Đề thi thử hay các bạn giải đáp giúp mình nhé

C

cloverkira

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Hoà tan hỗn hợp gồm 6,4 g CuO và 16 g Fe2O3 trong 160ml dd H2SO4 2M đến phản ứng hoàn toàn .Sau pu thấy có m g chất rắn không tan.Tính m=?
A.4,8g
B.3,2g
C.3,2g<m<4,8g
D.4g
Câu 2 : Hỗn hợp A gồm metanal và etanal . Khi oxi hoá m g A (hiệu suất 100%) thu được hỗn hợp B gồm 2 axit hữu cơ tương ứng có dB/A =a. Giá trị của a trong khoảng
A 1,62 < a < 1,75
B. 1,36 < a < 1,53
C. 1,26 < a < 1,47
D. 1,45 < a< 1,5
 
S

songvugia

Câu 2 : Hỗn hợp A gồm metanal và etanal . Khi oxi hoá m g A (hiệu suất 100%) thu được hỗn hợp B gồm 2 axit hữu cơ tương ứng có dB/A =a. Giá trị của a trong khoảng
A 1,62 < a < 1,75
B. 1,36 < a < 1,53
C. 1,26 < a < 1,47
D. 1,45 < a< 1,5
Giải gọi công thức chung hai andehit là RCHO.
RCHO + 1/2O2 => RCOOH.
Dựa vào phương trình ta thấy từ 1 mol RCHO tạo thành 1 mol RCOOH khối lương tăng 16 gam hay MBtb=MAtb + 16
Do đó dB/A=(MA + 16)/ MA = 1 +16/MA=a (1)
Với MHCHO= 30 < MtbA< MCH3CHO=44
thay vào (1) ta được đáp án B
 
C

cloverkira

Câu 2 : Hỗn hợp A gồm metanal và etanal . Khi oxi hoá m g A (hiệu suất 100%) thu được hỗn hợp B gồm 2 axit hữu cơ tương ứng có dB/A =a. Giá trị của a trong khoảng
A 1,62 < a < 1,75
B. 1,36 < a < 1,53
C. 1,26 < a < 1,47
D. 1,45 < a< 1,5
Giải gọi công thức chung hai andehit là RCHO.
RCHO + 1/2O2 => RCOOH.
Dựa vào phương trình ta thấy từ 1 mol RCHO tạo thành 1 mol RCOOH khối lương tăng 16 gam hay MBtb=MAtb + 16
Do đó dB/A=(MA + 16)/ MA = 1 +16/MA=a (1)
Với MHCHO= 30 < MtbA< MCH3CHO=44
thay vào (1) ta được đáp án B

Đáp án là D bạn ạ,mình cũng làm như bạn nhưng sai mất rồi. Bạn xem lại nhé
 
P

pe_kho_12412

Câu 1 : Hoà tan hỗn hợp gồm 6,4 g CuO và 16 g Fe2O3 trong 160ml dd H2SO4 2M đến phản ứng hoàn toàn .Sau pu thấy có m g chất rắn không tan.Tính m=?
A.4,8g
B.3,2g
C.3,2g<m<4,8g
D.4g

xl mod tại ko gộp lại đk :)

tớ thử ko biết thế nào :D

tính :
CuO=0,08 mol
Fe2O3=0,1 mol
H2SO4=0,32 mol

- trường hợp 1: giả sử CuO tan hết, chất rắn là Fe2O3 ( dư )

muối CuSO4=0,08; Fe2(SO4)3=(0,32-0,08)/3=0,08

=> Fe2O3 dư 0,02 mol -> 3,2g

- trường hợp 2: giả sử Fe2O3 tan hết, CuO dư

muối Fe2(SO4)3=0,1; CuSO4=0,32-0,1.3=0,02

=> CuO dư 0,06 mol -> 4,8g

vậy 3,2g<m<4,8g
 
C

cloverkira

xl mod tại ko gộp lại đk :)

tớ thử ko biết thế nào :D

tính :
CuO=0,08 mol
Fe2O3=0,1 mol
H2SO4=0,32 mol

- trường hợp 1: giả sử CuO tan hết, chất rắn là Fe2O3 ( dư )

muối CuSO4=0,08; Fe2(SO4)3=(0,32-0,08)/3=0,08

=> Fe2O3 dư 0,02 mol -> 3,2g

- trường hợp 2: giả sử Fe2O3 tan hết, CuO dư

muối Fe2(SO4)3=0,1; CuSO4=0,32-0,1.3=0,02

=> CuO dư 0,06 mol -> 4,8g

vậy 3,2g<m<4,8g

bạn ơi câu này đáp án D. 4g mà câu 1 đáp án D, câu 2 đáp án D
Các bạn xem lại giúp mình nhé
 
S

songvugia

HCHO -----> HCOOH CH3CHO----->CH3COOH

nHCHO=a nCH3CHO=b => x= (46a + 60b)/(30a + 44b)

vì a,b đều >0 => chon a = 0 thì x < 60/44 ~ 1.53

chọn b=0 thì x>1,36 ------> Đáp án D :)
Câu đó bi sai đáp án rồi đáp án đúng là B. Bài này có trong sách hóa học hữu cơ của nguyễn thanh hưng. Bạn làm theo cách này sau khi gộp hai ý này lại thì đâu khác gì mình đâu.
 
S

songvugia

bạn ơi câu này đáp án D. 4g mà câu 1 đáp án D, câu 2 đáp án D
Các bạn xem lại giúp mình nhé
Bài này mình mình thấy ảo vô cùng. Vì hai oxi này thì biết oxit này phản ứng trước. Cho nên đề chỉ cho hai câu A, B là hai giới hạn còn câu C là khoảng khối lượng muối thu được dĩ nhiên câu D nằm trong khoảng này nên người ta nhận đáp án thôi nhưng mình thấy không thiết phục
 
Top Bottom