Đề thi thử số 1: Câu 1-10

D

duynhan1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Oxi hóa 28,8 gam Mg bằng V lít hỗn hợp khí A ( đktc) gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi đối với H2 là 20, thu được m gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được H2O, H2 và dung dịch Y chứa ( m + 90,6) gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 2,688. B. 5,376. C. 1,344. D. 6,272.

Câu 2: Cách phân biệt nào sau đây không đúng?
A. Dùng quỳ tím phân biệt các dung dịch: Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH.
B. Dùng CO2 và H2O phân biệt các chất bột màu trắng: BaCO3, BaSO4, NaCl, Na2CO3, Na2SO4.
C. Dùng dung dịch Ba(OH)2 dư phân biệt các dung dịch: FeCl2, AlCl3, NH4NO3, (NH4)2SO4, Fe(NO3)3, NaCl, MgCl2.
D. Dùng H2O phân biệt các chất: BaO, Al2O3, Fe, Al, K2O, Na.

Câu 3: Oxi hóa m gam ancol đơn chức A bằng oxi (có xúc tác thích hợp ) được hỗn hợp X, rồi chia thành ba phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 6,48 gam Ag. Cho phần hai tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 0,672 lít khí ( đktc). Cho phần ba tác dụng với Na ( vừa đủ), thu được 1,232 lít H2 (đktc) và 6,22 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của A là
A. CH3–CH2–CH2OH. B. CH2=CH–CH2OH. C. CH3OH. D. CH3–CH2OH.

Câu 4: Amin X (C5H13N) tác dụng với dung dịch HCl tạo ra muối dạng RNH3Cl ( R là gốc hiđrocacbon), este nhị chức có mạch cacbon không phân nhánh Y ( C6H10O4), tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra một muối và một ancol, hiđrocacbon Z ( C6H10) tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa vàng nhạt C6H9Ag, ancol T ( C5H12O) tác dụng với CuO, nhiệt độ tạo ra xeton. Hai chất có cùng số công thức cấu tạo trong trường hợp này là
A. X và Y. B. X và Z. C. Y và Z. D. Y và T.

Câu 5: Cho một dòng điện có cường độ không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp. Bình 1 chứa 400 ml dung dịch CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), bình 2 chứa 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M; Cu(NO3)2 0,4M, Fe(NO3)3 0,2M (điện cực trơ). Sau một thời gian ngắt dòng điện, thấy anot bình 1 thoát ra 1,12 lít khí ( đktc), đồng thời dung dịch thu được làm phenoltalein không màu hóa hồng . Catot của bình 2 tăng thêm
A. 4,08 gam. B. 4,72 gam. C. 3,28 gam. D. 3,92 gam.
Câu 6: Cho các phản ứng sau:
(1) FeS2 + HNO3 đặc nóng $\to$
(2) CrO3 + H2O $\to$
(3) Protein + H2O $\xrightarrow{{{H}^{+}},\,{{t}^{0}}}$
(4) HI + H2SO4 đặc $\to$
(5) CaOCl2 + HCl $\to$
(6) CH3CH(OH)CH3 + CuO $ \xrightarrow{{{t}^{0}}}$
(7) SiO2 + C $ \xrightarrow{{{t}^{0}}}$
(8) KClO3 $ \xrightarrow{Mn{{O}_{2}},\,{{t}^{0}}}$
(9) Triolein + H2 $\xrightarrow{Ni,\,{{t}^{0}}}$
Số phản ứng oxi hóa-khử xảy ra là
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 7: Cho các chất sau: Triolein, glucozơ, tinh bột, fructozơ, axit fomic, xenlulozơ, phenol, anilin, saccarozơ, axetilen, alanin, anđehit axetic. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. Có 5 chất tham gia tráng gương và 5 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. Có 4 chất tham gia tráng gương và 5 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. Có 5 chất tham gia tráng gương và 6 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. Có 4 chất tham gia tráng gương và 4 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 8: Axit A có công thức đơn giản ( C4H3O2)n, không làm mất màu nước brom. Số công thức cấu tạo của A trong trường hợp này là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Cho các nguyên tử nguyên tố sau: X ( Z = 17), Y ( Z = 11), R ( Z = 19), T ( Z = 9), U ( Z = 13), V ( Z = 16) và các kết luận:
(1) Tính kim loại: U < Y < R.
(2) Độ âm điện: V < X < T.
(3) Bán kính nguyên tử: U < X < T.
(4) Hợp chất tạo bởi X và R là hợp chất cộng hóa trị.
(5) Tính chất hóa học cơ bản X giống T và Y giống R.
(6) Hợp chất tạo bởi Y và T là hợp chất ion.
Số kết luận đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam bột Cu vào dung dịch chứa 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít hỗn hợp NO2, NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 25,28 gam chất chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 5,376. B. 1,792. C. 2,688. D. 3,584.


 
Last edited by a moderator:
D

duynhana1

Câu 1: Oxi hóa 28,8 gam Mg bằng V lít hỗn hợp khí A ( đktc) gồm O2 và O3 có tỉ khối hơi đối với H2 là 20, thu được m gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng một lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được H2O, H2 và dung dịch Y chứa ( m + 90,6) gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 2,688. B. 5,376. C. 1,344. D. 6,272.

Bài giải:
$n_{Cl-} = 2x,\ n_{SO_42-} = x$
Bảo tòan điện tích dung dịch muối, $2x + 2x = 1,2.2 \Rightarrow x = 0,6$
Bảo toàn khối lượng ta có:
$$m + 90,6 = m_{Mg} + m_{Cl-} + m_{SO_4^{2-}} \Rightarrow m=38,4$$
$m_A = 9,6 \Rightarrow V = 5,376(l)$
Đáp án B.
 
H

heyohhvn

Câu 2: Cách phân biệt nào sau đây không đúng?
A. Dùng quỳ tím phân biệt các dung dịch: Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH.
B. Dùng CO2 và H2O phân biệt các chất bột màu trắng: BaCO3, BaSO4, NaCl, Na2CO3, Na2SO4.
C. Dùng dung dịch Ba(OH)2 dư phân biệt các dung dịch: FeCl2, AlCl3, NH4NO3, (NH4)2SO4, Fe(NO3)3, NaCl, MgCl2.
D. Dùng H2O phân biệt các chất: BaO, Al2O3, Fe, Al, K2O, Na.
Câu 3: Oxi hóa m gam ancol đơn chức A bằng oxi (có xúc tác thích hợp ) được hỗn hợp X, rồi chia thành ba phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 6,48 gam Ag. Cho phần hai tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được 0,672 lít khí ( đktc). Cho phần ba tác dụng với Na ( vừa đủ), thu được 1,232 lít H2 (đktc) và 6,22 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của A là
A. CH3–CH2–CH2OH. B. CH2=CH–CH2OH. C. CH3OH. D. CH3–CH2OH.
Giải:
Ta có:
RCH2OH + [0] = RCHO + H20
a________________a______a
RCH2OH + 2[0] = RCOOH + H20
b________________b_______b
RCH2OH dư
c

nC02 = nRCOOH = b = 0,03 mol
nH2 = 0,055 mol => a + 2b + c = 0,11
m rắn = 6,22 gam => b(R + 67) + 40(a+b) + c(R+53)
= 6,22 (*)
nAg = 0,06 mol
Giả sử andehit ko phải là HCHO, => nRCHO = 0,03 mol = a
=> c = 0,02 mol
Thay vô (*) => R =15 => col là CH3CH2OH => D
Mọi người thử xem bài này, mình cũng giải cách này mà ko ra
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=233929
Câu 5: Cho một dòng điện có cường độ không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp. Bình 1 chứa 400 ml dung dịch CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp), bình 2 chứa 100 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M; Cu(NO3)2 0,4M, Fe(NO3)3 0,2M (điện cực trơ). Sau một thời gian ngắt dòng điện, thấy anot bình 1 thoát ra 1,12 lít khí ( đktc), đồng thời dung dịch thu được làm phenoltalein không màu hóa hồng . Catot của bình 2 tăng thêm
A. 4,08 gam. B. 4,72 gam. C. 3,28 gam. D. 3,92 gam
nAgNO3 = 0,02
nCu(NO3)2 = 0,04
nFe(NO3)3 = 0,02
>>Ở bình 1
katot......................................................................anot
Cu2+ + 2e = Cu.........................................2Cl- = Cl2 + 2e
............................................................................0,05....0,1
2H20 + 2e = H2 + 2OH-
>>Ở bình 2
Vì 2 bình nối tiếp nên n e trao đổi bằng nhau
k..............................................................................a
Ag+ + e = Ag............................................2H20 = 4H+ + O2 + 4e
0,02..0,02
Fe3+ +e = Fe2+
0,02...0,02
Cu2+ + 2e = Cu

0,03..0,06
=> m k tăng = mAg + mCu = 0,02.108+0,03.64 = 4,08 gam
 
Last edited by a moderator:
H

heyohhvn

Câu 6: Cho các phản ứng sau:
(1) FeS2 + HNO3 đặc nóng [FONT=MathJax_Main]→

(2) CrO3 + H2O [FONT=MathJax_Main]→[/FONT]
(3) Protein + H2O [FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Math]H[/FONT][FONT=MathJax_Main]+[/FONT][FONT=MathJax_Main],[/FONT][FONT=MathJax_Math]t[/FONT][FONT=MathJax_Main]0[/FONT]
(4) HI + H2SO4 đặc [FONT=MathJax_Main]→[/FONT]
(5) CaOCl2 + HCl [FONT=MathJax_Main]→[/FONT]
(6) CH3CH(OH)CH3 + CuO [FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Math]t[/FONT][FONT=MathJax_Main]0[/FONT]
(7) SiO2 + C [FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Math]t[/FONT][FONT=MathJax_Main]0[/FONT]
(8) KClO3 [FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Math]M[/FONT][FONT=MathJax_Math]n[/FONT][FONT=MathJax_Math]O[/FONT][FONT=MathJax_Main]2[/FONT][FONT=MathJax_Main],[/FONT][FONT=MathJax_Math]t[/FONT][FONT=MathJax_Main]0[/FONT]
(9) Triolein + H2 [FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]→[/FONT][FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Main]−[/FONT][FONT=MathJax_Math]N[/FONT][FONT=MathJax_Math]i[/FONT][FONT=MathJax_Main],[/FONT][FONT=MathJax_Math]t[/FONT][FONT=MathJax_Main]0[/FONT]
Số phản ứng oxi hóa-khử xảy ra là
A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 7: Cho các chất sau: Triolein, glucozơ, tinh bột, fructozơ, axit fomic, xenlulozơ, phenol, anilin, saccarozơ, axetilen, alanin, anđehit axetic. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. Có 5 chất tham gia tráng gương và 5 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
B. Có 4 chất tham gia tráng gương và 5 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. Có 5 chất tham gia tráng gương và 6 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
D. Có 4 chất tham gia tráng gương và 4 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Chất tham gia tráng gương: glu, fruc, axit fomic, , andehit axetic
Chất td Cu(OH)2: glu, fruc, axit fomic, saccarozwo,
[/FONT]andehit axetic
Câu 9: Cho các nguyên tử nguyên tố sau: X ( Z = 17), Y ( Z = 11), R ( Z = 19), T ( Z = 9), U ( Z = 13), V ( Z = 16) và các kết luận:
[/SIZE][/SIZE]
(1) Tính kim loại: U < Y < R.
(2) Độ âm điện: V < X < T.
(3) Bán kính nguyên tử: U < X < T.
(4) Hợp chất tạo bởi X và R là hợp chất cộng hóa trị.
(5) Tính chất hóa học cơ bản X giống T và Y giống R.
(6) Hợp chất tạo bởi Y và T là hợp chất ion.
Số kết luận đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
[/SIZE]
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam bột Cu vào dung dịch chứa 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít hỗn hợp NO2, NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 25,28 gam chất chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 5,376. B. 1,792. C. 2,688. D. 3,584.

Bài này sao mình tính được 2,688 nhỉ?? :confused:

 
N

nhan.nguyen

Câu 10

Hình như có 2 trường hợp đó bạn: 2 chất tan là:muối cu và Hno3 dư, muối Cu và muối amoni.
 
N

nhan.nguyen

câu 7

Bạn ơi sao andehit tác dụng với Cu(oh)2 ở nhiệt độ thường được. Câu này tác giả sửa alanin thành glixerin.
 
Top Bottom