Đề thi thử Hà Nội-AMS 2

N

ntnghiant

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một tấm nhôm có công thoát A=3,7 eV. Khi chiếu vào tấm nhôm có bức xạ landa=0,085 micromet rồi hướng cho các electron dọc thao đường sức của điện trường có chiều trùng với chiều chuyển động của electron. Nếu cường độ điện trường có độ lớn E=500 V/m thì quãng đường tối đa electron đi được là:
A. 7,25 dm B. 0,725 mm C. 2,18 cm D. 72,5 mm


2. Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp có R thay đổi thì thấy khi R1=30 ôm và R2=120 ôm thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch bằng nhau. Để công suất đó đạt cực đại thì R phài là
A 24 ôm B. 90 ôm C.150 ôm D. 60 ôm
 
N

newstarinsky

2. Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp có R thay đổi thì thấy khi R1=30 ôm và R2=120 ôm thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch bằng nhau. Để công suất đó đạt cực đại thì R phài là
A 24 ôm B. 90 ôm C.150 ôm D. 60 ôm

Công suất cực đại khi [TEX]R=\sqrt{R_1.R_2}=60(\Omega)[/TEX]
 
N

newstarinsky

1. Một tấm nhôm có công thoát A=3,7 eV. Khi chiếu vào tấm nhôm có bức xạ landa=0,085 micromet rồi hướng cho các electron dọc thao đường sức của điện trường có chiều trùng với chiều chuyển động của electron. Nếu cường độ điện trường có độ lớn E=500 V/m thì quãng đường tối đa electron đi được là:
A. 7,25 dm B. 0,725 mm C. 2,18 cm D. 72,5 mm

[TEX]W_d=\frac{hc}{\lambda}-A=10,914(eV)[/TEX]

Có [TEX]V^2_2-V^2_1=2.a.S=2\frac{q.E.S}{m}[/TEX] (V2=0)

[TEX]\Rightarrow W_d=E.S\Rightarrow S=2,18(cm)[/TEX]
 
Top Bottom