Đề 10 Đề thi thử lớp 9 vào khối 10

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lời người viết: tập đề này do PGS Nguyễn Mạnh Hưởng biên soạn, đăng trên moon.vn. Mình rút thành file rồi đưa ra đây để tự ôn luyện nhé. Cả nhà cố lên.

Gợi ý phương pháp học và giải các câu trắc nghiệm:
1. B. Liên Xô bước vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng đất nước từ 1945 đến 1950. Từ 1950 trở đi thì Liên Xô bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội (trong thời gian đó, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949). Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội thì Liên Xô có nhiều thành tựu như: phóng vệ tinh nhân tạo, chinh phục vũ trụ...; nhưng thành tựu lớn nhất là "Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới".
2. A. Ở đáp án D thì khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ năm 1991 thì trật tự hai cực Yalta cũng sụp đổ luôn, nhưng không phải sụp đổ hoàn toàn bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở đáp án C, đối đầu Xô - Mĩ kết thúc năm 1989 khi nguyên thủ hai cường quốc gặp nhau bí mật ở Malta (tháng 12/1989). Ở đáp án B, Liên Xô chưa bao giờ thất bại trong chạy đua vũ trang với Mĩ và hai cường quốc này cùng chạy đua vũ trang kéo dài trong bốn thập niên của thế kỷ XX. Ở đáp án đúng là A, thế giới bắt đầu xu thế hòa hoãn Đông - Tây từ những năm 70 của thế kỷ XX thông qua các cuộc tiếp xúc và thương lượng giữa Liên Xô và Mĩ. Gorbachov lên nắm quyền Liên Xô từ 1985 với vai trò là Tổng bí thư Liên Xô khi xu thế hòa hoãn của thế giới chiếm ưu thế; Gorbachov là Tổng thống Liên Xô đầu tiên, và cũng là Tổng thống cuối cùng của Liên Xô; tiến hành cải tổ để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đúng như bản chất của nó
3. B. Chúng ta loại ra phương án A vì Trung Quốc không thuộc Đông Nam Á. Đáp án D chỉ đúng ở vế "đều trở thành những quốc gia độc lập tự chủ", nhưng vế sau "chuyển biến thành những con rồng kinh tế" thì sai - vì chỉ có Singapore là trở thành con rồng kinh tế mà thôi. Ở đáp án C, chỉ có một số nước tham gia SEATO trong bối cảnh chiến tranh lạnh đang diễn ra. Ở đáp án đúng là B, chỉ có Indonesia, Việt Nam và Lào giành độc lập đầu tiên vào năm 1945; nước cuối cùng là Đông Timor vào năm 2002
Có ba biến đổi lớn của Đông Nam Á sau Thế chiến 2:
- Các quốc gia thoát khỏi ách thống trị bên ngoài, trở thành những nước độc lập tự chủ
- Các nước đạt thành tựu to lớn trong xây dựng phát triển kinh tế
- Hình thành liên minh khu vực

4. B. ASEAN ra đời vào tháng 8/1967 gồm 5 quốc gia sáng lập. Thời kỳ đầu, Asean chỉ là liên minh chính trị nhỏ bé, chưa có ảnh hưởng ra bên ngoài. Sau khi ba nước Đông Dương thắng lợi trong kháng Mĩ cứu nước, xu thế hòa hoãn Đông - Tây vẫn đang diễn ra và xu thế đối thoại đang diễn ra mạnh mẽ, các nước Asean đã họp và ký Hiệp ước Bali (2/1976) - Hiệp ước Bali xác định các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước Asean (tôn trọng độc lập và chủ quyền lãnh thổ của các nước; không xâm phạm lãnh thổ; không dùng bạo lực với nhau; đẩy mạnh phát triển và mở rộng quan hệ với nhau). Ở đáp án D, Hiệp định Paris 1991 đã mở ra một chương mới ở các nước trong khu vực Asean nói chung
5. D. Sau Thế chiến 2, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ - đầu tiên là ở Đông Nam Á. Ở châu Phi thì hai nước Ai Cập (1952) và Libya (1951) ở Bắc Phi giành độc lập đầu tiên
6. B. Cuba là "lá cờ đầu" trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ latinh chống tay sai của Mĩ. Năm 1952, Mĩ dựng chính quyền độc tài F. Batista để biến Cuba thành "sân sau" của Mĩ. Quân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro đã đánh bại chính quyền độc tài và giành thắng lợi vào đầu 1959, Fidel trở thành chủ tịch Cuba đầu tiên
7. C. Ở đáp án A thì sau Thế chiến 2, sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa thế giới (56%). Ở đáp án B, Liên Xô mới là quốc gia đi tiên phong trong phóng tàu vũ trụ lên không gian (1957 phóng vệ tinh nhân tạo, 1961 phóng tàu vũ trụ đầu tiên). Ở đáp án D, Mĩ phát triển kinh tế rất mạnh trong 20 năm đầu sau Thế chiến 2, hầu như không có đối thủ cạnh tranh
8. A. Ở đáp án D, bị Mĩ và phương Tây chống phá, nhưng không lật đổ. Tương tự đáp án C là chạy đua vũ trang và nhân dân cũng thiếu niềm tin, nhưng không đến nỗi phải lật đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. Đáp án đúng là A - vì sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới 1973 thì kinh tế thế giới bị suy thoái kéo dài (đến tận năm 1990), Liên Xô khi đó rất chủ quan, cho rằng khủng hoảng không lan đến các nước xã hội chủ nghĩa nên chính quyền Liên Xô chậm thích nghi và sửa đổi. Đến những năm 80, Liên Xô có cải tổ nhưng rất chậm chạp. Đến khi Gorbachov cầm quyền, tính nóng vội và chủ quan của ông ta, kết hợp với yếu tố khách quan dẫn tới Liên Xô sụp đổ là tất yêu
9. C. Tổ chức quốc tế lớn nhất là Liên Hiệp Quốc. Tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất khu vực chính là EU - Tổ chức này ra đời vào những năm 50 của thế kỷ XX do nhu cầu hợp tác để phát triển giữa các nước châu Âu sau một quá trình hàn gắn vết thương chiến tranh. Sự ra đời của Cộng đồng than thép châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (1951); đến 1957 hình thành Cộng đồng châu Âu. Tới năm 1993 thì đổi tên thành EU. Ban đầu số thành viên có hơn 10 nước, đến 2007 là 27 nước rồi. Gọi EU là "liên minh kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất khu vực" là vì tổ chức tiền thân của nó là liên minh khu vực xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế như các Cộng đồng (về kinh tế châu Âu). Nó khác với Asean vốn là một liên minh kinh tế, được thành lập trong bối cảnh chiến tranh lạnh; các nước không muốn chịu ảnh hưởng của nước lớn là Mĩ
10. D. Hội nghị Yalta được tổ chức vào tháng 2/1945 trong bối cảnh Thế chiến 2 bước vào giai đoạn kết thúc, liên quan đến cách kết thúc Thế chiến 2. Hội nghị Yalta chốt 3 vấn đề chính: thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít để kết thúc chiến tranh; thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc để duy trì hòa bình thế giới; phân chia vùng ảnh hưởng chiếm đóng của các nước thắng trận. Chỉ có hội nghị Potsdam mới giao nhiệm vụ cho quân Anh và Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương để giải giáp phát xít Nhật
11. D. Đáp án A và C liên quan đến sinh học; B liên quan đến vũ trụ. Đáp án D đúng
12. B. Nhật Bản sau chiến tranh là một đống đổ nát, vì Nhật bị tàn phá nặng nề bởi bom nguyên tử và chính phủ Nhật đã phải nhờ vào Mĩ để phục hồi kinh tế, cải cách dân chủ. Năm 1953 Nhật Bản phát triển "thần kỳ" và đến năm 1968 thì trở thành một trung tâm kinh tế - tài chính lớn thứ hai thế giới sau Mĩ. Với vị thế kinh tế ngày càng cao, trong khi vị trí chính trị chưa có thì Nhật muốn vươn lên, có tiếng nói ở bên ngoài. Trong bối cảnh các nước đế quốc thất bại trong chiến tranh với các thuộc địa thuộc châu Á, Nhật coi đây là một cơ hội để ra khẩu hiệu "người châu Á giúp người châu Á" và đưa ra hàng loạt học thuyết (học thuyết Fukuda, học thuyết Kaifu, học thuyết Miyazawa... Liên hệ hiện tại thì Nhật giúp đỡ rất nhiều với các nước Asean qua hỗ trợ nguồn vốn ODA vào các công trình, dự án....
13. A. Từ chỗ các quốc gia bị lệ thuộc vào thực dân như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã giúp các nước này giành độc lập khỏi chủ nghĩa thực dân, ghi tên mình vào bản đồ thế giới với tư cách là quốc gia độc lập trẻ tuổi
14. B. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần II, Pháp không đầu tư vào công nghiệp chế tạo máy vì thực dân không coi trọng cái này và muốn nước ta lệ thuộc nhiều hơn vào Pháp. Nước Pháp đầu tư cho giao thông vận tải chủ yếu là khai thác, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Pháp không đầu tư vào công nghiệp chế biến nhiều, vì nó muốn chế biến ngay tại Việt Nam rồi xuất khẩu luôn, chứ không muốn đem về chính quốc để chế biến. Như vậy B là đáp án đúng. Pháp muốn khai mỏ vì ở Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên - nhất là mỏ than Quảng Ninh, rất nhiều. Các vùng đất ở miền Trung và Tây Nguyên thì Pháp đưa cao su, cà phê, hồ tiêu vào trong đó - nổi bật nhất là cao su để phục vụ cho ngành công nghiệp quân sự của Pháp và nhu cầu lúc bấy giờ.
Trong nông nghiệp, Pháp chú trọng vào cướp bóc ruộng đất để trồng cao su, cà phê và hồ tiêu. Công nghiệp thì chú trọng vào khai mỏ, lập đồn điền cao su.

15. D. Phân biệt "tổ chức" và "tổ chức cách mạng". Tổ chức cách mạng là tổ chức tiên tiến, theo hướng đi mới. Tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập với nòng cốt là Cộng sản Đoàn (2/1925) của một số thanh niên yêu nước ưu tú từ Tâm tâm xã do Nguyễn Ái Quốc chọn lọc; Hội này theo khuynh hướng vô sản ngay từ đầu. Còn Tân Việt cách mạng Đảng là tổ chức của những người Việt yêu nước thuộc tầng lớp tiểu tư sản trí thức, ra đời và trải qua tới 4 lần đổi tên - năm 1928 đổi thành Tân Việt cách mạng Đảng. Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời từ sự phân hóa của Tân Việt cách mạng Đảng
16. B. Sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Nguyễn Ái Quốc mở các lớp bồi dưỡng và huấn luyện cho các đồng chí cách mạng đi theo khuynh hướng vô sản. Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này được tập hợp và in trong sách Đường Kách mệnh.
17. A. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, phong trào công nhân khi đó xuất hiện cùng lúc với việc công nhân ra đời (đầu thế kỷ XX). Thời kỳ đầu, công nhân đấu tranh tự phát - mục tiêu đấu tranh là đòi quyền lợi về kinh tế, chưa hướng đến đoàn kết và tổ chức kỷ luât, chưa có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo phong trào đấu tranh. Sau khi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập, phong trào công nhân có sự chuyển biến rõ rệt. Tháng 8/1925, công nhân Ba Son đã đấu tranh và đòi chủ Pháp nhận lại công nhân bị sa thải, đòi tăng lương 20%; chủ Pháp phải nhượng bộ và chấp nhận tăng lương 10%. Cuộc đấu tranh Ba Son cho thấy phong trào công nhân đã có tính tổ chức, mang tính cách mạng vô sản quốc tế. Từ sau đấu tranh Ba Son, phong trào công nhân đã có tính tự giác. Phong trào công nhân tự giác hoàn toàn khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
18. C. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911, con đường cứu nước của Người rất gian nan và vất vả. Đến tháng 7/1920, Người đọc bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin thì cuộc hành trình tìm đường cứu nước đã chính thức kết thúc - đó là: giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đến việc gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế II, Người đã chuyển mình từ người yêu nước chân chính trở thành người cộng sản
19. A. Hai cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tại Việt Nam có tích cực là mở rộng giao thông vận tải; nhưng không loại bỏ phong kiến vì địa chủ vẫn còn bóc lột, vì thế tính chất xã hội Việt Nam là "thuộc địa nửa phong kiến". Với đáp án đúng là A, xuất hiện nhiều giai cấp mới và trong đó có cả giai cấp chống thực dân Pháp, trái với mong muốn của chúng - nó bổ sung thêm lực lượng cho phong trào kháng Pháp của dân tộc ta
20. D. Nguyễn Ái Quốc thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, cùng thống nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam; chính Nguyễn Ái Quốc ra Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Nhưng Luận cương chính trị đầu tiên là do Trần Phú soạn thảo và thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng (10/1930)
21. B. Người thành lập là lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ huy đầu tiên là Võ Nguyên Giáp (ông được phong làm Đại tưởng vào năm 1948)
22. C. Cách mạng tháng 8/1945 thành công là do chúng ta có quá trình chuẩn bị lâu dài, kết hợp với nghệ thuật chớp thời cơ của Đảng và Bác Hồ. Trong cách mạng tháng Tám, lực lượng chính trị đóng vai trò nòng cốt và quyết định, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích vì lực lượng chính trị là toàn thể dân tộc Việt Nam được thông qua bởi Mặt trận Việt Minh với một số hội cứu quốc; Mặt trận Việt Minh có mục tiêu cao nhất là làm cho đất nước độc lập với sự ủng hộ của toàn thể nhân dân Việt Nam. Và cách mạng tháng Tám là cách mạng bằng bạo lực, có đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Là cuộc cách mạng bằng bạo lực, vì chúng ta không xin chính quyền từ tay Nhật; Cách mạng tháng Tám là cuộc khởi nghĩa từng phần, bắt đầu sau ngày Nhật đảo chính Pháp đến trước ngày Tổng khởi nghĩa; từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì lãnh tụ Hồ Chí Minh phát động Tổng khởi nghĩa, có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và vũ trang để giành chính quyền.
23. A. Khi Nhật đảo chính Pháp, nhân dân đã bớt đi một kẻ thù nguy hiểm. Tuy nhiên, nhân dân không thể Tổng khởi nghĩa ngay vì sau đảo chính, lực lượng của phát xít Nhật còn rất mạnh nên chúng ta chỉ có khởi nghĩa từng phần bằng cách phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước, bắt đầu từ Chỉ thị của Đảng ngày 12/3/1945. Trong bối cảnh hòa bình, yêu cầu số một của nông dân Việt Nam là ruộng đất. Khi đất nước mất độc lập, họ phải đấu tranh giành độc lập dân tộc thì qua đó họ mới có lại được ruộng đất. Đến khi nạn đói 1944 diễn ra do chính sách đàn áp của Nhật, Đảng chủ trương phải giải quyết ngay nạn đói - vì người dân mà đói sẽ không làm cách mạng được. Đây được coi là quyết định sáng suốt của Đảng, cho nên Đảng ra khẩu hiệu: "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói". Khẩu hiệu này đáp ứng được nguyện vọng của nông dân Việt Nam, khi cao trào cứu nước đang diễn ra
24. C. Chúng ta loại ngay D vì phát xít mới vào Đông Dương hồi tháng 9/1940; đáp án B cũng sai luôn. Riêng đáp án A đúng vế đầu và vế sau bị sai, vì trong cao trào 1936 - 1939 tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Đáp án C chính xác, vì trong cao trào 1936 - 1939 xuất phát trong bối cảnh phát xít lên cầm quyền ở một số nước, Mặt trận nhân dân Pháp ban hành một số quyền tự do dân chủ có lợi cho cách mạng Việt Nam: thả tù chính trị, ban hành một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân thuộc đia, nhưng bọn phản động thuộc địa và tay sai ra sức ngăn cản
25. C. Luận cương của Trần Phú có hai hạn chế lớn: đề cao đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất, lực lượng cách mạng chỉ gồm công nhân với nông dân, hình thức xây dựng chính quyền cũng không xác định rõ ràng. Hội nghị lần thứ VIII (1941) hoàn chỉnh đường lối của Đảng, đặt giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Điểm mới của Hội nghị VIII là giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước. Trước đó vào năm 1939, Đảng đặt ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc cho toàn Đông Dương, nhưng đến Hội nghị 1941 thì Nguyễn Ái Quốc đặt nhiệm vụ là giải quyết nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong phạm vi từng nước - nhằm tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc và phát huy ưu thế của mỗi nước.
26. A. Trong cách mạng tháng Tám 1945, chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản là: nhân dân giành được quyền làm chủ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, hệ thống XHCN đang hình thành. Nhưng chúng ta cũng gặp muôn vàn khó khăn là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm (quân Trung Hoa Dân quốc, quân Anh, quân Pháp chuẩn bị xâm lược trở lại, quân Nhật đang chờ giải giáp, tay sai của Trung Hoa Dân quốc). Vì sao thuận lợi là cơ bản ? Vì chúng ta luôn tin tưởng nếu Đảng lãnh đạo thì mọi khó khăn sẽ được giải quyết
27. D. Khi ta mở chiến dịch Việt Bắc, chiến dịch Biên giới cũng như chiến dịch Điện Biên Phủ đều có chung một điểm thống nhất là tiêu diệt một phần sinh lực đối phương. Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ thì ta có ba mục tiêu: giải phóng vùng Tây Bắc nước ta, tạo điều kiện giúp bạn Lào giải phóng vùng Bắc Lào, ta sẽ có điều kiện tiêu diệt một bộ phận sinh lực quân Pháp ở Điện Biên Phủ.
28. A. Chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch chủ động phản công của quân ta, chiến dịch Biên giới 1950 là chiến dịch chủ động tiến công của quân ta, chiến dịch Điện Biên Phủ là ta buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán Geneve, chiến dịch Tây Bắc đã buộc Pháp phải phân tán lực lượng và quân Pháp buộc phải chọn Điện Biên Phủ. Trận Đông Khê là thể hiện cho cách đánh "đánh điểm diệt viện".
29. A. Các cứ điểm bị ta tấn công là Đông Khê, Thất Khê. Cứ điểm đầu tiên bị ta tấn công là Đông Khê, gắn liền với tên tuổi của anh hùng Trần Cừ và La Văn Cầu
30. C. Kế hoạch Navarre ra đời năm 1953 với hi vọng "chuyển bại thành thắng" của Pháp sau 18 tháng. Tính chất của kế hoạch Navarre là tập trung binh lực và Pháp tăng quân cho đồng bằng Bắc Bộ lên tới 44 tiểu đoàn - nâng số tiểu đoàn ở Đông Dương là 84 tiểu đoàn. Ta phải tìm cách đập tan kế hoạch Navarre thông qua hai giai đoạn: tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 thì ta phải tìm cách để làm phân tán lực lượng địch ra nhiều nơi; kết quả ta đã phân tán được quân Pháp ở 5 nơi, tạo điều kiện để ta đánh trận quyết định ở Điện Biên Phủ. Như vậy chiếc cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 làm đảo lộn hoàn toàn kế hoạch Navarre, buộc chúng phân tán ra thay vì cho giặc tập trung lại.
31. B. Thắng lợi của quân dân ta ở Điện Biên Phủ tác động trực tiếp buộc Pháp phải ngồi đàm phán, ký kết Hiệp định Genève. Khoản 1 của Hiệp định công nhận quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
32. B. Nội dung của Hiệp định Genève quy định lực lượng cách mạng miền Nam sẽ tập kết ra Bắc trong 300 ngày, miền Bắc sẽ được giải phóng hoàn toàn với sự kiện Pháp rút khỏi đảo Cát Bà năm 1955 trong thời gian 300 ngày để Việt Nam chuẩn bị Tổng tuyển cử năm 1956. Nhưng khoảng thời gian của Hiệp định quá dài đã tạo kẽ hở cho quân Mĩ và tay sai thừa cơ hội nhảy vào miền Nam, lập chính quyền tay sai Sài Gòn....
33. A. Vì nếu không có dân thì không thể làm được chuyện lớn lao; ngay cả tên nước cũng chứng minh đây là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong các cuộc kháng chiến, Bác cũng đưa ra chiến lược "chiến tranh nhân dân"
34. D. Trong tổng tiến công xuân 1968, quân Mĩ tổn thất nặng trong toàn chiến lược "chiến tranh cục bộ"; nên chúng phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh và chúng phải cho rút quân từ từ
35. C. chiến thắng Vạn Tường dấy lên phong trào "tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt", trong khi chiến lược của Mĩ là "tìm và diệt" quân cách mạng miền Nam. Chúng "tìm" nhưng lại bị đối phương "diệt".
36. C. Phong trào Đồng khởi là phong trào đấu tranh bằng bạo lực đầu tiên của nhân dân miền Nam sau khi có chủ trương đấu tranh của Đảng năm 1959. Đồng khởi thắng lợi có ý nghĩa to lớn: làm lung lay tận gốc chính quyền Sài Gòn, chấm dứt sự ổn định tạm thời của miền Nam và mở ra thời kỳ khủng hoảng triền miên của chính quyền Sài Gòn sau này; Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời; đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam - cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
37. B. Mĩ bắt đầu đổ quân xâm lược vào tháng 3/1965 và kéo dài đến cuối 1968, gọi là "Mĩ hóa" chiến tranh - nghĩa là Mĩ trực tiếp đổ quân sang xâm lược. Tổng tiến công 1968 đã buộc Mĩ phải "phi Mĩ hóa", chúng phải rút dần quân về nước. Dưới sức ép của cuộc đấu tranh của nhân dân ở cả hai miền và cả trên bàn đàm phán Paris, Mĩ muốn dùng sức mạnh của không quân để buộc Việt Nam ký kết Hiệp định theo hướng có lợi cho chúng. Tiến công chiến lược 1972 khiến quân Mĩ thất bại, buộc chúng phải "Mĩ hóa" - đưa quân Mĩ trở lại chiến trường miền Nam và đánh phá miền Bắc cuối 1972. Bị quân dân ta đánh tan ở trận "Điện Biên Phủ trên không", buộc Mĩ phải ngồi vào đàm phán Paris
38. D. Cuối 1974 đến đầu 1975, Bộ Chính trị họp Hội nghị mở rộng bàn về kế hoạch giải phóng miền Nam. Ban đầu Bộ Chính trị đề ra kế hoạch giải phóng trong hai năm 1975 đến 1976, nhấn mạnh cần tận dụng mọi thời cơ để giải phóng ngay trong đầu năm 1975. Tin chiến thắng Phước Long báo về khiến Bộ Chính trị quyết định sẽ giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975
39. C. sau 10 năm cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội thì cả nước đạt nhiều thành tựu: bảo vệ vững chắc Tổ quốc, nhân dân có niềm tin vao sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, bức tranh chung là kinh tế Việt Nam khủng hoảng triền miên nên Đại hội VI xác định đổi mới kinh tế là trọng tâm với ba chương trình: sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu, và chúng ta đã thành công.
40. C. Tất cả mọi cuộc cách mạng, kháng chiến và xây dựng đất nước của quân dân ta đều do Đảng lãnh đạo
 

Attachments

  • De-thi-thu-9-vao-lop-10-nam-2019-mon-Lich-su-thay-Nguyen-Manh-Huong--de-01-84879-412201944149PM.pdf
    670.1 KB · Đọc: 282
Last edited:
  • Like
Reactions: VânHà.D
Top Bottom