Văn 9 Đề thi thử môn Văn tuyển sinh lớp 10 huyện Diễn Châu

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề văn này mình xin được của một bn ở Diễn Châu, Nghệ An. Mong mn nhận xét bài lm cho mik ạ, văn mik bị mất gốc rồi ToT
187297678_1873816376114650_2382151532773797330_n.jpg
Bài làm​
I Đọc hiểu
Câu 1
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Câu 2
Ăn khổ mấy má cũng chịu, miễn con có sách vở quần áo mới tới trường là má vui rồi
Câu 3
Từng: Trợ từ
mồ hôi: Danh từ
Câu 4
Ước mơ đến trường đơn sơ, giảm dị của các em học trò và sự mong mỏi của những người mẹ, người cha của vùng làng chài Bãi Ngang, xã Phổ Châu;huyện Đức Phổ;Quảng Bình. Hè này các em cũng phải đi mò cua bắt ốc kiếm tiền mua được bộ sách , chiếc cặp đến trường.
II Làm văn
Câu 1
''Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người, câu hát đó như muốn nhắn nhủchungs ta về tình yêu với quê cha đất tổ.Ôi, tôi yêu làm sao cái nơi yên ả, tươi đẹp, nơi tôi đã chôn rau cắt rốn. Và có lẽ, không ai là không có tình yêu tha thiết với quê hương mình.
Ai cũng có một gốc gác, một cội nguồn.Cái nôi của những gốc gác , cội nguồn đó chính là quê hương. Tình yêu quê hương, tức là yêu từng góc nhà,từng bờ mương, từng con đường quê. Tình yêu quê cũng chính là yêu con người, yêu giọng nói, yêu văn hoá nơi mình sinh ra. Một con người luôn đau đáu nỗi nhớ quê hương thì sẽ luôn muốn quay về bên gia đình làng xóm, bên con sông tuổi thơ uốn lượn, bên những con đường cũ thân quen; với giọng nói đặc sệt vùng đất đó. Quê hương mang những thứ giản dị không bao giờ đổi thay.
Quê hương là vùng đất mà ta đã cất tiếng khóc chào đời , đã từng đến trường,từng lao động để có ngày hôm nay. Một người nếu đã có một tình yêu sâu đậm với đất tổ, tức nơi đã nuôi nấng để ta khôn lớn; thì người đó có một sụ ân nghĩa, sự thủy chung đáng khâm phục, chắc chắn sẽ sẽ được nhiều sự yêu quý kính trọng. Khi chúng ta đã yêu quý quê hương, nó sẽ như một ngọn đèn luôn dõi theo ta như những người mẹ. Chúng ta sẽ mạnh dạn tiến về tương lai. Nếu chúng ta vấp ngã, khi ngoảnh đâu lại phía sau, quê hương luôn giang tay chào đón những đứa con trở về. Nếu như chúng ta đã yêu quý quê ta, yêu quý những con người, đều là anh em chú bác của ta cả , họ sẽ yêu quý, sẽ kính trọng lại ta và có thể sẽ giúp chúng ta nếu một ngày khó khăn ập tới.Tuy nhiên, đùng vì quá yêu quý mà ta cứ cố cắm rễ vào một nơi có thể là không giúp chúng ta sống tốt hơn. Có thể vùng quê đó còn quá ô nhiễm, hay vùng quê thiếu thốn từ giao thông, y tế đến giáo dục. Nhưng tất nhiên, nếu đi đến đâu, ta vẫn phải yêu quý nó, dù quê hương ta còn nghèo, như nhà thơ Y Phương đã viết: ''Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/Sống trong thung không chê thung nghèo đói'' . Ta cũng đừng yêu quê hương một cách tôn thờ bảo thủ, rằng quê hương ta là đẹp nhất , tuyệt vời nhất mà không nơi nào bằng mà không học hỏi những cái mới, cái hiện đại để xây dựng quê hương, hay không xem xét cái tiêu cực, khuyết điểm để ngăn chặn. Không chỉ là sự yêu thương, mong nhớ , mà còn là sự xây dựng kiến thiết , kiến thiết nơi thôn quê mình đã từng khôn lớn.
Mỗi vùng quê một giọng nói, nghe giọng một người ta có thể suy ra gần đúng quê gốc người đó. Yêu quý giọng quê cũng chính là yêu quý, giữ gìn bản sắc quê cha đất tổ. Vì vậy cương quyết phê phán những hành vi kì thị giọng nói, hoặc lấy tiếng nói của một vùng quê, một dân tộc ra trêu chọc người vùng đó. Tuy nhiên, một số tiếng nói rất khó nghe, nên ta hãy cứ giao tiếp tiếng phổ thông với mọi người. Nhưng tôi khuyến khích các bạn hãy nói giọng quê mỗi khi trở về. Và cũng đang có những kẻ không có tình yêu với quê hương, chê bai vùng quê của mình nghèo nàn lạc hậu trong khi mình không có sự giúp đỡ gì để quê hương mình giàu đẹp hơn. Tình yêu quê hương lớn mạnh sẽ trở thành tình yêu đất nước. Và sự phản bội quê hương ở trên cũng có thể trở thành sự phản bội đất nước, dó chính là tâm tính của những kẻ phản động chống phá, và là tâm lý mà chúng nhắm tới. Nên chúng ta phải phê bình, lên án, thậm chí đả kích hành động phản bội quê hương đất nước. Tuy nhiên, hầu hết người Việt ta có một tình cảm ân nghĩa sâu nặng với quê cha , bởi nó được tôi luyện từ kí ức tuổi thơ, từ ngàn đời ông cha cố công bảo vệ.
Người Việt Nam ta có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, bởi được tập hợp lại từ tấm lòng yêu quê hương mỗi người. Mỗi dịp đoàn tụ, ta sẽ thấy những dòng người đổ về quê. Quê hương cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học lớn của Việt Nam. Đó chính là minh chứng bất diệt của tình yêu quê hương xứ sở.
Câu 2
Lời thơ đó, là một đoạn thơ trong bài thơ ''Nói với con'' của Y phương - nhà thơ người dân tộc Tày, sinh ra từ vùng Cao Bằng đá núi, nhói vào tim tôi như một lời nhắn nhử về tình yêu văn hóa con người quê hương.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê hung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên gác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tuc.
Với hồn thơ trong sáng, lời thơ tự do giàu tình cảm, bài thơ là lời nhắn nhủ của tác giả với đứa con đầu lòng của mình về thái độ sống với quê hương và văn hóa dân tọc.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn.
''Người đồng mình'' là cụm từ xuất hiện nhiều trong bài, đây là lần thứ hai xuất hiện, và ''thương lắm con ơi''. Bởi cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, gian khổ, thiếu thốn. ''Người đồng mình''- từ ngữ ấy nghe sao mà mộc mạc, giản dị mà thân thương. Để rồi vượt lên cái khó khăn gian khổ, hãy vượt lên cao hơn nỗi buồn, hãy đi xa hơn để nuôi khát vọng, đó là lời nhắn nhủ của hai câu tiếp theo. Tác giả đã mượn sự cao, xa, sự sừng sững, hùng vĩ của đá núi, để khắc họa tâm tình mộc mạc một cách lớn lao.
Và những câu tiếp theo là những lời tâm tư, những tình cảm của người cha dành cho đứa con, gói trong những lời tâm tình tuy thủ thỉ mà cương quyết.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê hung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên gác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Dẫu làm sao, con vẫn phải sống như cha dặn có lẽ là tâm tình chủ đạo ở đây. Điệp từ ''sống'' như một sự nhấn mạnh, yêu cầu về cách sống một con người phải như thế này. Điệp từ ''không'' hòa nhịp cùng từ ''sống''. Sống trên đời, đừng chê đời gập ghềnh, chông gai, mệt mỏi, thiếu thốn. Sống là phải biết xây dựng cuộc đờ mình tốt đẹp hơn, đừng sống vong ơn, đừng sống mệt nhọc hiu hắt, mà hãy sống thanh thản mà tìm đường tiến lên như dòng sông dòng suối. Người cha không nói văn vẻ đạo lí, chỉ nói rất thẳng, rất gần gũi để con hiểu được lẽ sống của mình. Y Phương lấy những hình ảnh rất quen thuộc với miền cao để nói với con: ''đá'',''thung'',''sông'',''suối''.Thể hiện một tình yêu mộc mạc với quê hương và đứa con của mình.
Và không chỉ yêu quê hương, mong muốn quê hương phát triển, mà còn yêu ''người đồng mình'', yêu văn hóa ''người đồng mình'', lấy ''người đồng mình '' làm tấm gương cho con noi theo.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tuc.
Lần thứ ba và thứ tư '' người đồng mình'' xuất hiện và có thể coi đó là một điệp ngữ của cả bài thơ. Họ thô
sơ da thịt, đơn giản chỉ là ''thô sơ da thịt''. Da thịt có thể không đẹp, không mạnh , không lớn nhưng chẳng ai bé nhỏ hèn kém cả. Đó chính là lơi khẳng định của của nhà thơ đối với người con của mình: người quê ta có thể không hơn gì vùng khác, nhưng tấm lòng, nghị lực, và sự vững vàng là rất lớn lao, nó giúp ta '' tự đục đá kê cao quê hương''. ''Người đồng mình '' đã tự xây dựng và phát triển quê mình vươn lên nên đừng ''chê đá gập ghềnh'',''chê thung nghèo đói''. Quê hương vươn lên mà trên nó là phong tục, là văn hóa, bản sắc dân tộc Tày của nhà thơ nói riêng và dân tộc ta nói chung. Văn hóa chính là cốt lõi của sự phát triển, cốt lõi của nhân phẩm con người, nên văn hóa phải đi đôi với sự phát triển của quê hương. Nên đừng bao giờ quên đi quê hương, quên đi ''người đồng mình'' và quên đi văn hóa dân tộc mình.
Bài thơ cũng là lời trăn trở của tác giả Y Phương muốn gửi gắm đến bạn đọc. Văn hóa là cái nôi của nhân loại, chúng ta lớn lên và phát triển nhờ nó. Vì vậy hãy cố gắng giữ gìn văn hóa, đừng để mai một. Và chúng ta cũng phải sống có ân nghĩa, có thủy chung với quê hương và với mọi người để mỗi bước đi một bước phát triển, để chúng ta không bị tụt lại phía sau. Ta hãy sống một cách giản dị, mộc mạc mà không nhỏ bé, để cuộc sống chúng ta tốt đẹp và cao quý hơn. Và ta cũng thanh thản hơn khi tìm về với văn hóa cội nguồn.
 

sticks

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười một 2018
78
195
36
17
Hà Nội
Tiền Yên
Về phần 1 (Đọc hiểu), câu 3 từ "từng" có vấn đề, theo mình thì "từng" thuộc từ loại: Lượng từ. Phần còn lại, bạn làm ổn rồi.
Về phần 2 (Làm văn):
- Câu 1:
+ Thứ nhất: Nói một cách tổng quát, bài viết của bạn hơi lan man, các ý luận điểm triển khai chưa tốt. Bố cục bạn xây dựng chưa rõ ràng và có lẽ bạn đào sâu một khía cạnh nào đó rồi sa đà vào nó rồi khiến cái đích bị lạc hướng. Ví dụ ở đoạn này:
Tuy nhiên, đùng vì quá yêu quý mà ta cứ cố cắm rễ vào một nơi có thể là không giúp chúng ta sống tốt hơn. Có thể vùng quê đó còn quá ô nhiễm, hay vùng quê thiếu thốn từ giao thông, y tế đến giáo dục. Nhưng tất nhiên, nếu đi đến đâu, ta vẫn phải yêu quý nó, dù quê hương ta còn nghèo, như nhà thơ Y Phương đã viết: ''Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/Sống trong thung không chê thung nghèo đói'' . Ta cũng đừng yêu quê hương một cách tôn thờ bảo thủ, rằng quê hương ta là đẹp nhất , tuyệt vời nhất mà không nơi nào bằng mà không học hỏi những cái mới, cái hiện đại để xây dựng quê hương, hay không xem xét cái tiêu cực, khuyết điểm để ngăn chặn.
Mình đang không hiểu cái ý mà bạn muốn nói đến là gì và cách diễn đạt cũng hơi lủng củng nữa. Nếu quê hương của ai đó thiếu thốn, nghèo nàn hoặc giáo dục văn hóa chưa ổn định thì họ phải đi, đi đến một nơi nào đó tốt hơn, tiếp thu những cái tốt đẹp ở đó rồi mang về làm giàu quê hương; ý bạn phải vậy không? Thêm nữa, trên chặng đường đó bạn khuyên mọi người rằng đừng có vì cái hào nhoáng của đô hội, cái lối sống xa hoa phú quý mà quên đi quê hương; theo mình hiểu thì ý bạn là như vậy phải không? Nhưng lưu ý này, rõ ràng bạn đọc lại mà xem, các câu không có mối liên kết với nhau, nên nhớ rằng đây là bài văn NLXH chứ không phải là văn biểu cảm, mọi lời văn đều phải rõ ràng, khái quát và có một kết cấu chặt chẽ mới gây thuyết phục người đọc.
+ Thứ hai: Cách nhìn văn của bạn khá chủ quan,
với giọng nói đặc sệt vùng đất đó
Tuy nhiên, một số tiếng nói rất khó nghe, nên ta hãy cứ giao tiếp tiếng phổ thông với mọi người.
dó chính là tâm tính của những kẻ phản động , và là tâm lý mà chúng nhắm tới
cách dùng từ của bạn khá khó nghe, và với những điều không tốt đẹp bạn nên tránh đào sâu, gây cảm giác tiêu cực cho bài viết nhé.
+ Thứ ba: Như đã nói ở trên, bạn chưa có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, lập luận thiếu logic chưa có sự liên kết giữa câu văn, đoạn văn. Theo mình thấy, có phần bạn đang viết về vai trò của quê hương rồi lại quay ngoắt sang phần phản đề; sau đó lại trở về nêu vai trò của quê hương. Làm như vậy sẽ gây tình trạng lan man ý, người đọc rất khó tiếp cận. Có lẽ, là xuất phát từ dòng chảy cảm xúc của bạn nhưng bạn cần phải tiết chế lại và điều chỉnh sao cho phù hợp với bài viết của mình. Trước khi bắt tay vào làm hãy đọc kĩ đề và dành chút ít thời gian cho việc lập dàn ý, mình thấy các bạn rât hay thường bỏ qua bước này và trực tiếp viết bài ngay. Nhưng lập dàn ý sẽ khiến chúng ta có bố cục rõ ràng hơn, bạn chỉ cần bám lấy cái cột sống ấy rồi thêm bớt những dẫn chứng vào cho bài viết sinh động. Sẽ đỡ tốn thời gian hơn rất nhiều việc bắt tay vào làm ngay rồi nghĩ gì viết đó, bài viết lủng củng có khi còn sót ý, viết xong thấy thiếu lại cố tình thêm vào một cách khô khan, cứng ngắc. Cho nên, riêng về chủ đề này, tình yêu quê hương thì không phải là một chủ đề quá mới, bạn có thể tham khảo những dàn ý trên mạng và lấy thêm một số dẫn chứng tiêu biểu liên quan đến dịch Covid-19 đang rất nóng như hiện nay để bài viết mình có thêm tính cập nhật, liên hệ.
+ Cuối cùng: Bạn cố gắng đọc nhiều và luyện viết nhiều cho trơn tay, phần nhận xét này mình tập trung vào cách làm bài của bạn hơn việc tìm ra những lổ hổng lập luận vì mình nghĩ nếu bạn xác định được lỗi to hơn bạn sẽ dễ dàng nhận ra những chi tiết nhỏ khiến bài viết của mình gặp vấn đề. NLXH không khó vì ngăn sông cách bể mà khó là vì lòng người ngại núi e sông. Viết nhiều là được và nhớ đủ 4 bước làm văn nhé.
Câu 2:
- Thứ nhất: phần mở bài không ổn rồi, trước hết là cách dùng từ "Lời thơ đó", lời thơ đó là lời thơ nào? Bạn sẽ chỉ được gọi tên nếu nó được dẫn lên trước chứ không được gọi là "đó" khi phần sau bạn mới trả lời. Và hơn nữa, phần mở bài phải là phần nêu khái quát vấn đề nghị luận, tức là nội dung chính. Trong đề này, bạn phải xác định được nội dung chính của đoạn thơ thì mới làm được phần mở bài. Ở đây, nội dung chính đó là: Quê hương con - cái nôi lớn nuôi dưỡng con - mang bao nhiêu truyền thống văn hóa quý báu, được gây dựng bởi biết bao phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình và vì thế cha mong con trân trọng những giá trị thiêng liêng đó, không quay lưng lại với quê hương mình mà cố gắng vươn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
- Thứ hai:
+ Mình thấy bài văn này khá ngắn và bạn chưa khai thác hết được những ý cơ bản, thường hay nêu ra rồi bỏ ngang rất khó chịu. Thí dụ chỗ này:
đây là lần thứ hai xuất hiện, và ''thương lắm con ơi''
phải nêu ra tại sao tác giả lại sử dụng từ "thương" mà không sử dụng từ "yêu" như đoạn thơ trước. Và cũng cần lí giải được vì sao người đồng mình lại buồn, và động lực nào đã thúc đẩy họ vươn lên, qua đó nhà thơ muốn gửi gắm con điều gì, muốn con kế thừa điều gì từ người đồng mình?
+
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê hung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên gác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Ở đoạn này có một số hình ảnh tiêu biểu như "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói" bạn cũng nên phân tích thêm nhé. Lưu ý cần đan xen các yếu tố nghệ thuật vào nữa. Mình thấy bài viết của bạn khá cứng và chưa có cái nhìn thực sự tinh tế để khiến cho bài viết đúng chất là một bài "cảm nhận". Như ở đây có nhiều điệp khúc, ngắt nghỉ, hãy thử nhìn ra xem nó tác dụng nghệ thuật gì không và điều đó sẽ khiến cho nội dung bài viết như thế nào đó hơn??
+
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tuc.
Có cụm từ tác giả sử dụng rất đắt "tự đục đá kê cao quê hương". Ở đây mang hai nét nghĩa, từ nét tả thực người đồng mình thường đục đá để kê chân cột nhà, làm móng nhà, làm nên những lối đi nghĩa tình mà nâng lên nét nghĩa biểu tượng, khái quát: người đồng mình, bằng sự nhẫn nại, lòng tự tôn dân tộc và quyết tâm xây dựng quê hương, đã làm nên cuộc sống, làm nên phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa riêng. (Có thể bạn sẽ cần phần phân tích này)
- Cuối cùng: Mình mong bạn trau chuốt bài viết của mình nhiều hơn, nó còn khá sơ sài và hơi khô khan, vốn đề là cảm nhận nhưng nhìn bài văn có hơi hướng thiên về phân tích hơn. Để cảm thụ văn học thì bạn phải thả hồn vào chính tác phẩm đó, bằng những kinh nghiệm đời sống, văn học mà đào sâu trong từng câu chữ, nâng lên thành lẽ sống, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm tỏng từng tác phẩm. Nhất là đối với thi phẩm "Nói với con" của Y Phương, đề cập đến rất nhiều phẩm chất tốt đẹp, hình tượng cao quý, lí tưởng sống ở đời nên nó khá sát với đề NLXh và đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn về đời sống nhân sinh tốt mới làm được bài. Cố gắng đọc nhiều những bài cảm nhận, và viết nhiều nữa nhé bạn. Và cảm nhận bài này mình cũng có viết một lần rồi, nếu bạn cần tài liệu tham khảo thì có thể vào hội thoại inbox mình.
#Chúc bạn học tốt
 
Top Bottom