de thi thu dai hoc nguyen binh 2013

A

akayzai1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1,Mot con lắc lò xo có độ cứng k=50N/m và vật nặng có khối lượng m=200g treo thẳng đứng .Từ vị trí cân bằng người ta dưa vật dọc theo trục lò xo đến vị trí lò xo bị nén đoạn 4cm rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa Lấy g=Pi^2(m/s^2).Tính từ thời điểm buông vật thời điểm đầu tiên lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng nửa giá trị cực đại và đang giảm
A_0,116s B_0,1s C_0,3s D_0,284s


2,Mot con lắc lò xo THẲNG ĐỨNG GỒM VẬT NẶNG CÓ KHỐI LƯỢNG 100G VÀ MỘT LÒ XO NHẸ CÓ ĐỘ cỨNG K=100N/m.Kéo vật xuống dưới theo phuuwong thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 4cm rồi truyền cho nó một vận tốc 40pi cm/s theo phương thẳng đứng hướng xuống .Chọn chiều dương hướng xuống .Coi vật dao động điêu hòa theo phương thẳng đứng .Tốc độ trung bình khi vật chuyển động từ vị trí thấp nhat đến vị trí lò xo bị nén 1,5cm lần thứ hai
A_93,75cm/s B_-- 93,75cm/s c_--56,25cm/s D_56,25cm/s
giúp minh 2 bài này khó quá
 
K

king_wang.bbang


Câu 1:
$\begin{array}{l}
\omega = \sqrt {\dfrac{k}{m}} = \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta {l_0}}}} = 5\pi \\
\to \Delta {l_0} = 4(cm)
\end{array}$
Ta có: A = 4(cm), suy ra tại thời điểm ban đầu vật đang ở biên trên
$\begin{array}{l}
{F_{dh\max }} = k(\Delta {l_0} + A) = 4(N) \to F = \dfrac{1}{2}{F_{dh\max }} = 2(N) = k.\Delta l\\
\to \Delta l = 4(cm)
\end{array}$
Suy ra khi vật có lực đàn hồi bằng 1 nửa giá trị cực đại khi vật dãn ra một đoạn là 4(cm)
\Rightarrow vị trí đó chính là VTCB
Vậy thời gian mà vật đi từ biên trên đến VTCB: $\Delta t = \dfrac{T}{4} = 0,1(s)$

Câu 2:
$\begin{array}{l}
\omega = \sqrt {\dfrac{k}{m}} = \sqrt {\dfrac{g}{{\Delta {l_0}}}} = 10\pi \\
\to \Delta {l_0} = 1(cm)
\end{array}$
Kéo vật xuống vị trí lò xo dãn 4 cm cũng tức là vị trí có li độ là: 4 - 1 = 3 cm (Chiều (+) hướng xuống)
[laTEX]A = \sqrt {{x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}} = \sqrt {{3^2} + \frac{{{{\left( {40\pi } \right)}^2}}}{{{{\left( {10\pi } \right)}^2}}}} = 5(cm)[/laTEX]
Khi lò xo bị nén 1,5 cm thì vật sẽ có li độ: -(1 + 1,5) = -2,5 (cm) (Do phần nén nằm ở bên âm của trục tọa độ)
Thời gian vật đi từ vị trí thấp nhất (biên dương) đến vị trí có li độ -2,5 cm (nửa biên độ) lần 2: $\Delta t = \dfrac{T}{2} + \dfrac{T}{6} = \dfrac{2}{{15}}(s)$
Quãng đường đi được: 2.5 + 2,5 = 12,5 cm
Vận tốc trung bình: ${v_{tb}} = \dfrac{S}{{\Delta t}} = 93,75(cm/s)$
 
Top Bottom