Đề thi thử AMS và KHTN

T

theanvenger

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người xem giải và so sánh hai đề nhé, xem đề nào khó hơn (mình đoán là KHTN bởi vì mình làm đề đó được có hơn nửa :(( :(() Mọi người trình bày từng bài riêng ra nhé, mỗi bài mình xin tặng 1 like.
p/s: Đề bài hơi bé sr mọi người nha

AMS

picture.php


KHTN

picture.php
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Chữa đề KHTN.

Câu 1:
Thể tích cột dầu: $V_d=\dfrac{0,08}{800}=10^{-4} \ \ (m^3)$

Chiều cao cột dầu là: $h_d=\dfrac{10^{-4}}{S_1}$

Gọi chiều cao cột nước hai nhánh trước khi đổ dầu là $h$.

Nhánh 2 dâng thêm $h_2=2cm$, thể tích dâng thêm là: $V_2=h_2.S_2=0,02.S_2 \ \ (1)$

Thể tích nước từ nhánh 1 chuyển sang nhánh 2 là: $V_1=h_1.S_1 \ \ (2)$

Từ (1) và (2), suy ra: $h_1=\dfrac{0,02.S_2}{S_1}$ [$h_1$ là mức giảm chiều cao cột nước nhánh I]

Ta thấy: $h+h_2=(h-h_1)+(h_d-0,02) \leftrightarrow 0,04=\dfrac{10^{-4}}{S_1}-\dfrac{0,02.S_2}{S_1}$
Suy ra: $\fbox{$10^{-4}-0,02.S_2=0,04.S_1$} \ \ ( * )$

Xét áp suất tại chân cột dầu:

$g.D_d.h_d=g.D_n.(h_1+h_2) \leftrightarrow 800.\dfrac{10^{-4}}{S_1}=1000.(\dfrac{0,02.S_2}{S_1}+0,02)$

Suy ra: $\fbox{$0,08=20S_2+20S_1$} \ \ (2*)$

Từ $( * )$ và $(2*)$, ta được: $S_1=10^{-3} \ \ m^3 \\ S_2=3.10^{-3} \ \ m^3$

Chị thì thấy đề nào cũng thế cả! :D
 
Last edited by a moderator:
D

dienhocvatli

Chữa đề KHTN.

Câu 2: [Hình như cách này hơi dài :p]
ilrs.png


a) Nhận thấy: $I_{AC}+I_{AD}=I_{CB}+I_{DB} \\ \leftrightarrow \dfrac{U_{AC}}{R}+\dfrac{U_{AD}}{2R}=\dfrac{U_{CB}}{2R}+\dfrac{U_{DB}}{R} \\ \leftrightarrow 2U_{AC}+U_{AD}=U_{CB}+2U_{DB} \\ \leftrightarrow 2U_{AB}-2U_{CB}+U_{AB}-U_{DB}=U_{CB}+2U_{DB}$

Suy ra: $U_{AB}=U_{CB}+U_{DB} \ \ (1)$

Mặt khác, ta lại có: $U_{AB}=U_{AC}+U_{CB} \ \ (2)$

Từ (1) và (2), ta có: $U_{DB}=U_{AC}$

Nhận thấy: $U_{CD}=U_{AB}-U_{AC}-U_{DB}=U_{AB}-2U_{AC} \ \ ( * )$

Giả sử dòng chạy từ C đến D, như thế ta có:

$I_{AC}=I_{CD}+I_{CB} \\ \leftrightarrow \dfrac{U_{AC}}{R}=\dfrac{U_{AB}-2U_{AC}}{R}+\dfrac{U_{AB}-U_{AC}}{2R} \\ \leftrightarrow 7U_{AC}=3U_{AB} \ \ (2*)$

Từ $( * ), (2*)$, ta có: $U_{CD}=\frac{1}{7}U_{AB}=2,4(V)$

<$U_{CD} >0$ nên giả thiết ban đầu đúng>

***Công suất toả nhiệt trên Rx là: $P_x=0,96 \ \ (W)$
----------------------------------
b)

Từ các thông tin phần a, 1 cách tổng quát, ta tìm được:

$U_{CD}=U_{AB}.\dfrac{R_x}{4R+3R_x}$

$\rightarrow P_x=\dfrac{U_{CD}^2}{R_x}=U_{AB}^2.\dfrac{R_x^2}{(4R+3R_x)^2.R_x}=U_{AB}^2.\dfrac{R_x}{(4R+3R_x)^2}$

Ta thấy: $P_x \ \ max \leftrightarrow \dfrac{R_x}{(4R+3R_x)^2} \ \ max \leftrightarrow \dfrac{(4R+3R_x)^2}{R_x} \ \ min$

Đó là việc của Toán, ta có thể áp dụng BDT cô si, va cuối cùng tìm ra được: $R_x=\dfrac{4}{3}R$ thì thoả mãn bài ra!
 
C

congratulation11

Chữa đề KHTN.

Câu 3: Nhìn đề quá rắc rối, nhưng ta giải bừa như sau.

Sau khi cân bằng nhiệt, trong mỗi bình có M g nước.

Nhiệt lượng đem ra trao đổi cần để cuối cùng:

--Bình nước I có nhiệt độ $t_1'$ là: $Q_1=MC(t_1'-t_1)=MC(26-10)=16MC$

--Bình nước II có nhiệt độ $t_2'$ là: $Q_2=MC(t_2'-t_2)=MC(41-40)=MC$

--Bình nước III có nhiệt độ $t_3'$ là: $Q_3=MC(t_3'-t_3)$

Theo PT cân bằng nhiệt (theo kiểu lớp 10 sẽ tiện hơn, rất dễ hiểu nên các bạn lớp 9 không quá lo)

$Q_1+Q_2+Q_3=0$

Như thế ta tìm được $t_3'=65^oC$
 
T

theanvenger

Câu 3: Nhìn đề quá rắc rối, nhưng ta giải bừa như sau.

Sau khi cân bằng nhiệt, trong mỗi bình có M g nước.

Nhiệt lượng đem ra trao đổi cần để cuối cùng:

--Bình nước I có nhiệt độ $t_1'$ là: $Q_1=MC(t_1'-t_1)=MC(26-10)=16MC$

--Bình nước II có nhiệt độ $t_2'$ là: $Q_2=MC(t_2'-t_2)=MC(41-40)=MC$

--Bình nước III có nhiệt độ $t_3'$ là: $Q_3=MC(t_3'-t_3)$

Theo PT cân bằng nhiệt (theo kiểu lớp 10 sẽ tiện hơn, rất dễ hiểu nên các bạn lớp 9 không quá lo)

$Q_1+Q_2+Q_3=0$

Như thế ta tìm được $t_3'=65^oC$

Thế chị ơi còn m thì sao? Chị làm hai câu riêng, để câu like hả chị?:D:D
 
T

theanvenger

Vâng nhưng em vẫn sai, chị cứ giải hết cho em với chị (trừ 2 bài quang của hai đề thì dễ quá nên bỏ qua cũng được chị à)
 
T

theanvenger

Câu 2: [Hình như cách này hơi dài :p]
ilrs.png


a) Nhận thấy: $I_{AC}+I_{AD}=I_{CB}+I_{DB} \\ \leftrightarrow \dfrac{U_{AC}}{R}+\dfrac{U_{AD}}{2R}=\dfrac{U_{CB}}{2R}+\dfrac{U_{DB}}{R} \\ \leftrightarrow 2U_{AC}+U_{AD}=U_{CB}+2U_{DB} \\ \leftrightarrow 2U_{AB}-2U_{CB}+U_{AB}-U_{DB}=U_{CB}+2U_{DB}$

Suy ra: $U_{AB}=U_{CB}+U_{DB} \ \ (1)$

Mặt khác, ta lại có: $U_{AB}=U_{AC}+U_{CB} \ \ (2)$

Từ (1) và (2), ta có: $U_{DB}=U_{AC}$

Nhận thấy: $U_{CD}=U_{AB}-U_{AC}-U_{DB}=U_{AB}-2U_{AC} \ \ ( * )$

Giả sử dòng chạy từ C đến D, như thế ta có:

$I_{AC}=I_{CD}+I_{CB} \\ \leftrightarrow \dfrac{U_{AC}}{R}=\dfrac{U_{AB}-2U_{AC}}{R}+\dfrac{U_{AB}-U_{AC}}{2R} \\ \leftrightarrow 7U_{AC}=3U_{AB} \ \ (2*)$

Từ $( * ), (2*)$, ta có: $U_{CD}=\frac{1}{7}U_{AB}=2,4(V)$

<$U_{CD} >0$ nên giả thiết ban đầu đúng>

***Công suất toả nhiệt trên Rx là: $P_x=0,96 \ \ (W)$

Câu a) có một cách ngắn hơn:
Vì tính đối xứng của mạch nên các chỉ số đối xứng cũng như nhau (ví dụ $I_1=I_4$) từ đó dựa vào cộng điện thế ta có 3 phương trình:
[tex]\left\{ \begin{array}{l} I_1R+I_2R=U \\ I_1R+I_xR+I_1R=U \\ I_1=I_2+I_x \end{array} \right.[/tex]
Từ đó giải ra $I_1 \ I_2 \ I_x$ theo $R \ R_x$ Rồi làm như trên
 
C

congratulation11

Chữa đề KHTN.

Câu 5:
picture.php


Đẹp thật,

**Khi mở khoá K, mạch đã cho trở thành: Ro nt R1 nt R2 nt R4.

Ta có: $U_{01}=U_{AB}-U_V=9-6=3 \ \ (V) \\ R_{01}=R_o+R_1=1+6=7 \ \ (\Omega)$

Suy ra: $I_m=\dfrac{U_{01}}{R_{01}}=\dfrac{3}{7} \ \ (A)$

Suy ra: $R_{24}=R_2+R_4=\dfrac{U_v}{I_m}=\dfrac{6.7}{3}=14 \ \ (\Omega) \ \ (1)$

**Khi đóng khoá K, mạch đã cho trở thành: Ro nt [(R1 nt R2) // R3] nt R4

$U_{AC}=U_{AB}-U_v=U_o+U_1=9-6=3 \ \ (V)$

Ta thấy: $I_m=\dfrac{U_o}{R_o}=\dfrac{3-U_1}{1}=3-R_1.I_{12}=3-6I_{12} \ \ ( * ) \\ I_m=\dfrac{U_4}{R_4}=\dfrac{U_v-U_2}{R_4}=\dfrac{6-R_2.I_{12}}{R_4} \ \ (2*)$

Từ $( * ), (2*)$, ta có: $3-6I_{12}=\dfrac{6-R_2.I_{12}}{R_4} \\ \leftrightarrow 3R_4-6R_4.I_{12}=6-R_2.I_{12} \\ \leftrightarrow 3R_4-6+I_{12}(R_2-6.R_4)=0$

$\leftrightarrow \left\{\begin{matrix}3R_4-6=0\\ R_2-6R_4=0\end{matrix}\right. \leftrightarrow \left\{\begin{matrix}R_4=2\\ R_2=12\end{matrix}\right.$

Rất may là các giá trị tìm được thoả mãn $(1)$. Vậy ta được các giá trị cần tìm là: $R_2=12 \ \ \Omega, \\ R_4=2 \ \ \Omega$
 
C

congratulation11

Chữa đề Ams

picture.php


Câu 1: Gọi $C$ là nhiệt dung riêng của chất lỏng; $q$ là nhiệt dụng của ấm.

--Nhiệt lượng cần để ấm đựng 500g chất lỏng ở 12*C nóng tới 23*C là:

$Q_1=(0,5C+q)(23-12)=5,5C+11q$

--Nhiệt lượng cần để ấm đựng 1kg chất lỏng ở 12*C nóng tới 23*C là:

$Q_2=(1C+q)(18-12)=6C+6q$

Được đun cùng trong 2 phút nên $Q_1=Q_2$

Do vậy, ta được: $5,5C+11q=6C+6q$

Suy ra: $\fbox{$C=10q$}$

Thay ngược lại, ta được: $Q_1=66q$

Nếu gọi công suất của bếp là $P$, $t=2'$ thì: $P=\dfrac{Q_1}{t}=\dfrac{66q}{t}$

--Nhiệt lượng cần để ấm đựng 1,7 kg chất lỏng ở 12*C nóng tới 100*C là:

$Q_3=(1,7C+q)(100-12)=18q.88=1584q$

Thời gian cần tìm là:

$t'=\dfrac{Q_3}{P}=\dfrac{1584q.t}{66q}=24t$

Suy ra: t'=2.24=48 (phút)

Đáp số: 48 phút.
-----------------------------
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom