Mỹ và Liên Xô là
A. Tổng thống Truman phát động Chiến tranh lạnh" (3/1947).
B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
C. Mỹ, Anh, Pháp lập Ta Nhà nước CHLB Đức (1949).
D. Kế hoạch Mácsan” (6/1947).
Câu 15 (VD): Giai cấp công nhân Việt Nam có đặc điểm riêng nào khác so với công nhân thế giới?
A. Bị đế quốc, phong kiến, tư sản bóc lột nên tinh thần đấu tranh triệt để.
B. Đại diện cho nên sản xuất tiên tiến của thời đại - sản xuất đại công nghiệp.
C. Tiếp xúc với nền sản xuất công nghiệp nên có ý thức tổ chức, kỷ luật.
D. Làm việc cùng nhau, sống tập trung nên có rất có ý thức đoàn kết.
Câu 16 (TH): Hoạt động chủ yếu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là
A. thực hiện chủ trương “vô sản hóa”.
B. tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh giành độc lập.
C. ra báo Thanh niên, cử hội viên đi học ở Trung Quốc và Liên Xô.
D. huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức.
Câu 17 (NB): Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào ở khu vực Đông Bắc Á được gọi là “con rồng” kinh tế châu Á?
A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. B. Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan.
C. Nhật Bản, Ma Cao, Hàn Quốc. D. Singapo, Hàn Quốc, Đài Loan.
Câu 18 (NB): Liên Xô chú trọng vào ngành kinh tế nào để phát triển đất nước sau chiến tranh
A. phát triển công- nông- thương nghiệp. B. phát triển công nghiệp nhẹ.
C. phát triển công nghiệp truyền thống. D. phát triển công nghiệp nặng.
Câu 19 (VD): Điểm chung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản Sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. cùng tham gia tổ chức NATO – một liên minh về quân sự.
B. cùng tham gia kế hoạch Mác-san, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế.
C. cùng có tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
D. liên kết chặt chẽ với nhau để chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 20 (VDC): Quốc gia châu Phi chịu ảnh hưởng lớn từ chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam là
A. Angiêri. B. Ănggola. C. Libi. D. Ai Cập.
Câu 21 (NB): Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
B. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Liên minh châu Âu (EU).
Câu 22 (NB): Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh
A. Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc. B. chủ nghĩa phát xít hình thành, đe dọa chiến tranh.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. D. Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn cuối.
Câu 23 (TH): Sự kiện nào dưới đây đánh dấu giai cấp tư sản chấm dứt vai trò lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc nước ta?
A. Phong trào Đông Du tan rã, Pháp đưa Phan Bội Châu về quản thúc ở Huế.
B. Khởi nghĩa Cần Vương thất bại, vua Hàm Nghi bị lưu đày ở châu Phi.
C. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại, lãnh tụ Nguyễn Thái Học bị xử tử.
D. Pháp đàn áp phong trào Duy Tân, Phan Chu Trinh bị bắt, đày ra Côn Đảo.
Câu 24 (VD): Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai
A. là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
B. là một trật tự thế giới có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
C. là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đôi với các nước bại trận.
D. là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị,
bóc lộ các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.
Câu 25 (NB): Chiến thắng quân sự buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài là
A. Chiến thắng Việt Bắc (1947).
B. Chiến thắng Thượng Lào (1953).
C. Chiến thắng Biên Giới thu đông (1950).
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954).
Câu 26 (NB): Khu vực nổi dậy và giành độc lập sớm nhất châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Bắc Phi. B. Trung Phi. C. Đông Phi. D. Nam Phi.
Câu 27 (NB): Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản là khi Người
A. đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê nin (1920).
B. tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (1923).
C. tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921).
D. bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
Câu 28 (VDC): Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 là gì?
A. Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp nông dân.
B. Xác định động lực cách mạng là giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.
C. Cách mạng Đông Dương lúc đâu là cách mạng tư sản dân quyền, bỏ qua tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
D. Không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp.
Câu 29 (VD): Quyết định nào sau đây trong Hội nghị Ianta là cơ sở để tiến tới duy trì một nền hòa bình an ninh thế giới sau chiến tranh?
A. thực hiện những cam kết để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật.
B. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
D. thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 30 (VDC): “Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi lại được”.
A. Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939).
B. “Tuyên ngôn độc lập” (2/9/1945).
C. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946).
D. Hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).
Câu 31 (NB): Sự kiện nào sau đây trực tiếp tạo nên sự phân chia đối lập về chính trị, kinh tế giữa các nước Tây Âu và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mỹ thực hiện Kế hoạch Mácsan. B. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.
C. Những quyết định của Hội nghị Ianta. D. Khối NATO ra đời.
Câu 32 (VDC): Nguyên nhân nào đóng vai trò quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Phát xít Nhật bị Đồng minh đánh bại, chính quyền tay sai mất tinh thần.
B. Phong trào kháng Nhật phát triển mạnh, làm tiền đề quan trọng.
C. Sự chuẩn bị lực lượng và chớp thời cơ khởi nghĩa kịp thời của Đảng.
D. Liên Xô và lực lượng Đồng minh đánh bại phe phát xít.
Câu 33 (VDC): Cuộc đấu tranh nào dưới đây “biểu lộ tính chất không vững chắc, non yếu của phong trào tư sản” nước ta?
A. Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu chủ trì.
B. Phong trào “Chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa”.
C. Khởi nghĩa Yên bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo.
D. Phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh khởi xướng
Câu 34 (TH): Đóng vai trò lãnh đạo chính trong việc giành độc lập cho Ấn Độ sau năm 1945 là giai cấp
A. tiểu tư sản. B. công nhân và nông dân.
C. tư sản. D. công nhân.
Câu 35 (TH): Sau Chiến tranh thế giới thứ II, khu vực nào dưới đây được ví là “Đại lục núi lửa?
A. Châu Á. B. Mỹ-Latinh. C. Châu Phi. D. Đông Nam Á.
Câu 36 (NB): Vấn đề gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị và quan hệ quốc tế đầu thế kỷ XXI là
A. sự ngăn cách giàu - nghèo giữa các quốc gia ngày càng lớn.
B. chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.
C. cuộc cách mạng Khoa học - kỹ thuật tạo ra các loại vũ khí hủy diệt.
D. sự trỗi dậy của các cường quốc mới đòi hình thành thế “đa cực”.
Câu 37 (NB): Tổ chức Liên minh châu Âu (EU) hình thành với mục đích là
A. hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, đối ngoại, an ninh chung.
B. hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, an ninh, quân sự.
C. hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tiền tệ, đối ngoại.
D. hợp tác giữa các thành viên trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, đối ngoại, an ninh chung.
Câu 38 (NB): Tư tưởng cốt lõi trong “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. độc lập và ruộng đất. B. độc lập và tự do.
C. Tự do, Bình đẳng, Bác ái. D. tự do và dân chủ.
Câu 39 (NB): Mục đích chính của phong trào cách mạng ở Mỹ-Latinh sau năm 1945 là
A. đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ. B. đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ.
C. chống sự phân biệt sắc tộc. D. giành độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội
Câu 40 (VD): Sự kiện nào giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra bản chất để từ đó đoạn tuyệt với tư bản Anh, Pháp, Mỹ?
A. Pháp lưu đày Phan Chu Trinh, kết án tử hình vắng mặt Phan Bội Châu (1925).
B. “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” bị hội nghị Vécxai từ chối (1919).
C. Pháp đàn áp phong trào chống thuế ở Trung kỳ (1908).
D. Đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin” (1920).

Nguồn: Facebook
 
  • Like
Reactions: Kuro-chan
Top Bottom