de thi thu dai hoc 2009

T

thangatk

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai co de xin moi nguoi post vo day, de cang kho cang tot

Câu 1: Xác định công thức cấu tạo của chất T (C8H14O5) biết rằng khi thủy phân 1 mol M thu được 2 mol axit lactic và 1 mol ancol etylic:

Câu 2: Có 5 dung dịch không màu: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (axit glutamic), NaI (natri iođua), HCOOH (axit fomic), NH2-CH2-COOH (glyxin), NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH (L-lysin). Cặp thuốc thử để nhận biết được cả 5 chất trên là:
A. Quỳ tím và dung dịch CuSO4 B. Quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch HCl và dung dịch AgNO3/NH3 D. Dung dịch NaOH và NaNO2/HCl
Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cr2O3 Na2CrO4 H2Cr2O7 CrCl3.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. NaOH + O2, HCl, H2SO4 B. NaOH + O2, H2O, HCl
C. NaOH + H2O2, H2SO4, Cl2 D. NaOH + H2O2, H2SO4, HCl
Câu 4: Khẳng định nào sau đây đúng:
A. Da hay quần áo bị đen khi bị dính phải AgNO3.
B. Những đồ vật bằng kẽm không bị han rỉ, không bị oxi hóa trong không khí và trong nước.
C. Có thể dùng Zn để đẩy vàng khỏi phức xianua [Au(CN)2]- trong phương pháp khai thác vàng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 5: Cho 3 gam oxit của một kim loại hóa trị (I) vào một lượng nước lấy dư thu được dung dịch kiềm. Chia dung dịch này thành 2 phần bằng nhau:
• Phần 1: Cho tác dụng với 90 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng, dung dịch làm quỳ tím hóa xanh
• Phần 2: Cho tác dụng với V ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng , dung dịch không làm đổi màu giấy quỳ
Giá tri của V là:
A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 300 ml
Câu 6: Nung hỗn hợp bột magie và lưu huỳnh trong bình kín rồi để nguội. Lấy toàn bộ các chất sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được sản phẩm khí có tỉ khối so với không khí là 0,9. Phần trăm khối lượng magie và lưu huỳnh trong hỗn hợp đầu lần lượt là:
A. 49,92% và 50,08% B. 51,28% và 48,72% C. 50,08% và 49,92% D. 48,72% và 51,28%
Câu 7: Ở 20oC cho 31,7 gam KNO3 hòa tan được trong 100 ml dung dịch nước thu được một dung dịch bão hòa. Thêm vào đó 20 gam KNO3 nữa thì nó không tan. Hãy cho biết cân bằng sẽ bị biến đổi trong trường hợp nào sau đây là không đúng:
A. Thêm KNO3 nhiều hơn thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Tăng nhiệt độ lên 40oC thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
C. Thêm nước vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
D. Tăng áp suất của hệ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
Câu 8: Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch A chứa ZnCl2 và CuCl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B chứa 2 ion kim loại và chất rắn D nặng 1,93 gam. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,28 gam. Giá trị của m là:
A. 0,24 gam B. 0,48 gam C. 0,72 gam D. 1,20 gam

Câu 9: Chuyển hóa hoàn toàn 4,6 gam hỗn hợp chứa cùng số mol 2 ankanol bậc một thành ankanal cần dùng
0,1 mol CuO. Cho toàn bộ ankanal thu được cho phản ứng tráng gương thu được 0,3 mol Ag. Hai ankanol đó là:
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH
C. CH3OH và C3H7OH D. C2H5OH và C4H9OH
Câu 10: Hợp chất thơm A có công thức phân tử C8H8O2 khi phản ứng với dung dịch NaOH thu được 2 muối. Vậy A có số đồng phân cấu tạo phù hợp với giả thiết trên là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11: Thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa 0,04 mol HNO3 để được 0,5 lít dung dịch có pH = 0,55. Cho Cu dư vào 0,5 lít dung dịch trên, thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) thu được là:
A. 0,784 lít B. 1,008 lít C. 1,568 lít D. 0,896 lít
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở bằng lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm cháy thu được đem ngưng tụ hơi nước, còn lại hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro là 20,4. Công thức phân tử của amin là:
A. CH5N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H11N
Câu 13: Cho 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 nồng độ mol xM tác dụng với 100 ml dung dịch Ba(OH)2 3xM thu được kết tủa A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B có khối lượng nhỏ hơn của A là 5,4 gam. Giá trị của x là:
A. 0,5 B. 0,6 C. 0,4 D. 1,0
Câu 14: Nung 16,8 gam Fe trong một bình chứa hơi nước (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chỉ thu được một oxit sắt có khối lượng lớn hơn khối lượng của Fe ban đầu 38,1%. Thể tích khí H2 tạo ra (ở đktc) là:
A. 2,24 lít B. 4,48 lít C. 6,72 lít D. 8,96 lít
Câu 15: Cho các khẳng định sau đây:
1) Trừ các polime tự nhiên, các polime khác đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
2) Các loại tơ, protein đều có chứa ít nhất 4 nguyên tố C, H, O và N.
3) Có nhiều polime có thể tham gia phản ứng cộng, thế và oxi hóa.
4) Các polime tổng hợp đều tan được trong các dung môi hữu cơ.
5) Các polime thiên nhiên đều có chứa ít nhất 3 nguyên tố C, H và O.
6) Có thể chuyển hóa polime này thành polime khác.
Số khẳng định đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 16: Trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, anđehit fomic, axeton, có bao nhiêu chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 17: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng:
A. O3 + Ag (nhiệt độ thường) B. CuO + Cu (nhiệt độ cao)
C. HNO3đặc + Cu (nhiệt độ thường) D. Pt + O2 (nhiệt độ cao)
Câu 18: Cho từ từ đến dư dung dịch X chứa các ion: H+, Cl-, NO3- vào dung dịch Y chứa các ion: K+, CO32-, OH-. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số phản ứng đã xảy ra là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 19: Khẳng định nào sau đây luôn đúng:
A. Nguyên tử của nguyên tố M có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên M là kim loại.
B. Nguyên tử của nguyên tố A có 3 electron ở lớp ngoài cùng nên A thuộc nhóm IIIA.
C. Nguyên tử của nguyên tố T có phân mức năng lượng cao nhất là 3d7 nên T thuộc nhóm VIIB
D. Nguyên tử của nguyên tố U có lớp electron ngoài cùng là 4s2 nên điện tích hạt nhân của U là 20.
Câu 20: X là một este đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với He bằng 25 (MHe = 4u). Cho 5 gam X tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đem cô cạn dung dịch thu được 5,8 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=CHCOOC2H5 B. C2H5COOCH=CH2 C. CH2=CHCH2COOCH3 D. CH3COOCH=CHCH3
Câu 21: Số đồng phân cấu tạo của các anđehit no, mạch hở, đa chức ứng với công thức đơn giản nhất C2H3O
là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 22: Chất nào dưới đây được dùng để chế tạo phim ảnh:
A. AgBr B. HgO C. KClO3 D. CH3COOH
Câu 23: Khẳng định nào sau đây không đúng:
A. Dung dịch saccarozơ không dẫn điện được vì không bị hiđrat hóa khi hòa tan vào nước.
B. Dung dịch thu được sau khi thủy phân saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
C. Có thể dùng saccarozơ để điều chế ancol etylic.
D. Có thể dùng vôi sữa để phân biệt dung dịch saccarozơ và dung dịch mantozơ.
Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây có khói trắng xuất hiện:
A. Cho khí HCl phản ứng với khí CH3NH2 B. Nhiệt phân NH4Cl khan
C. Cho khí Cl2 phản ứng với khí NH3 D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 25: Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit và môi trường kiềm có điểm giống nhau là:
A. Đều là phản ứng thuận nghịch B. Hiệu suất phản ứng bằng nhau
C. Đều là phản ứng của este với nước D. Hình thành các loại sản phẩm giống nhau
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 224 ml (ở đktc) hiđrocacbon thơm X (không làm mất màu dung dịch nước brom) và hấp thụ hết sản phẩm cháy vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thấy xuất hiện 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,88 gam. Khẳng định nào sau đây đúng với X:
A. Khi có Ni xúc tác, một mol X có thể cộng tối đa với 6 mol H2.
B. Monoclo hóa X chỉ thu được một sản phẩm monoclo tinh khiết.
C. X là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước và dễ thăng hoa.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 27: Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam mantozơ. Lấy toàn bộ sản phẩm của phản ứng thủy phân cho tác dụng với lượng dư Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH nóng thì thu được a gam kết tủa. Còn nếu cho toàn bộ sản phẩm này tác dụng với dung dịch nước brom dư thì đã có b gam brom tham gia phản ứng. Giá trị của a và b lần lượt là:
A. 14,4 gam và 16 gam B. 28,8 gam và 16 gam C. 14,4 gam và 32 gam D. 28,8 gam và 32 gam
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần 6,4 gam O2 thu được 16 gam CuO và 6,4 gam SO2. Hòa tan hết m gam X bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số mol HNO3 đã dùng là:
A. 0,4 mol B. 0,8 mol C. 1,0 mol D. 1,2 mol
Câu 29: Este đơn chức E có khối lượng mol phân tử bằng 100 gam. Đun nóng E với dung dịch NaOH thu được hợp chất có nhánh X và rượu Y. Cho hơi Y qua CuO đốt nóng rồi hấp thụ sản phẩm vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được dung dịch Z. Thêm H2SO4 loãng vào Z thì thu được khí CO2. Vậy E có tên gọi là:
A. Metyl isobutirat B. Metyl metacrilat C. Etyl isobutirat D. Etyl acrilat
Câu 30: Cặp chất nào sau đây không thể phân biệt được bằng cách sử dụng dung dịch AgNO3/NH3:
A. But-1-in và but-2-in B. Axit fomic và axit acrilic
C. Ancol etylic và axetanđehit D. Mantozơ và fructozơ
 
Last edited by a moderator:
H

hot_spring

Câu 8: Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch A chứa ZnCl2 và CuCl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B chứa 2 ion kim loại và chất rắn D nặng 1,93 gam. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư còn lại một chất rắn E không tan nặng 1,28 gam. Giá trị của m là:
A. 0,24 gam
B. 0,48 gam
C. 0,72 gam
D. 1,20 gam

D chứa Zn và Cu. Sau khi D tác dụng với HCl dư thì chất rắn còn lại là Cu.

[TEX]n_{Cu}=\frac{1,28}{64}=0,02mol[/TEX]

[TEX]n_{Zn}=\frac{1,93-1,28}{65}=0,01mol[/TEX]

Ta có cứ 1 mol Mg lại đẩy được 1 mol Zn hoặc Cu nên [TEX]n_{Mg}=0,02+0,01=0,03mol[/TEX]
m=0,72mol. Chọn C.

Câu 11: Thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch chứa 0,04 mol HNO3 để được 0,5 lít dung dịch có pH = 0,55. Cho Cu dư vào 0,5 lít dung dịch trên, thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) thu được là:
A. 0,784 lít
B. 1,008 lít
C. 1,568 lít
D. 0,896 lít
[TEX]n_{H^+}=-lg(0,55)=0,14mol[/TEX]

[TEX]n_{NO_3^-}=0,04mol[/TEX]

[TEX]3Cu+8H^++2NO_3^- \rightarrow 3Cu^{2+}+2NO+4H_2O[/TEX]

[TEX]n_{NO}=0,14/4=0,035mol[/TEX]

V=0,784l. Chọn A.
 
H

hoctro91.

Có một câu lí thuyết.

Từ ancol etylic có thể điều chế trực tiếp ra chất nào sau đây:

(1) axit axetic, (2) andehit axetic, (3) buta - 1,3 - dien, (4) etyl axetat.

A: Điều chế được (1), (2) và (3).
B: Điều chế được (1), (2) và (4).
C: Điều chế được (1), (3) và (4).
D: Điều chế được (1), (2), (3) và (4).

Bạn chọn đáp án nào???
 
L

lehai16_10

Có một câu lí thuyết.

Từ ancol etylic có thể điều chế trực tiếp ra chất nào sau đây:

(1) axit axetic, (2) andehit axetic, (3) buta - 1,3 - dien, (4) etyl axetat.

A: Điều chế được (1), (2) và (3).
B: Điều chế được (1), (2) và (4).
C: Điều chế được (1), (3) và (4).
D: Điều chế được (1), (2), (3) và (4).

Bạn chọn đáp án nào???

Câu này thì dễ rùi còn có mấy câu Lý thuyết làm trong mấy đề thi thử khó kinh người
C2H5OH +O2 --------> CH3COOH
C2H5OH +CuO ----> CH3CHO +H2O +Cu
2C2H5OH ----> CH2=CH-CH=CH2 +2H2O +H2
CH3COOH +C2H5OH ------> CH3COOC2H5
Vì đề không nói là dung mấy phản ứng và điều kiện là có dùng thêm 1 chất hữu cơ nào không nên chọn D
 
M

mcdat

Nhìn cái đề hoa cả mắt. Cậu post từng bài thôi. Post 1 bài

Cho a(g) hh Fe & Cu ( mCu = 0,44a(g)) vào 500ml HNO3, đun nóng . Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đuwocj 4,48 l (đktc) khí NO (sp khử duy nhất ), chất rắn có khối lượng 0,12a(g) và dd X

1: Tìm a

2: Tìm nồng độ mol dd HNO3 đã dùng
 
H

hoctro91.

Câu này thì dễ rùi còn có mấy câu Lý thuyết làm trong mấy đề thi thử khó kinh người
C2H5OH +O2 --------> CH3COOH
C2H5OH +CuO ----> CH3CHO +H2O +Cu
2C2H5OH ----> CH2=CH-CH=CH2 +2H2O +H2
CH3COOH +C2H5OH ------> CH3COOC2H5
Vì đề không nói là dung mấy phản ứng và điều kiện là có dùng thêm 1 chất hữu cơ nào không nên chọn D
Dễ gì, lại bị lừa, đáp án là đáp án A, bạn đọc kĩ lại đề một lần nữa xem.
Phải chú ý từng chữ nha!
 
H

hoctro91.

ai co de xin moi nguoi post vo day, de cang kho cang tot

Câu 2: Có 5 dung dịch không màu: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH (axit glutamic), NaI (natri iođua), HCOOH (axit fomic), NH2-CH2-COOH (glyxin), NH2-(CH2)4-CH(NH2)-COOH (L-lysin). Cặp thuốc thử để nhận biết được cả 5 chất trên là:
A. Quỳ tím và dung dịch CuSO4 B. Quỳ tím và dung dịch AgNO3/NH3 C. Dung dịch HCl và dung dịch AgNO3/NH3 D. Dung dịch NaOH và NaNO2/HCl

Câu 4: Khẳng định nào sau đây đúng:
A. Da hay quần áo bị đen khi bị dính phải AgNO3.
B. Những đồ vật bằng kẽm không bị han rỉ, không bị oxi hóa trong không khí và trong nước.
C. Có thể dùng Zn để đẩy vàng khỏi phức xianua [Au(CN)2]- trong phương pháp khai thác vàng.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 10: Hợp chất thơm A có công thức phân tử C8H8O2 khi phản ứng với dung dịch NaOH thu được 2 muối. Vậy A có số đồng phân cấu tạo phù hợp với giả thiết trên là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 15: Cho các khẳng định sau đây:
1) Trừ các polime tự nhiên, các polime khác đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
2) Các loại tơ, protein đều có chứa ít nhất 4 nguyên tố C, H, O và N.
3) Có nhiều polime có thể tham gia phản ứng cộng, thế và oxi hóa.
4) Các polime tổng hợp đều tan được trong các dung môi hữu cơ.
5) Các polime thiên nhiên đều có chứa ít nhất 3 nguyên tố C, H và O.
6) Có thể chuyển hóa polime này thành polime khác.
Số khẳng định đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 16: Trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, axit fomic, glixerol, anđehit fomic, axeton, có bao nhiêu chất có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 17: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng:
A. O3 + Ag (nhiệt độ thường) B. CuO + Cu (nhiệt độ cao)
C. HNO3đặc + Cu (nhiệt độ thường) D. Pt + O2 (nhiệt độ cao)
Câu 18: Cho từ từ đến dư dung dịch X chứa các ion: H+, Cl-, NO3- vào dung dịch Y chứa các ion: K+, CO32-, OH-. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số phản ứng đã xảy ra là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 19: Khẳng định nào sau đây luôn đúng:
A. Nguyên tử của nguyên tố M có 1 electron ở lớp ngoài cùng nên M là kim loại.B. Nguyên tử của nguyên tố A có 3 electron ở lớp ngoài cùng nên A thuộc nhóm IIIA.
C. Nguyên tử của nguyên tố T có phân mức năng lượng cao nhất là 3d7 nên T thuộc nhóm VIIB
D. Nguyên tử của nguyên tố U có lớp electron ngoài cùng là 4s2 nên điện tích hạt nhân của U là 20.

Câu 21: Số đồng phân cấu tạo của các anđehit no, mạch hở, đa chức ứng với công thức đơn giản nhất C2H3O
là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 22: Chất nào dưới đây được dùng để chế tạo phim ảnh:
A. AgBr B. HgO C. KClO3 D. CH3COOH
Câu 23: Khẳng định nào sau đây không đúng:
A. Dung dịch saccarozơ không dẫn điện được vì không bị hiđrat hóa khi hòa tan vào nước.
B. Dung dịch thu được sau khi thủy phân saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng.
C. Có thể dùng saccarozơ để điều chế ancol etylic.
D. Có thể dùng vôi sữa để phân biệt dung dịch saccarozơ và dung dịch mantozơ.
Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây có khói trắng xuất hiện:
A. Cho khí HCl phản ứng với khí CH3NH2 B. Nhiệt phân NH4Cl khan
C. Cho khí Cl2 phản ứng với khí NH3 D. Cả A, B và C đều đúng
giống nhau

Câu 3: Đề thiếu nha, chả thấy x, y, z đâu.
Câu 4: Đoán mò :)
 
H

hot_spring

Câu 20: X là một este đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với He bằng 25 [TEX](M_{He} = 4u)[/TEX]. Cho 5 gam X tác dụng với 250 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đem cô cạn dung dịch thu được 5,8 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH2=CHCOOC2H5
B. C2H5COOCH=CH2
C. CH2=CHCH2COOCH3
D. CH3COOCH=CHCH3

Câu 22: Chất nào dưới đây được dùng để chế tạo phim ảnh:
A. AgBr
B. HgO
C. KClO3
D. CH3COOH

Câu 20: [TEX]n_{este}=0,05mol.[/TEX]
[TEX]n_{NaOH}=0,075mol[/TEX]
Do đó trong 5,8 chất rắn khan có 0,025mol NaOH dư.
Tính được M của muối=96=C2H5COONa. Chọn B.

Câu 22: A. Chất AgBr khi gặp ánh sáng sẽ hoá đen dọ bị phân huỷ thành Br2 và Ag ở dạng bột đen. Đây chính là tính chất của phim ảnh.
 
T

thangatk

con đây la 10 câu tiếp theo nè
Câu 31: Để phân biệt hai dung dịch Na2SO3 và Na2SO4, nên dùng thuốc thử là:
A. Dung dịch I2 B. Dung dịch Ba(OH)2 C. Dung dịch Pb(NO3)2 D. Dung dịch SrCl2
Câu 32: Có 5 lọ được đánh số, mỗi lọ có chứa một dung dịch trong các dung dịch sau: Na2SO4, Ca(CH3COO)2, Al2(SO4)3, NaOH và BaCl2. Thực nghiệm cho thấy:
• Rót dung dịch từ lọ 4 vào lọ 3 thì có kết tủa trắng xuất hiện.
• Rót dung dịch từ lọ 2 vào lọ 1 thì có kết tủa keo xuất hiện, tiếp tục rót thêm thì kết tủa đó bị tan.
• Rót dung dịch từ lọ 4 vào lọ 5 ban đầu chứa có kết tủa, rót thêm thì có lượng nhỏ kết tủa.
Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Lọ 1 chứa dung dịch NaOH B. Lọ 2 chứa dung dịch Al2(SO4)3
C. Lọ 3 chứa dung dịch Ca(CH3COO)2 D. Lọ 4 chứa dung dịch Na2SO4
Câu 33: Khi nói về quá trình sản xuất gang, khẳng định nào sau đây không đúng:
A. Nguyên liệu sản xuất gang là quặng sắt, than cốc và chất chảy.
B. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt thành sắt tự do và tạo hợp kim với cacbon.
C. Các phản ứng chính trong giai đoạn tạo chất khử là: C CO CO2.
D. Các phản ứng chính trong giai đoạn khử quặng là: Fe2O3 Fe3O4 FeO Fe.
Câu 34: Cho các chất sau: canxi oxit, magie, cacbon, axit flohiđric, axit sunfuric, rubiđi hiđroxit, nước, natri cacbonat. Silic đioxit có thể phản ứng được với bao nhiêu chất cho ở trên:
A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 35: Khi bị nhiệt phân, dãy muối nào sau đây cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi:
A. Sn(NO3)2, Pb(NO3)2, Hg(NO3)2, Ni(NO3)2 B. Sn(NO3)2, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, Mn(NO3)2
C. Fe(NO3)2, Pb(NO3)2, Li(NO3)2, Ni(NO3)2 D. Cu(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(NO3)2, Mn(NO3)2
Câu 36: Chất X có công thức phân tử C8H10O. Nếu cho X tác dụng với dung dịch NaOH tạo thành muối và nước thì có bao nhiêu đồng phân là dẫn xuất của benzen:
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10
Câu 37: Chất Y là một ancol bậc II, có công thức phân tử là C6H14O. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC chỉ tạo ra một anken duy nhất. Vậy tên gọi nào sau đây của Y là thỏa mãn:
A. 1,2,3-trimetylpropan-1-ol B. 2,2-đimetylbutan-3-ol
C. 3,3-đimetylbutan-2-ol D. 2,3-đimetylbutan-3-ol
Câu 38: Dung dịch axit fomic HCOOH có pH = 3. Nếu nồng độ dung dịch là 0,46% (d = 1 g/ml) thì độ điện li α là:
A. 3,0% B. 2,2% C. 1,3% D. 1,0%
Câu 39: Măc nối tiếp hai bình điện phân: bình (I) chứa dung dịch CuCl2, bình (II) chứa dung dịch Na2SO4. Khi ở cactot bình (I) thoát ra 3,2 gam kim loại thì ở các điện cực khác, khối lượng các chất sinh ra là:
Bình (I) Bình (II)
Catot Anot Catot Anot
A. 3,20 gam 3,55 gam 0,1 gam 0,8 gam
B. 3,20 gam 3,55 gam 0,2 gam 1,6 gam
C. 3,20 gam 7,10 gam 0,2 gam 1,6 gam
D. 3,20 gam 7,10 gam 0,05 gam 0,8 gam
Câu 40: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây có thể tạo ra hai muối:
A. NO2 + dung dịch NaOH dư B. Fe3O4 + dung dịch HCl dư
C. Dung dịch Ca(HCO3)2 + dung dịch NaOH dư D. Cả A, B và C
 
Top Bottom