Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch Sử mã đề 315 - Đề hợp lệ

xuanthanhqmp

Giải Ba Mùa hè Hóa học
Thành viên
16 Tháng sáu 2017
1,437
1,112
269
20
Bình Dương
THPT chuyên Hùng Vương
1c
2d
3b
4b
5c
6a
7b
8d
9b
10d
11a
12c
13d
14c
15c
16c
17a
18c
19d
20a
21c
22c
23b
24a
40c
33b
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng

Ngọc Bùi 12345

Vì học sinh thân yêu! Cựu Admin
Thành viên
23 Tháng ba 2018
934
4,156
396
27
Hải Dương
Trường THPT Đoàn Thượng
Bài làm của các bạn thi trắc nghiệm kết thúc từ 11h36ph nhé! Các bạn làm giải chi tiết cứ tiếp tục làm bài. Hết 120ph BTC sẽ thông báo
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Đáp án và lời giải thích một số câu cho mã đề 315 (các mã đề tương tự (giống với mã 315) là 301, 307, 309, 317 và 323):
1. C. Trước năm 1921 thì nước Nga lâm vào 4 năm chiến tranh đế quốc, chống thù trong giặc ngoài để khôi phục kinh tế. Trước tình hình đó, Đảng Bolshevich Nga đề ra chính sách kinh tế mới với mục tiêu tập trung vào công nghiệp nặng
2. D. Trong cao trào 1936 - 1939, nhân dân chỉ đấu tranh chính trị mà không đấu tranh vũ trang nên A sai; với đáp án B thì sai vì khởi nghĩa từng phần lên Tổng khởi nghĩa là hình thức đấu tranh trong cách mạng tháng Tám; ở đáp án C thì sai luôn vì hình thức đó bắt đầu có từ thời kháng Pháp - Mĩ. Như vậy D là đáp án đúng
3. B
4. B. Nhân cơ hội Nhật đầu hàng năm 1945, có ba quốc gia Đông Nam Á đầu tiên là Indonesia, Việt Nam và Lào; nhưng Indonesia giành độc lập đầu tiên vào tháng 8/1945; Việt Nam vào tháng 9/1945 và Lào vào tháng 10/1945
5. C. Chúng ta hình dung đến phong trào dân tộc dân Việt Nam vào năm 1919 - 1925 liên quan đến giai cấp tư sản
6. A. Đây là âm mưu mới của Mĩ thời Nixon với mục tiêu "Mĩ hóa" cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng ra toàn Đông Dương
7. C
8. D.
9. D. Đảng Cộng sản ra đời năm 1930 và đề ra các khẩu hiệu cách mạng phù hợp với thực tiễn đấu tranh cách mạng của nhân dân ra. Khẩu hiệu của 1936 - 1939 là chống phản động thuộc địa; đến 11/1939 là chống đế quốc Pháp; đến 9/1940 là đánh đuổi Pháp - Nhật cùng tay sai; đến tháng 3/1945 thì Nhật đảo chính Pháp nên khẩu hiệu lúc này là đánh đuổi phát xít Nhật
10. C. Sau 1975 thì Việt Nam gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhất là về vấn đề nguồn lương thực. Vì thế trong kế hoạch 5 năm đầu tiên, nhà nước cố gắng thực hiện thành công ba chương trình kinh tế là: sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu. Kết quả là lương thực tăng mạnh và dồi dào.
11. A. Mĩ là đứng nhất thế giới, Liên Xô đứng thứ hai; riêng Nhật chỉ đứng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa
12. C. Sau Thế chiến 2, Mĩ đứng đầu thế giới về tiềm lực kinh tế, tổng sản lượng gấp hai lần các nước tư bản cộng lại.
13. B. Chúng ta hoàn thành thống nhất về mặt lãnh thổ vào tháng 4/1975; còn hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước thì bắt đầu từ tháng 9/1975 với bốn sự kiện tiêu biểu. Việc Việt Nam thống nhất đất nước về mặt nhà nước có ý nghĩa lớn, đó là bảo đảm chắc cho việc giữ gìn an ninh - quốc phòng của đất nước: Sau 1976, nước ta lao vào cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ ở Tây Nam và phía Bắc Tổ quốc
14. C. Trong lịch sử thế giới, chưa một quốc gia nào có Đảng lãnh đạo lại thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền Nam - Bắc
15. C. Pháp không bao giờ muốn nền kinh tế Việt Nam phát triển đồng đều; Pháp muốn vơ vét của cải ở thuộc địa chứ không hề muốn thuộc địa phát triển. Việt Nam thời Pháp thuộc là nước "thuộc địa nửa phong kiến" vì Pháp làm song song bóc lột tư bản và bóc lột phong kiến
16. C. A là thuộc phong trào 36 - 39; B là thuộc phong trào 39 - 45; D sai luôn
17. B. A sai vì chỉ có Singapore mới là "con rồng kinh tế châu Á"; C sai vì cũng chỉ Singapore mới là nước công nghiệp mới; D sai vì Thailand xuất khẩu gạo thứ nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ hai.
18. D. Liên Xô chỉ đóng quân ở phía Đông, nên các đáp án đầu tiên sai hết; D là đáp án đúng
19. D. Nelson Mandela là nhà lãnh đạo châu Phí đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc, xóa bỏ chế độ này vào năm 1993 bằng Hiến pháp Nam Phi
20. D. A sai vì Pháp lúc này chưa hề có ý định đánh chiếm những nơi khác, vì mục đích ban đầu chúng muốn là tìm chỗ đóng quân mà thôi. B loại luôn vì ban đầu Pháp chọn chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" khi chúng xâm lược Đà Nẵng, còn "chinh phục từng gói nhỏ" chỉ thực hiện khi Pháp chuyển quân vào Gia Định
21. C. Ở đáp án A, Mĩ tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh sau thắng lợi của Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 của quân dân ta; B cũng sai vì sự kiện 1972 không liên quan đến "chiến tranh cục bộ", vì "chiến tranh cục bộ" diễn ra từ 1965 đến 1968; D sai luôn vì sự kiện 1972 cũng chẳng liên quan gì đến chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mĩ tại miền Nam Việt Nam (1961 - 1965). C đúng nhất, vì Mĩ tuyên bố "Mĩ hóa" bằng cách đem quân sang xâm lược trong chiến lược "chiến tranh cục bộ"; thắng lợi của Tổng tiến công 1968 buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa"; Thắng lợi của tiến công chiến lược 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" trở lại lần 2, đem quân trở lại xâm lược miền Nam và dùng không quân đánh phá miền Bắc lần 2
22. B. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950 ta có ba mục đích: tiêu diệt một bộ phận sinh lực của quân Pháp - đây cũng chính là mục tiêu chung của quân ta trong kháng chiến chống Pháp; khai thông đường sang Trung Quốc và các nước XHCN (khai thông biên giới Việt - Trung), vì cách mạng Trung Quốc thành công tạo điều kiện cho ta có được sự giúp đỡ từ bên ngoài, nên Pháp mở hai hành lang Đông - Tây là Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La, đường số 4 để ngăn chặn sự chi viện của khu IV lên phía Bắc nước ta, sự chi viện của các nước XHCN với cách mạng nước ta; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc để góp phần đưa cách mạng nước ta đi lên. Xét các đáp án A, C và B thuộc chiến dịch Việt Bắc, nhưng chúng ta xét kỹ hơn: Ở phương án B là sai (tạo thế và lực trên bàn đàm phán) vì chúng ta tiến hành kháng chiến chỉ để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế; đến 1953 ta mới nghĩ đến đấu tranh ngoại giao nên D sai.
23. A. Ta loại ngay B, vì lúc này Trung Quốc chưa giành thắng lợi trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (nội chiến Quốc - Cộng). Ta loại luôn phương án "thúc đẩy tiến trình hình thành EU" vì lúc này EU cũng chưa ra đời. Ta loại luôn phương án "lôi kéo các nước đồng minh để Mĩ thực hiện "trật tự đơn cực" vì Mĩ chưa bao giờ thành công trong việc hình thành "trật tự thế giới đơn cực" mà chỉ là tham vọng thôi. Với đáp án còn lại, thì đó là âm mưu của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược toàn cầu với 3 mục tiêu.
24. D. Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 gồm: Đảng lãnh đạo, truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, kết hợp các hình thức mặt trận đấu tranh. Xét các đáp án thì: A sai vì liên minh chiến đấu của ba nước Đông Dương có từ kháng Pháp và kháng Mĩ; ta không có đồng minh nên B loại luôn (đồng minh là quân đội các nước cùng nhau chống phát xít); C sai vì chỉ có Liên Xô mới là nước XHCN đầu tiên, Đông Âu cũng mới hình thành hệ thống XHCN trong những năm 1948 - 1949
25. D. Miền Bắc đóng vai trò quyết định nhất trong kháng Mĩ cứu nước vì các lý do: Miền Bắc xây dựng cơ sở vững mạnh để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo là hậu phương cách mạng, tự bảo vệ mình. Xét các đáp án: A sai vì miền Bắc lúc này mới căn bản hoàn thành xây dựng CNXH; B sai luôn vì chỉ có miền Nam đánh các chiến lược chiến tranh của Mĩ; C cũng sai luôn, vì chỉ miền Nam đánh thắng giặc trong các trận quyết chiến chiến lược
26. C. Trong khai thác thuộc địa tại Việt Nam, Pháp đầu tư chủ yếu là nông nghiệp và công nghiệp. Trong nông nghiệp thì Pháp chú trọng cướp đất lập đồn điền; trong công nghiệp thì chú trọng khai mỏ - đặc biệt là mỏ than vì Pháp thu hồi vốn rất nhanh và Việt Nam có điều kiện rất tốt. Trong khai thác thuộc địa lần II, Pháp đầu tư với quy mô lớn và tốc độ cao
27. B. A sai vì đó là mục tiêu của phong trào 1936 - 1939; C là hình thức đấu tranh trong cao trào 1936 - 1939; D là đúng nhưng không đủ, vì cao trào 1930 - 1931 diễn ra trên cả nước, chủ yếu nhất là ở Nghệ Tĩnh, diễn ra ở cả nông thôn và thành thị. B đúng vì đầu tiên là có một Đảng duy nhất lãnh đạo, với đường lối đấu tranh thống nhất trên cả nước từ 1930 trở đi.
28. D. A sai vì Cộng đồng châu Âu không thuộc khoảng thời gian này. Cộng đồng châu Âu hình thành năm 1967, hợp từ ba cộng đồng là cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu, cộng đồng than thép châu Âu và cộng đồng kinh tế châu Âu. B cũng sai luôn, vì xu thế liên kết khu vực ở châu Âu chỉ xuất hiện từ 1950 sau khi các nước Tây Âu hàn gắn vết thương chiến tranh và muốn thoát khỏi dần ảnh hưởng của Mĩ. C cũng sai luôn, như vậy D đúng vì xu thế hòa bình được thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc, thương lượng giữa nguyên thủ các nước Tây Âu
29. A. Điểm giống nhau của hai cuộc cách mạng này là chung một khuynh hướng là vô sản, cùng xóa bỏ giai cấp bóc lột, cùng có công nông làm nòng cốt. Điểm khác là đối tượng của đấu tranh (hay kẻ thù của cách mạng): cách mạng tháng Tám giành được chính quyền từ tay Nhật; cách mạng tháng 10 Nga giành được chính quyền từ tay chính phủ tư sản lâm thời. C sai vì Nga không bị phương Tây xâm lược. Ở đáp án D, cách mạng tháng 10 Nga làm cho CNTB không còn là hệ thống hoàn chỉnh, nhưng cách mạng tháng Tám 1945 không có việc đó. Chỉ có A là đúng, vì cách mạng Nga cổ vũ cho cách mạng thế giới; cách mạng tháng Tám cổ vũ cho cách mạng Lào giành thắng lợi, đồng thời cổ vũ cho cách mạng thế giới
30. D. Luận cương có hai hạn chế lớn: quá đề cao đấu tranh giai cấp, xác định lực lượng cách mạng chỉ là công nông mà chưa quan tâm đến các lực lượng cách mạng khác. Hội nghị tháng 7/1936 bước đầu khắc phục nhược điểm về lực lượng cách mạng và tập hợp họ vào Mặt trận thống nhất. Xét các đáp án thì D đúng nhất, vì do kết quả của Hội nghị VIII của Đảng tháng 5/1941 giải quyết cách mạng trong phạm vi từng nước Đông Dương, lập Mặt trận Việt Minh để hợp mọi giai tầng về chung các Hội Cứu quốc để chung nhiệm vụ giải phóng dân tộc
31. A. B và D chỉ có ở khởi nghĩa Hương Khê; C là của khởi nghĩa Bãi Sậy
32. C. A sai vì phong trào giải phóng dân tộc không tác động gì đến hòa hoãn Đông - Tây; B sai vì toàn cầu hóa là hệ quả của cách mạng KHKT lần 2; D sai vì Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu, nhưng chưa bao giờ thành công và âm mưu làm bá chủ thế giới chưa bao giờ thực hiện được. C đúng, vì phong trào giải phóng dân tộc thắng lợi dẫn đến sự hình thành của trên 100 quốc gia dân tộc với các chế độ chính trị khác nhau, làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.
33. B. Cách mạng KHKT lần 1 bắt đầu từ Anh vào giữa thế kỷ XVIII; cách mạng KHKT lần 2 bắt đầu từ Mĩ vào những năm 40 của thế kỷ XX và có nhiều nhược điểm. Xét các đáp án: A sai, vì có những phát minh bắt nguồn từ nước khác chứ không riêng gì Mĩ, như Liên Xô chẳng hạn. B đúng. C sai vì khoa học đi trước mở đường cho các phát minh; D sai luôn, vì khoa học và kỹ thuật luôn gắn bó mật thiết với nhau.
34. B. A sai, vì chỉ có hậu phương thời kháng Mĩ có tiếp nhận viện trợ từ các nước XHCN, hậu phương thời kháng Pháp tiếp nhận một phần viện trợ từ các nước XHCN (chủ yếu của Liên Xô) từ 1953 - 1954 trở đi; C sai, vì lực lượng ba thứ quân mới xuất hiện sau chiến dịch Việt Bắc 1947 ở căn cứ Việt Bắc; căn cứ địa của cách mạng tháng Tám không có cái này. D cũng sai luôn, vì cách mạng tháng Tám chưa có tiền tuyến mà mới chỉ là khởi nghĩa toàn dân để giành chính quyền; đến kháng chiến chống Pháp mới có tiến tuyến và hậu phương. B đúng, vì trong kháng chiến chống Pháp thì Pháp mở chiến dịch bao vây căn cứ địa Việt Bắc năm 1947, lập hành lang Đông - Tây và đường số 4 năm 1949 để tiếp tục bao vây căn cứ Việt Bắc.
35. D. A sai, vì lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945; B sai vì lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi trong kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ; C sai luôn, vì kháng Pháp và Mĩ có giúp đỡ của các nước XHCN, riêng cách mạng tháng Tám không có. D đúng, vì phương thức thực ra là phương pháp và cách thức sử dụng lực lượng đấu tranh với lực lượng chính trị là nòng cốt, lực lượng vũ trang là xung kích hỗ trợ
36. A. B sai, vì khi Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách đến Hội nghị Versailles nhưng bị bác bỏ, như vậy quyền tự quyết của dân tộc không có. C sai, vì Liên Xô khác chế độ chính trị. D sai, vì hội nghị Versailles không có Liên Xô tham gia. A đúng, vì quan hệ quốc tế bị chi phối bởi các cường quốc có tiếng nói như Mĩ, Anh, Pháp và Liên Xô
37. B. Cách mạng tháng Tám diễn ra nhanh chóng trong 15 ngày, là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình nhất của Việt Nam. Xét các đáp án: A sai, vì cách mạng không có việc diễn ra đồng thời ở nông thôn và thành thị; nếu sửa là "diễn ra ở nông thôn kết hợp với thành thị" thì chính xác. C sai luôn, vì chỉ một số địa phương giành độc lập theo trình tự từ Bắc vào Nam (giành chính quyền ở một số địa phương quan trọng, vì các Đảng bộ địa phương sẽ căn cứ vào tình hình cách mạng ở địa phương, kết hợp với văn kiện của Đảng mà tiến hành giành chính quyền); D cũng sai luôn, chỉ còn B là đúng. Phân tích đáp án B: sau khi có chỉ thị 12/3/1945 của Đảng, nơi nào có điều kiện và thời cơ đến sớm thì phát động khởi nghĩa sớm trước lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng
38. D. Phong trào công nhân diễn ra từ trước Thế chiến 1 với hình thức chủ yếu là đấu tranh tự phát; từ tháng 8/1925 là đấu tranh tự giác nhờ sự giác ngộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên; từ 1928 đến 1929 phong trào có sự chuyển biến khác với trước đó. Xét các đáp án: A thì đúng là có "phát triển mạnh mẽ" ở vế đầu, nhưng vế sau là có "tổ chức lãnh đạo thống nhất" thì không đúng vì đến 1929 ta có 3 tổ chức cộng sản riêng rẽ. B sai luôn vì ba tổ chức cộng sản ra đời thì khống có việc thống nhất cao và mỗi tổ chức cộng sản đều có một đường lối cách mạng khác nhau => không có đường lối duy nhất, thống nhất và đúng đắn. C sai, vì giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo cách mạng sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. D đúng, vì các phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam có sự chuyển biến về chất (công nhân ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình để lãnh đạo cách mạng) và các phong trào liên kết với nhau, trở thành nòng cốt của cách mạng lúc bấy giờ
39. B. A sai, vì chúng ta coi nội lực là hàng đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. D sai, vì nhân dân ta đấu tranh trước khi cả lực lượng vũ trang hình thành. Khi Đảng ra đời thì Đảng dùng chủ yếu là lực lượng chính trị của quần chúng nhân dân và coi lực lượng vũ trang là phụ, hỗ trợ. C sai, vì cách mạng luôn dùng bạo lực - khi đối phương dùng bạo lực thì ta dùng bạo lực cách mạng để chống lại (ps: cách giải thích này mình nghe cũng không hiểu gì luôn, mình giải thích theo quan điểm của bản thân: cách mạng với kẻ thù lớn mạnh thì tùy tình hình cách mạng và kẻ thù mà chọn hình thức đấu tranh phù hợp - không phải nhất thiết đối phương cứ thấy mạnh và dùng bạo lực thì ta cũng dùng bạo lực để chống lại, vì không khác gì trừng chọi đá. Chúng ta nghiên cứu cách mạng từ 1930 đến 1945 sẽ thấy rõ hơn phương thức lãnh đạo của Đảng ta qua từng thời kỳ rất linh hoạt, sáng tạo)
40. C. A sai, vì chúng ta kháng chiến toàn dân và toàn diện trên nhiều mặt; thắng lợi về chính trị và quân sự sẽ quyết định tiếng nói trên bàn đàm phán ngoại giao. B sai, vì hai hội nghị quốc tế Geneve và Paris diễn ra đều bị các nước lớn chi phối, nhưng Việt Nam tự quyết định số phận của mình thông qua thắng lợi chính trị, quân sự chứ không trông chờ vào các nước lớn chi phối. D sai luôn, vì ngoại giao góp phần thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường - tiêu biểu là bên Mĩ và đồng mình buộc phải rút ngay trong 60 ngày sau khi Hiệp định Paris 1973 được ký kết, nên so sánh lực lượng có lợi cho ta
 
Last edited:
Top Bottom