Đề thi THPTQG 2019 môn Ngữ Văn - Đề hợp lệ

nhatminh1472005

Banned
Banned
Thành viên
24 Tháng sáu 2017
643
411
101
Hà Nội
Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

de-thi-8714-1561430364.jpg

#BTC: Đề hợp lệ
 

Attachments

  • de-thi-8714-1561430364.jpg
    de-thi-8714-1561430364.jpg
    733.6 KB · Đọc: 83
Last edited by a moderator:

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
phần 1 đọc hiểu ( 3 điểm )
Câu 1:
Thể thơ: Tự do
Câu 2: Nội dung câu thơ
vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm là hình ảnh của những con người dong buồm trên biển, họ gặp vất vả, gian truân, phải đối mặt với những thử thách, khó khăn của biển cả thiên nhiên, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng "vùi trong đáy lạnh".
Về mặt nghĩa bóng là hàn trình theo đuổi khát vọng của con người sẽ gặp rất nhiều những khó khăn, thử thách của cuộc đời.
Câu 3: Hiệu quả của phép điệp: nhấn mạnh, tạo âm điệu, tạo sự liên kết cho đoạn văn
Câu 4.
Hành tình theo đuổi khát vọng chưa bao giờ là dễ dàng và trải đầy hoa hồng, nhưng chỉ cần chúng ta vững vàng, quyết tâm theo đuổi đến cùng, luôn giữ vững ý chí và niềm tin thì có thể vượt qua tất cả.
Phần 2: nghị luận xã hội
Câu 1: sức mạnh của ý chí
Giải thích vấn đề: ý chí là gì? Tại sao sức mạnh ya chí con người trong cuộc sốnglại quan trọng? ý chí của con người là một điều không thể thiếu trong cuộc sống nếu muốn vươn lên và đặc biệt là trong xã hội phát triển không ngừng nghỉ như hiện nay. Cuộc sống chúng ta có thể có rất nhiều những khó khăn, trắc trở, nhưng chỉ cần có niềm tin, có ý chí vượt qua, ý chí tiến thủ thì ắt cũng thành công.
Vì sao chúng ta lại cần có ý chí?
+ chúng ta đều mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng trước khi thay đổi và kêu ca về những khó khăn vấp ngã thì trước hết phải có ý chí vượt qua mọi thứ, không được nản lòng.
+ dù cả thế giới quay lưng lại với chúng ta, chỉ cần chúng ta không mất đi nghị lực, luôn giữ vững niềm tin vào bản thân, giữ vững ý chí thì nó sẽ là một nguồn sức mạnh vô hình cực kì lớn lao thúc đẩy, tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh để vượt qua chông gai.
- Liên hệ thực tế bản thân cần làm gì để giữ vững ý chí trong cuộc sống.
phần 3 ( nghị luận văn học ) 5 điểm
bài văn tham khảo :
"Hương giang ơi dòng sông êm
quả tim ta vẫn ngày đêm tự tình"
đã từ rất lâu sông hương trở thành nguồn cảm hứng bất tận của những người nghệ sĩ viết nhạc và làm thơ, nằm trong mạch cảm xúc ấy làm sao ta có thể quên được tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Là một nhà văn có sở trường ở thể loại tuỳ bút , bút kí , ở đề tài tình yêu quê hương , tình yêu đất nước , Hoàng Phủ Ngọc Tường đã có nhiều những tác phẩm nổi tiếng như " Hoa trái quanh ta " , "Ngôi sao sáng trên đỉnh Phù Văn Hâu" , mà tiêu biểu hơn cả là bài kí sang trọng ADDTCDS. Một nhà văn có sự kết hợp nhuần nhị giữa trí tuệ uyên bác , trữ tình sâu lắng , suy tư đa chiều và vốn từ ngữ mỹ lệ bay bổng , ông đã cho ta một cảm quan rất riêng về Sông Hương , niềm tự hào kiêu hãnh mến thương của người dân xứ Huế. Ông đã thành công khi khắc hoạ sông Hương trên nhiều những góc nhìn khác nhau như Địa lý , lịch sử , văn hoá văn chương và đem đến những phát hiện mới mẻ.
Ai trong chúng ta cũng đều biết đến sông Hương là dòng chảy trôi êm đềm và hiền hoà đi qua kinh thành Huế. Nhưng điều đó cũng chỉ chứng tỏ hiểu biết trong ta là hạn hẹp về sông Hương. Là một nhà văn sinh ra ở Quảng Trị có 40 năm gắn bó với Sông Hương , Hoàng Phủ Ngọc Tường không dừng lại để ngắm nhìn gương mặt thành phố của dòng sông. Ông ngược dòng cảm xúc để trở về với thượng nguồn của con sông và có những phát hiện mới mẻ mà trong chúng ta chưa từng biết tới . Ông phóng chiếu toàn bộ thuỷ trình của sông Hương. Nhà văn khẳng định ở thượng nguồn đó là một cô gái Di gan man dại và phóng khoáng. Kết hợp với nghệ thuật nhân hoá điêu luyện sông Hương hiện lên trong trang văn như một sinh thể có hồn và có cá tính , sống một nửa cuộc đời mình trong dãy Trường Sơn hùng vĩ . Sông Hương khúc thượng nguồn , nhà văn lựa chọn việc sử dụng nghệ thuật liệt kê , với hàng loạt những câu văn ngắn , ngắt nhịp liên tục thể hiện tốc độ dòng chảy , nhanh mạnh gấp gáp " bản trường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn , mãnh liệt qua các ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào đáy vực bí ẩn". Sông Hương khác hoàn toàn với những gì chúng ta đã từng được biết tới . Không còn là một dòng chảy bình thường mà đã trở thành một sinh thể có hồn và có cá tính. Một cuộc hành trình tìm kiếm về với người tình trăm năm của mình là xứ Huế
#BTC: BTC không nhận đáp án môn Văn bạn nhé.
Những thành viên copy đáp án trên mạng đều sẽ bị xử lí.
 
Last edited by a moderator:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Sau đây là đáp án của ban giải đề. Mọi người tham khảo nhé.

Bài hướng dẫn 1:
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Thể thơ tự do
Câu 2:
Nội dung: Hai câu thơ nói lên nỗi vất vả của những con người ngư dân lênh đênh trên biển rộng. Họ đã đổ không biết bao nhiêu giọt mồ hôi đầy cay đắng và chính họ cũng là những con người sống trong lòng của những con sóng lạnh ngoài khơi xa. Kiếp sống của họ gắn liền với biển nhưng không hề êm đềm mà luôn luôn phải đối diện với nguy hiểm, có thể mất cả tính mạng dưới đáy đại dương.
Câu 3:
Phép điệp ngữ “cái” :
  • Giúp nhấn mạnh thêm những sức mạnh vĩnh cửu của thiên nhiên và những tác động của nó đến cuộc đời người ngư dân.
  • “Cái” là từ dùng để chỉ những vật cụ thể chính vì vậy khi sử dụng nó khiến cho những phẩm chất (hào hiệp, kiên nhẫn, nghiêm trang, giản đơn sâu sắc) trở nên cụ thể, trực quan, sinh động hơn.
Ngoài điệp ngữ còn có điệp cấu trúc câu và điệp thanh (câu 1 và câu 2: T B T B B T T)khiến cho nhịp thơ trở nên trùng điệp, nhẹ nhàng và khổ thơ trở nên hài hòa hơn.
Câu 4:
Con người trong cuộc hành trình theo đuổi mơ ước, theo đuổi nhau tìm những đam mê và khát vọng sống không hề đơn giản. Trong cuộc hành trình đó chúng ta sẽ gặp không biết bao nhiêu khó khăn thử thách. Điều này khiến cho mỗi người trong chúng ta càng trở nên trưởng thành hơn, nhìn đời với con mắt sâu sắc hơn. Chúng ta đổ mồ hôi, dùng tất cả những tiềm lực vốn có của mình để cố gắng thế nhưng không phải ai cũng may mắn gặt được thành công. Có những sự trả giá rất đắt đó là tính mạng của chính mình. Nhưng những khát vọng ấy vẫn luôn đâm chồi, nảy nở. Chúng ta luôn tiến lên để tìm đến những chân trời tươi đẹp.
Phần II: Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội
1. Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sức mạnh ý chí con người trong cuộc sống
2. Thân đoạn:
a. Giải thích:
  • Ý chí là gì?
  • Là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở những hành động có mục đích và đò hỏi có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài lẫn bên trong.
  • Là một hiện tượng tâm lí thông qua mục đích được nhận thức thông qua hiện thực khách quan
=> Ý chí giúp con người điều chỉnh hành vi, hướng tới những điều tích cực trong cuộc sống, khắc phục những hoàn cảnh khó khăn và đạt được mục đích xác định.
b) Bàn luận:
  • Sức mạnh ý chí đến từ đâu ?
  • Đến từ bản thân mỗi chúng ta
  • Đến từ ngoại cảnh: do sự tác động gián tiếp hoặc trực tiếp của người xung quanh
  • Vai trò của ý chí trong cuộc sống:
  • Ý chí giúp xua tan đi những suy nghĩ tiêu cực
  • Ý chí giúp con người luôn hướng đến thành công
  • Ý chí giúp vượt qua những khó khăn thử thách
  • Ý chí giúp biến những ước mơ trở thành hiện thực
  • Dẫn chứng:
  • Jack Ma luôn mong muốn xây dựng một thương hiệu TQ nổi tiếng khắp thế giới. Chính những nỗ lực, cố gắng và một ý chí sắt thép Alibaba đã trở thành một kênh thương mại điện tử phát triển nhất TQ và ngày càng mở rộng vị thế của mình trên thế giới.
  • Nick Vuijick là một diễn giả truyền năng lượng sống nổi tiếng khắp thế giới nhưng có ai biết để có một cuộc sống như hiện tại thì một người khuyết tật như anh đã phải cố gắng như thế nào. Anh không chỉ khó khăn trong di chuyển mà ngay những việc vệ sinh cá nhân cơ bản cũng khiến anh gặp rắc rối. Điều khiến anh vượt qua không tất cả không phải là một ý chí thép sao.
c) Bàn luận mở rộng
Ngoài ý chí để có được một cuộc sống hạnh phúc, để đi đến thành công mỗi người chúng ta cần có nhiều năng lực hơn nữa như nghị lực, niềm hi vọng, tinh thần lạc quan,...
d) Bài học nhận thức và hành động:
  • Đối với bạn bè em
  • Đối với bản thân của em
  1. Kết đoạn
Khẳng định một lần nữa sức mạnh của ý chí trong cuộc sống
Câu 2: Nghị luận văn học
  1. Mở bài
  • Giới thiệu tác giả HPNT và tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông
  • Giới thiệu đoạn trích và khẳng định Ai đã đặt tên cho dòng sông la tác phẩm có góc nhìn đa chiều, đa diện và mang tính phát hiện cao
2. Thân bài
  • Nhà văn phát hiện sông Hương có vẻ đẹp thiên tạo, có sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính (nội dung chính của đoạn trích)
- Tác giả phát hiện ra cái thế chảy cuộn xoáy của dòng nước sông Hương ở thượng nguồn và mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn:
Như một “bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu trầm bổng: “Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn” hùng tráng và “mãnh liệt vượt qua ghềnh thác” rồi ào ạt “cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.
- Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng- nên thơ, tình tứ, mê đắm.
+ Biện pháp nhân hoá: Sông Hương như “cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại”, với “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
->Vẻ đẹp nữ tính, vừa dịu dàng vừa mãnh liệt hoang sơ.
+ Không chỉ ngắm nghía “khuôn mặt kinh thành”, nhà văn còn khơi về nguồn cội để khám phá vẻ đẹp tâm hồn thăm thẳm mà chính dòng sông cũng không muốn bộc lộ.

  • Tác giả còn phát hiện vẻ đẹp lãng mạn của sông Hương và cũng là nguồn cội về một vùng văn hóa xứ sở:
  • Sự chế ngự của sông Hương khi ra khỏi rừng để có sắc đẹp “dịu dàng và trí tuệ”
  • Khi về đồng bằng, so sánh sông Hương như “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”
=> Hé mở một phát hiện mới của tác giả về vẻ đẹp của Sông Hương: Người ta hay nghe tới sông Hương gắn với Huế “dịu dàng pha lẫn trầm tư”, êm đềm, trong trẻo nay lại biết tới phần dữ dội, mê hoặc, khó cưỡng của dòng sông.

  • Ngoài những phát hiện trong đoạn trích thì Ai đã đặt tên cho dòng sông còn được khám phá thông qua nhiều cái nhìn mang tính phát hiện:
  • Nhà văn nhìn sông Hương là dòng sông lịch sử.
  • Nhà văn phát hiện sông Hương là dòng sông văn hoá và thi ca.
  • Nhà văn nhìn sông Hương trong góc nhìn đời thường.
* Đánh giá chung:
Qua cách nhìn rất độc đáo ấy, tác giả cho thấy nét tài hoa của một ngòi bút ở thể bút kí; nét độc đáo trong ý tưởng phát hiện về phẩm chất của một dòng sông và hệ thống hình ảnh giàu sức gợi, tác giả đã tạo nên những xúc cảm sâu lắng trong tâm hồn người đọc.
3. Kết bài
- Đánh giá nghệ thuật nổi bật: liên tưởng độc đáo, sử dụng từ ngữ đặc sắc, văn phong tao nhã, thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng sông Hương.
- Qua tác phẩm ta cảm nhận được niềm tự hào tha thiết của tác giả với vẻ đẹp thiên nhiên xứ Huế cũng như đất nước.

Bài hướng dẫn tham khảo 2:
Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Tự do
Câu 2: Nội dung của hai dòng thơ: Nỗi vất vả của người dân chài lưới trong công cuộc mưu sinh trên biển lớn. Sống trong lòng biển mẹ, tiếp nối qua nhiều thế hệ, bán mặt cho biển, bán lưng cho trời, và bị rình rập bởi hiểm nguy nhưng họ đã, đang và sẽ cống hiến cả cuộc đời để duy trì cơ nghiệp cha ông.
Câu 3: Hiệu quả của điệp từ “cái”
  • Nhấn mạnh tâm thái của đất trời và mô phỏng sức mạnh vĩnh hằng của thiên nhiên qua góc nhìn của con người
  • Từ “cái” được dùng một cách mộc mạc, giản dị nhằm gợi cho con người nhiều suy ngẫm lẫn ca ngợi về những phẩm chất quý báu của người dân lao động khi đứng giữa dòng đời tấp nập với những cơn sóng cả xô bồ, đối diện với những thế lực hùng mạnh của cuộc sống vùng biển
Song song với đó còn là phép điệp cấu trúc nhằm tạo nên âm điệu, nhịp thơ trong trẻo lẫn những hình ảnh giàu tính sinh động, cụ thể để nhẹ nhàng ghi vào lòng bạn đọc về hành trang tinh thần vô giá để vững bước trên con đường ta đã chọn.
Câu 4: Khát vọng của con người trên đoạn trích trên đã làm tôi vỡ ra nhiều thứ. Về một ý chí ngoan cường không bỏ cuộc dù trải qua biết bao sóng gió, về một trái tim khát khao hướng đến tương lai tươi sáng dẫu bị vùi dập bao lần đã hình thành nên một tâm thái hiên ngang, kiên cường để vươn đến chân trời mơ ước.
Phần II: Làm văn
Câu 1: Nghị luận xã hội
  1. Mở đoạn: Vai trò của ý chí trong cuộc sống thường nhật của con người
  2. Thân đoạn:
a. Giải thích:
  • Ý chí là hiện thân của mục đích sống được con người hình thành thông qua quá trình trưởng thành
  • Ý chí là năng lực tâm lí cho phép con người phá vỡ vành đai an toàn, vượt qua mọi chướng ngại vật để đạt được mục tiêu mà mình khao khát
⇒ Ý chí là sự kết hợp tinh tế giữa trí tuệ và tình cảm đạo đức nằm ẩn trong sâu thẳm của mỗi con người
b. Bàn luận:
  • Ý chí là bệ phóng đưa con người đến với thành công:
  • Nghịch cảnh cho ta môi trường để thử thách bản thân và ý chí trao cho ta bộ giáp cứng cáp để đương đầu và vượt qua nghịch cảnh ấy để chạy băng băng đến đỉnh cao của thành công
  • Ý chí chính là bản lĩnh sống, quyết tâm cao để thực hiện được ước mơ cháy bỏng từ trong tận sâu thẳm tâm hồn
  • Một ý chí mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất được tôi luyện qua những năm tháng trải nghiệm từ những bước đi chập chững đến những bước đi vững vàng với mục đích sống kiên định
  • Người có ý chí tiến thủ, không bao giờ đi ngược lại con đường mình đã chọn là người chắc chắn sẽ gặt hái nhiều thành công vang dội:
  • Người có ý chí luôn luôn bền gan, vững chí dù phải đương đầu với biết bao nhiêu thách thức của cuộc sống
  • Họ quyết không chịu thua số phận, không đổ lỗi cho hoàn cảnh. Thay vì đó, họ không ngừng nỗ lực để vươn lên.
c. Mở rộng vấn đề: Dẫn chứng về những tấm gương có ý chí mạnh mẽ:
  • Bill Gates đã phá sản trong lần đầu tiên nhưng vượt qua biết bao nhiêu gian nan, đắng cay, giờ đây ông đã trở thành tỷ phú thế giới
  • Nick Vuijick là người khiếm khuyết toàn cơ thể nhưng anh đã không đầu hàng định mệnh nghiệt ngã và giờ đây anh đã trở thành diễn giả thành công bậc nhất thế giới
⇒ Ý chí là điểm tựa khi bạn sa ngã, là điểm bật khi bạn nỗ lực cố gắng và là ngọn đuốc soi đường khi bạn lạc lối trong màn đêm của thất bại
  • Phê phán những con người không có ý chí tiến thủ, sống ỷ lại và chấp nhận sự an bài của số phận
3. Kết đoạn: Bài học nhận thức
  • Con người sẽ không bao giờ bị gục ngã khi vẫn còn giữ trong mình một ngọn đuốc ý chí rực sáng.
  • Không ngừng phấn đấu, không ngừng nỗ lực và luôn luôn giữ trọn niềm tin vào bản thân là cầu nối để đưa bạn đến cánh cổng thành công trong tương lai
Câu 2: Nghị luận văn học
  1. Mở bài:
  • Giới thiệu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Giới thiệu về tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”
  • Dẫn dắt vào yêu cầu của đề bài: Dòng sông Hương là biểu tượng cho xứ Huế, cho sự mộng mơ, cho những vẻ đẹp tâm hồn của con người xứ Huế
2. Thân bài:
a. Hình tượng sông Hương xuyên suốt đoạn trích dưới góc nhìn địa lí:
  • Dưới góc nhìn chủ quan của tác giả, sông Hương không chỉ là một trong những dòng sông đẹp của nước ta mà còn là “dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất” - cảm giác chiếm hữu đầy thương mến được pha trộn bởi tình yêu quê hương dạt dào cộng hưởng với một chút thiên vị đã tạo nên một mở đầu độc đáo
  • Sông Hương là đối tượng thẩm mĩ, là đối tượng quen thuộc của thi ca và cũng là đối tượng được nhắc đến trong tình yêu vĩnh hằng
  • Bóng dáng hoang dại đầy cá tính của sông Hương nơi thượng nguồn:
  • Sông Hương được ví như là một “bản trường ca của rừng già” bởi nét hùng vĩ cuốn hút và bí ẩn rất riêng của nó. Không chỉ đơn thuần là gói gọn trong áng văn chương có dung lượng lớn này mà còn ẩn chứa một niềm ngưỡng mộ, ngợi ca vẻ đẹp ẩn khuất sâu thẳm của sông Hương
  • Vẻ đẹp của sông Hương phảng pháp khắp núi rừng từ rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy đến dịu dàng, say đắm kiến tạo nên bóng hình cô gái Di gan phóng khoáng và man dại
⇒ Sông Hương khiến người tay đắm say và ngưỡng mộ bởi sức mạnh, bởi vẻ đẹp trong từng đường nét chế ngự, dịu dàng và trí tuệ
b. Góc nhìn sông Hương với văn hóa và thi ca:
  • Sông Hương chính là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” bởi nó vừa là khởi nguồn, là hình thành mà còn là phát triển sự bồi đắp không ngừng nghỉ trong một vùng không gian văn hóa, thơ ca và âm nhạc
  • Sông Hương mang vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn khi nhắc đến cội nguồn sinh thành, khi nhắc đến không gian tồn tại của nền âm nhạc cổ điển xứ Huế
  • Có thể nói sông Hương chính là nơi khơi nguồn cảm hứng vô tận và mới mẻ cho các thi nhân bằng vẻ đẹp không ngừng biến ảo này
  • Là cô gái Di gan hay là cô gái Huế lẳng lơ dịu ngọt mà rất ư là sâu sắc và tình tứ đây?
⇒ Sông Hương chính là biểu tượng cho tâm hồn, tính cách của người con gái Việt: kiên cường, dũng cảm & lãng mạn, trữ tình
c. Nghệ thuật của đoạn trích:
  • Cách miêu tả tinh tế qua những hình ảnh đối lập, nhân hóa
  • Giọng văn nhẹ nhàng, là sự kết hợp thanh tao giữa trí tuệ và trữ tình đằm thắm, lãng mạn dưới góc nhìn chính luận - suy tư đa chiều
  • Hình ảnh sáng tạo, tiết tấu đoạn trích như một bài thơ cùng những biện pháp tu từ đã góp phần đưa bạn đọc đến vùng đất liên tưởng độc đáo
3. Kết bài:
  • Đoạn trích này đã thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đồng thời đặc tả về vẻ đẹp mê hồn của sông Hương dưới cả góc nhìn địa lí và văn hóa & thi ca.
  • Cảm nhận riêng về đoạn trích này
 
Last edited:
Top Bottom