[Đề thi thử] Những câu hay và khó cần được giải đáp

T

tnhu23

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Có 1 đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử về đột biến trên?

A.15 B.2 C.40. D4

->C

Câu 2: Ở chim P thuần chủng: lông dài, xoăn x lông ngắn, thẳng, F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết KG, F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn, thẳng: 5 lông dài thẳng: 5 lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống F2 đều có lông dài, xoăn. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng. Tần số hoán vị gen của chim trống F1:(%)
A.5 B.25 C.10 D.20.

->D

3/ Ở ruồi giấm 2n=8. Giả sử trong quá trình giảm phân ở ruồi cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn không cùng 1 lúc thì số giao tử được tạo ra là:
A.144 B.48 C.96 D.432

->A

4/ Ở cà chua 2n=24. Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tam thể khác nhau?

A. 12. B.18 C.8 D.24

->>A

5/1000 tế bào đều có KG ABD/abd tiến hành giảm phân, trong đó có 100 tế bào trao đổi chéo 1 điểm giữa A và B, 500 tế bào trao đổi chéo 1 điểm giữa B và D, 100 tế bào trao đổi chéo kép tại 2 điểm. Khoảng cách giửa A và B, giữa B và D lần luợt là: (cM)

A.10, 30. B.5, 25 C.10, 50 D.20, 60
->> A

6/ ở ruồi giấm A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 KG khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi KG là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai:
A. 56,25% đỏ: 43,75% trắng B. 50% đỏ: 50% trắng C.75% đỏ: 25% trắng D.62,5% đỏ: 37,5% trắng.
-->D
7/ Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai [TEX]\frac{Ab}{aB}[/TEX] [TEX]X^De X^dE[/TEX] x [TEX]\frac{Ab}{ab}[/TEX] [TEX]X^dE [/TEX]Y , kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ: (%)

A. 40 B.35 C.22,5 D.45
->> C

8/ ở loài đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không a len chi phối. Kiểu gen có mặt cả 2 alen A và B cho hoa màu đỏ, kiểu gen còn lại cho hoa trằng. tính trạng dạng hoa do một cặp gen quy định, D: hoa kép, d: hoa đơn. Khi cho thụ phấn F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2: 49,5% đỏ, kép;6,75% đỏ, đơn: 25,5% trắng, kép: 18,25 trắng, đơn. Kết luận nào sau đây đúng về đặc điểm di truyền của cây F1:

A. Kiểu gen của F1 Bb[TEX]\frac{AD}{ad}[/TEX] , f=20%
B. Kiểu gen của F1 Aa [TEX]\frac{BD}{bd}[/TEX], f=20%
C. Kiểu gen của F1 Bb [TEX]\frac{Ad}{aD}[/TEX], f=20%
D. A hoặc B

->>D

9/ Trong quá trình tái bản ADN ở E.coli đã tạo ra 20 đoạn Okazaki trên một đơn vị tái bản. Nếu ADN này nhân đôi 3 lần thì số đoạn ARN mồi cần được tống hợp là:

A.160 b.176 c154 d.140
->> C
 
A

a012

cau 1:
ta co:Ở F1: aa=0,01=>fa=0,1=>fA=0,9
Ở P ta goi tan so cua AA la x, Aa la y=>fa=y/2=0,1=>y=0,2=>so ga co cap gen di hop la 0,2.2.100=40 con.
 
D

dharma.

Chào bạn!

Câu 1: Có 1 đột biến lặn trên NST thường làm cho mỏ dưới của gà dài hơn mỏ trên. Khi cho giao phối ngẫu nhiên 100 cặp gà bố mẹ bình thường, thu được 1500 gà con, trong đó có 15 gà biểu hiện đột biến trên. Giả sử không có đột biến mới xảy ra, hãy cho biết có bao nhiêu gà bố mẹ dị hợp tử về đột biến trên?
A.15 B.2 C.40. D4
Bạn chú ý QT ban đầu có: AA + Aa = 200 cá thể
Dựa vào 15 gà aa trên tổng số 1500 con ta tính được: a = q = 0,1 / A = p = 0,9.
Tần số alen trước và sau ngẩu phối vẫn không thay đổi, vậy
<> [TEX]a(q) = q^2 + \frac{2pq}{2} = 0,1.[/TEX]
QT ban đầu có 0% [TEX]q^2 (aa)[/TEX], thay vào ta tính được [TEX]2pq (Aa).[/TEX]
Kết quả sẽ là: 0,2.200 = 40 cá thể.
Bạn thử xem nhé!

Câu 2: Ở chim P thuần chủng: lông dài, xoăn x lông ngắn, thẳng, F1 thu được toàn lông dài, xoăn. Cho chim trống F1 giao phối với chim mái chưa biết KG, F2 xuất hiện 20 chim lông ngắn, thẳng: 5 lông dài thẳng: 5 lông ngắn, xoăn. Tất cả chim trống F2 đều có lông dài, xoăn. Biết 1 gen quy định 1 tính trạng. Tần số hoán vị gen của chim trống F1:(%)
A.5 B.25 C.10 D.20.
<> Quy ước chung:
A > a : dài > ngắn
B > b : xoăn > thẳng
F2 100% chim trống đều lông dài, xoăn --> Gen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X.
Chú ý ở Chim giới đực là XX giới cái là XY.
F2 100% chim trống đều lông dài, xoăn, KG của chim mái phải là [TEX]X^A_BY[/TEX] và chim trống F1 sẽ là [TEX]X^A_BX^a_b[/TEX] (Dựa vào đời con lai F1 để suy luận ra).
Ta có phép lai: [TEX]X^A_BY[/TEX] x [TEX]X^A_BX^a_b[/TEX]
Đợi con lai F2 xuất hiện biến dị tổ hợp => Xảy ra HVG.
Kết quả cuối cùng sẽ là: [TEX]f = \frac{(5+5)+10}{(20+20+5+5)+50}=20%[/TEX].
Những số liệu trong ngoặc là của giới cái, ngoài ngoặc là giới đực bạn thử suy luận xem nhé!


3/ Ở ruồi giấm 2n=8. Giả sử trong quá trình giảm phân ở ruồi cái có 2 cặp NST mà mỗi cặp xảy ra 2 trao đổi chéo đơn không cùng 1 lúc thì số giao tử được tạo ra là:
A.144 B.48 C.96 D.432
Ta có 2n = 8, tức n = 4. Vậy ta có 4 cặp NST tương đồng.
<> 1 cặp NST xảy ra 2 TĐC đơn không cùng lúc sẽ tạo được 6 loại gt (*).
<> 1 cặp NST giảm phân bình thường tạo được 2 gt.
Kết quả ta được: [TEX]2^2.6^2=144gt[/TEX].
Ở trường hợp (*) phía trên bạn vẽ hình minh họa 3 cặp alen tiến hành TĐC là sẽ thấy!

4/ Ở cà chua 2n=24. Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tam thể khác nhau?
A. 12. B.18 C.8 D.24
Bạn xem lại phần lý thuyết của đột biến Lệch Bội là sẽ làm được ngay!
Thể tam hay còn gọi là 3 nhiễm là trong bộ NST bị thừa 1 NST trong n cặp NST tương đồng của bộ NST.
Ở trên ta có 2n = 24, tức n = 12.
Vậy sẽ có 1 trong 12 cặp NST ấy bị thừa 1 NST.

5/1000 tế bào đều có KG ABD/abd tiến hành giảm phân, trong đó có 100 tế bào trao đổi chéo 1 điểm giữa A và B, 500 tế bào trao đổi chéo 1 điểm giữa B và D, 100 tế bào trao đổi chéo kép tại 2 điểm. Khoảng cách giửa A và B, giữa B và D lần luợt là: (cM)
A.10, 30. B.5, 25 C.10, 50 D.20, 60
<> 100 tế bào trao đổi chéo 1 điểm giữa A và B: [TEX]\frac{100.2}{1000.4}=5%[/TEX].
<> 500 tế bào trao đổi chéo 1 điểm giữa B và D: [TEX]\frac{500.2}{1000.4}=25%[/TEX].
<> 100 tế bào trao đổi chéo kép tại 2 điểm: [TEX]\frac{100.2}{1000.4}=5%[/TEX].
>>> Khoảng cách giữa A và B là: 5% + 5% = 10%
........Khoảng cách giữa B và D là: 25% + 5% = 30%.
Ở đây ta cộng thêm 5% tức là cộng thêm tần số trao đổi chéo kép tại 2 điểm. Do TĐC kép cũng chẳng qua là TĐC chung giữa AB và BD thôi nhé bạn!

6/ ở ruồi giấm A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với a quy định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm đực và cái có 5 KG khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi KG là như nhau). Tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời lai:
A. 56,25% đỏ: 43,75% trắng B. 50% đỏ: 50% trắng C.75% đỏ: 25% trắng D.62,5% đỏ: 37,5% trắng.
<> Một gen gồm 2 alen nhưng tạo được 5 KG khác nhau --> Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.
Ta có: [TEX](X^AX^A:X^AX^a:X^aX^a) : (X^AY:X^aY)[/TEX]
Bạn cho lai từng cặp với nhau nhưng chú ý đừng đơn giản các tỉ lệ với nhau là sẽ ra ngay.
VD: 2 đỏ : 2 trắng vẫn để vậy đừng đưa về 1 : 1.

7/ Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và di truyền trội hoàn toàn, tần số hoán vị gen giữa A và B là 20%. Xét phép lai [TEX]\frac{Ab}{aB}[/TEX] [TEX]X^De X^dE[/TEX] x [TEX]\frac{Ab}{ab}[/TEX] [TEX]X^dE [/TEX]Y , kiểu hình A-bbddE- ở đời con chiếm tỉ lệ:
A. 40 B.35 C.22,5 D.45
Ở đây bạn xét riêng từng cặp tính trạng sẽ dễ hơn:
<> [TEX]\frac{Ab}{aB}[/TEX] x [TEX]\frac{Ab}{ab}[/TEX] với [TEX]f=20%[/TEX] --> [TEX]\frac{0,4}{2}\frac{Ab}{Ab} + \frac{0,4}{2}\frac{Ab}{ab} + \frac{0,1}{2}\frac{ab}{Ab} = 45%[/TEX]
<> [TEX]X^D_e X^d_E[/TEX] x [TEX]X^d_EY [/TEX] --> [TEX]\frac{1}{4}X^d_EX^d_E + \frac{1}{4}X^d_EY = \frac{1}{2}[/TEX].
Kết quả thu được: [TEX]\frac{45}{2}=22,5%[/TEX].
8/ ở loài đậu thơm, màu sắc hoa do 2 cặp gen không a len chi phối. Kiểu gen có mặt cả 2 alen A và B cho hoa màu đỏ, kiểu gen còn lại cho hoa trằng. tính trạng dạng hoa do một cặp gen quy định, D: hoa kép, d: hoa đơn. Khi cho thụ phấn F1 dị hợp 3 cặp gen với nhau, thu được F2: 49,5% đỏ, kép;6,75% đỏ, đơn: 25,5% trắng, kép: 18,25 trắng, đơn. Kết luận nào sau đây đúng về đặc điểm di truyền của cây F1:
A. Kiểu gen của F1 Bb[TEX]\frac{AD}{ad}[/TEX] , f=20%
B. Kiểu gen của F1 Aa [TEX]\frac{BD}{bd}[/TEX], f=20%
C. Kiểu gen của F1 Bb [TEX]\frac{Ad}{aD}[/TEX], f=20%
D. A hoặc B
Mình gợi ý cho bạn nhé!
Bạn nhìn vào 4 đáp án ta thấy có dạng dạng đó là:
+ Liên kết đồng [TEX]\frac{AD}{ad}[/TEX]
+ Liên kết đối [TEX]\frac{Ad}{aD}[/TEX]
Do A, B như nhau trong việc quy định tính trạng nên A hoặc B cùng nằm trên 1 NST với D đều được cả.
Vì vậy yếu tố quyết định bây giờ là ta tìm ra xem đó là Liên lết đồng hay là Liên kết đối mà thôi!
Bây giờ mình đi lấy trường hợp Liên kết đối để làm phép thử nhé:
[TEX]Bb\frac{Ad}{aD}[/TEX] x [TEX]Bb\frac{Ad}{aD}[/TEX]
Ta lấy KH lặn để thử:
<> Trắng, đơn = 18,25%.
Gọi f là tần số HVG, ta được:
[TEX]\frac{(1-f)^2}{16}bb\frac{Ad}{Ad}+\frac{f(1-f)}{8}bb\frac{Ad}{ad}+\frac{3.f^2}{16}B_-\frac{ad}{ad} = 18,25%[/TEX]
==> [TEX]f = 96%[/TEX]( [TEX]f>50%[/TEX], Vô lý).
Vậy trường hợp Liên kết đối bị loại --> Đáp án D đúng!


9/ Trong quá trình tái bản ADN ở E.coli đã tạo ra 20 đoạn Okazaki trên một đơn vị tái bản. Nếu ADN này nhân đôi 3 lần thì số đoạn ARN mồi cần được tống hợp là:
A.160 b.176 c.154 d.140
Áp dụng công thức:
<> / mARN mồi = Số đoạn Okazaki + 2.(Số đơn vị tái bản) / ( Nếu bạn thắc mắc công thức hãy nhắn tin mình nhé )!
<> mARN mồi [TEX]= 20 + 2.1 = 22.[/TEX]
Kết quả thu được: [TEX]22(2^3-1)=154[/TEX] ( Đoạn mồi)

Chúc bạn học tốt
Thân!

 
Top Bottom