đề thi thử đại học

H

haichaustudy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Hòa tan 11,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 vào nước thì được dung dịch Y. Nhúng thanh Mg nặng a gam vào dung dịch Y, sau một thời gian lấy thanh ra thì khối lượng thanh Mg bây giờ là (a+3,2) gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Gía trị của m là:
A. 12,4. B. 15. C. 8,6. D. 10,2.
Câu 2. Lên men 45 gam glucozơ thấy có 0,2 mol CO2 và hỗn hợp X gồm C2H5OH, CH3COOH và glucozơ (dư). Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa. Gía trị của m là:
A. 150. B. 130. C. 115. D. 120.
Câu 3. Cho a gam SO3 vào 100 mL dung dịch Ba(OH)2 2M. Phản ứng xong, được dung dịch X biết dung dịch X hòa tan được 10,2 gam Al2O¬3. Gía trị lớn nhất của a là:
A. 40 B. 24. C. 16 D. 8.
Câu 4. Oxy hóa 6 gam một ancol đơn chức X bằng CuO. Sau phản ứng thu được 8 gam hỗn hợp Y gồm andehyt, H2O và ancol dư. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư được dung dịch Z không có khả năng phản ứng với dung dịch BaCl2. Công thức phân tử của X là:
A. CH3OH. B. C2H5OH. C. C3H7OH. D. C3H5OH.
Câu 5. Oxy hóa 12,8 gam hỗn hợp gồm etilen glycol và etanol bằng CuO thu được 16 gam hỗn hợp khí và hơi Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là:
A. 21,6. B. 43,2. C. 54,0. D. 32,4 .
Câu 6. Trong một cốc đựng 1L dung dịch AgNO3 1M. Thêm dần dần đến hết 1L dung dịch NaCl 2M vào cốc. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy độ dẫn điện của dung dịch sau phản ứng so với dung dịch AgNO3 ban đầu:
A. Không đổi. B. Giảm dần. C. Tăng dần. D. Giảm đi 2 lần.
Câu 7. Cho các cặp chất sau:
(1) O3 + Ag (2) Hg + S (3) Li + N2 (4) HCl đặc + MnO2
(5) KMnO4 + HCl đặc (6) O2 + Ag (7) HBr + O2
Hỏi có bao nhiêu cặp chất phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 8. Hòa tan 0,8 gam CuO và 2,32 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Thêm m(g) Fe vào dung dịch X đến hoàn toàn được 0,05 mol H2 và còn lại 0,28 gam Fe không tan. Gía trị của m là:
A. 4,2 gam. B. 3,64 gam. C. 3,92 gam. D. 5,6 gam.
Câu 9. Hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 có 22,5% S về khối lượng. Lấy 80 gam X hòa tan vào nước; thêm dung dịch NaOH dư rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Y. Cho CO dư đi qua Y thì được m gam chất rắn Z. Gía trị của m là:
A. 26. B. 30. C. 36. D. 40.
Câu 10. Số đồng phân mạch hở C3H6O có khả năng làm mất màu dung dịch Br2 là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 11. Hợp chất thơm có công thức phân tử C6H8N2O3. Cho 15,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam chất hữu cơ Y. Gía trị của m là:
A. 8,2. B. 9,3. C. 11,4. D. 12,2.
Câu 12. Số đồng phân đipeptit có công thức phân tử C5H10N2O3 là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Cho 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3; Cu và Fe2(SO4)3. Số hỗn hợp có thể hoà tan trong H2O (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 14. Có bao nhiêu đồng phân ancol thơm có công thức phân tử C8H10O bị oxi hoá cho anđehit?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 15. Cho các chất eten, benzen, stiren, naphtalen, phenylaxetilen, xiclohexen, axetandehit, anđehit acrylic, axeton. Số chất làm mất màu dung dịch nước brom là:
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 16. Cho các chất Fe, Cu, Ag, Kl, H2S, KBr, AgNO3; số chất có thể khử được FeCl3 là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 17. Hỗn hợp X gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 7:3. Cho m (gam) X phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,7mol HNO3, sau phản ứng có 0,75m (gam) chất rắn và có 0,25 mol khí (NO, NO2). Giá trị của m là:
A. 40,5. B. 50,4. C. 50,2. D. 50,0.
Câu 18. Nung m (gam) Fe trong không khí một thời gian được 27,2 gam rắn X. Hoà tan vừa hết X trong 300ml dung dịch HCl a M được dung dịch Y và 0,15 mol H2. Cho tiếp dung dịch HNO3 (dư) vào Y được 0,1 mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m và a lần lượt là
A. 22,4;3. B. 22,4:2. C. 16,8:2. D. 16,8:3.
Câu 19. Hấp thụ hết 0,3mol SO2 vào 200ml dung dịch gồm KOH 1M, NaOH 0,85M và BaCL2 0,45M. Sau đó cho tiếp 300ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 23,64. B. 13,02. C. 26,04. D. 28,21.
Câu 20. Cho hỗn hợp X gồm (0,03 mol Fe3O4 và 0,1 mol Cu vào 300ml dung dịch HNO3 aM. Sau khi phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y; 0,03mol NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 1,6gam Cu. Giá trị của a là
A. 1,2. B. 1,5. C. 0,12. D. 0,15.
Câu 21. Cặp chất nào sau đây xảy ra phản ứng
A. CuS và HCl. B. Ag và O2. C. HCOOH và H2SO4 đặc. D. BaCl2 và NaHCO3.
Câu 22. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loàng dư được dung dịch X. Cho X tác dụng với lần lượt các chất: KMnO4, Cu(NO3)2, Cl2, Na2CO3, Cu, CuSO4, KNO3, HI. Số chất tác dụng được với X là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 23. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Fe(NO3)2 và AgNo3. B. CrO3 và NH3. C. CuO và NH3 (nóng). D. Cr2O3 và NH3.
Câu 24. Điện phân dung dịch chứa hỗn hợp FeCl3, HCl, NaCl, CuCl2 với điện cực trơ, màng ngăn. Cho quỳ tím vào dung dịch sau điện phân thấy quỳ tím không đổi màu. Quá trình điện phân dừng lại tại thời điểm vừa hết
A. HCL. B. CuCl2. C. FeCl3. D. FeCl3.
Câu 25. Chất X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2. Cho 5gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH được chất hữu cơ Y làm mất màu dung dịch nước brom và 4,1gam muối. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 26. Cho các chất sau: phenol, metylaxetat, vinylaxetat, axit acrylic, anilin, olêin. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch brom nhưng không tác dụng được với dung dịch NaHCO3 là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 27. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa a gam muối FeCl2, FeCl3 và CuCl2. Sau khi phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y chứa 13,6 gam muối và (m + 0,5) gam rắn. Giá trị của a là:
A. 13,1. B. 19,5. C. 14,1. D. 17,0.
Câu 28. Cho các polime sau: PVC, PE, nhựa bakelit, amilopectin, cao su lưu hóa. Số polime có cấu trúc mạng lưới là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. Cho 3,6 gam CH3COOH tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm NaOH 0,12M và KOH 0,12M. Cô cạn dung dịch m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 8,28. B. 9,36. C. 8,72. D. 7,92.
Câu 30. Cho các phản ứng sau:
2FeBr2 + Br2 2FeBr3, 2NaBr + Cl2 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là:
A. Tính khử Br > Fe2+. B. Tính khử Cl > Br .
C. Tính oxi hóa Br2 > Fe3+. D. Tính oxi hoá Cl2 < Fe3+.
Mấy bạn cho đáp án chi tiết giúp mình.
 
N

note1996

câu 3

Al2O3 + 3H2SO4======>Al2(SO4)3 + 3H2O
0,1------->0,3
tổng số mol SO3 là 0,5 ,suy ra khối lượng =40gam
 
S

socviolet

Khiếp dài thế :|.
Câu 1. Hòa tan 11,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 vào nước thì được dung dịch Y. Nhúng thanh Mg nặng a gam vào dung dịch Y, sau một thời gian lấy thanh ra thì khối lượng thanh Mg bây giờ là (a+3,2) gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Gía trị của m là:
A. 12,4. B. 15. C. 8,6. D. 10,2.
Ta có: m chất rắn tăng = $m_{Ag \text{pư}}+m_{Cu\text{pư}}-m_{Mg\text{pư}}=3,2g$
m muối sau pư = $m_{hhX}-m_{Ag \text{pư}}-m_{Cu\text{pư}}+m_{Mg\text{pư}} \\ = m_{hhX}-m_{\text{chất rắn tăng}} \\ = 11,8-3,2=8,6g$
Câu 2. Lên men 45 gam glucozơ thấy có 0,2 mol CO2 và hỗn hợp X gồm C2H5OH, CH3COOH và glucozơ (dư). Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa. Gía trị của m là:
A. 150. B. 130. C. 115. D. 120.
$n_{C_6H_{12}O_6}=0,25$
Bảo toàn C: $n_C$ trong X=0,25.6-0,2=1,3mol=$n_{CO_2}$ khi đốt X tạo ra=$n_{CaCO_3}$
=> m=130g
Câu 3. Cho a gam SO3 vào 100 mL dung dịch Ba(OH)2 2M. Phản ứng xong, được dung dịch X biết dung dịch X hòa tan được 10,2 gam Al2O¬3. Gía trị lớn nhất của a là:
A. 40 B. 24. C. 16 D. 8.
$n_{Ba(OH)_2}=0,2; n_{Al_2O_3}=0,1$
SO3 + H2O ---> H2SO4
H2SO4 + Ba(OH)2 ---> BaSO4 + H2O
3H2SO4 + Al2O3 ---> Al2(SO4)3 + 3H2O
Theo đề: a có giá trị lớn nhất => Dd X phải có H2SO4 dư.
Ta có: $n_{SO_3}=\Sigma n_{H_2SO_4}=n_{Ba(OH)_2}+3n_{Al_2O_3}=0,2+3.0,1=0,5$mol
=> a=40g
 
L

lovelybones311

Câu 1. Hòa tan 11,8 gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 vào nước thì được dung dịch Y. Nhúng thanh Mg nặng a gam vào dung dịch Y, sau một thời gian lấy thanh ra thì khối lượng thanh Mg bây giờ là (a+3,2) gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Gía trị của m là:
A. 12,4. B. 15. C. 8,6. D. 10,2.


m chất rắn tăng lên bao nhiêu thì m dung dịch muối giảm đi bấy nhiêu.
m = 11,8-3,2=8,6g =>B



Câu 2. Lên men 45 gam glucozơ thấy có 0,2 mol CO2 và hỗn hợp X gồm C2H5OH, CH3COOH và glucozơ (dư). Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa. Gía trị của m là:
A. 150. B. 130. C. 115. D. 120.


n $C_6H_{12}O_6$ =0,25 mol => n C =0,25.6 =1,5 mol
Theo bảo toàn nguyên tố C:
$n CaCO_3 =n CO_2$ thu đk khi đốt X $=nC-n CO_2 =1,5-0,2=1,3 mol$
=> m =130 g => B

Câu 3. Cho a gam SO3 vào 100 mL dung dịch Ba(OH)2 2M. Phản ứng xong, được dung dịch X biết dung dịch X hòa tan được 10,2 gam Al2O3. Gía trị lớn nhất của a là:
A. 40 B. 24. C. 16 D. 8.

$n Ba(OH)_2 =0,2 mol$
$n Al_2O_3 =0,1 mol$
$Ba(OH)_2 + SO_3 ->BaSO_4 +H_2O$
0,2............0,2 mol
$SO_3 +H_2O ->H_2SO_4$
x..................x mol
$Al_2O_3 + 3H_2SO_4 ->Al_2(SO_4)_3 + 3H_2O$
0,1.............0,3 mol
=>x=0,3 mol
=> a=(0,3+0,2).80=40g =>A

Câu 8. Hòa tan 0,8 gam CuO và 2,32 gam Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Thêm m(g) Fe vào dung dịch X đến hoàn toàn được 0,05 mol H2 và còn lại 0,28 gam Fe không tan. Gía trị của m là:
A. 4,2 gam. B. 3,64 gam. C. 3,92 gam. D. 5,6 gam.

$n CuO =0,01 mol$
$n Fe_3O_4 =0,01 mol$
$CuO +H_2SO_4 ->CuSO_4 + H_2O$
0,01....................0,01 mol
$Fe_3O_4 +4H_2SO_4 ->FeSO_4 +Fe_2(SO_4)_3 +4H_2O$
0,01..........................................0,01 mol
Cho m g Fe vào:
$Fe + 2H^+ ->Fe^{2+} + H_2$
0,05.............................0,05 mol
$Fe + 2Fe^{3+} ->3Fe^{2+}$
0,01....0,02 mol
$Fe+ Cu^{2+} ->Fe^{2+} + Cu$
0,01....0,01 mol
=>m =56.(0,01+0,05+0,01)+0,28=4,2 g =>A


Câu 9. Hỗn hợp X gồm CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3 có 22,5% S về khối lượng. Lấy 80 gam X hòa tan vào nước; thêm dung dịch NaOH dư rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được chất rắn Y. Cho CO dư đi qua Y thì được m gam chất rắn Z. Gía trị của m là:
A. 26. B. 30. C. 36. D. 40.


X:Muối ->kết tủa ->Y:Oxit ->Z:Kim loại

$m S =80.22,5 /100=18g $
-> $n SO_4^{2-} = n S =\dfrac{18}{32}=0,5625 mol$
=> m Kl =80-0,5625.96=26 g =>A


Câu 13. Cho 5 hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm 2 chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3; Cu và Fe2(SO4)3. Số hỗn hợp có thể hoà tan trong H2O (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Viết phương trình ra bạn sẽ thấy rõ:D
$Ba(OH)_2 +NaHCO_3- >NaOH +BaCO_3 +H_2O$

Câu 16. Cho các chất Fe, Cu, Ag, Kl, H2S, KBr, AgNO3; số chất có thể khử được FeCl3 là:
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Chất khử là chất cho e nên khi tác dụng với FeCl3 số oxi hóa tăng :Fe,Cu,KI,H2S
$2KI +2FeCL_3 ->2FeCl_2 + 2KCl + I_2$ ($I^- -> I^o$)
$H_2S + FeCl_3 ->FeCl_2 +S + HCl $($S^{-2} ->S^o$)

Ion $Fe^{3+} $ không bị khử bởi ion Brom hay Clo

Dài thế bạn...Mình phải đi ăn cơm đã T_T
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom