- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đáp án (tham khảo). Sau phần đáp án là phần giải thích để giúp các Hs ôn tập hiệu quả cho kỳ thi sắp tới vào đầu tháng 6/2019:
1.C. Hs mở Sgk ra bài 1 của lịch sử 9 là rõ ràng. Đáp án A là Mĩ đưa được người vào vũ trụ (các chuyến tàu Apollo); Mĩ cũng tiên phong đưa người lên Mặt Trăng (Neil Amstrong); D là sáng tạo của Liên Xô (xem thêm vụ nổ nhà máy nguyên tử Liên Xô Chéc-nô-bưn năm 1986, nơi chế tạo ra nhiều tàu ngầm nguyên tử cho Liên Xô)
2.B. Nói rõ ra, Gorbachev mở rộng dần quan hệ với phương Tây (nhất là với Mĩ) dù có vài bất đồng lớn. C sai vì mỗi lãnh đạo mới lên nắm quyền đều có một chính sách khác nhau
3.C. A và B đều sai vì mục đích của Liên Xô và đồng minh không đơn thuần là giải phóng các nước Đông Nam Á mà còn có mục đích khác; D là không có chuyện đó xảy ra, dù Mĩ cũng được coi là "đồng minh"
4.C. Cái này loại suy, vì các nước sáng lập Asean chính là các nước giành độc lập (trừ Thái Lan) và xây dựng đất nước theo hướng TBCN. Lúc này ba nước Đông Dương chưa giành thắng lợi trước Mĩ, có ba nước là Vương quốc (Thái Lan, Campuchia và Brunei)
5.A. Khởi đầu sớm nhất chỉ có Ai Cập thôi. Sudan về sau tách khỏi Ai Cập thành một nước riêng, Algeria là tiến hành chiến tranh tới 6 - 7 năm, Angola là cách mạng năm 1975 - đánh dấu chế độ thực dân cũ về cơ bản bị sụp đổ ở châu Phi
6.A. Ba nước còn lại là nội chiến triền miên nhằm lật đổ các chính quyền thân Mĩ, thiết lập chính quyền dân tộc
7.C. Loại suy thôi: Đáp án D ý chỉ sự phát triển của nước Nhật; A không rõ ràng; B thì Mĩ chi phối châu Âu hơn là lệ thuộc vào châu Âu qua kế hoạch phục hưng châu Âu Marshall
8.D
9.B. Liên kết đầu tiên của các nước châu Âu mới là Cộng đồng than thép châu Âu (1951), thành lập theo sáng kiến của Ngoại trưởng Pháp là Schuman năm 1950. Mấy cái kia là các bậc thang liên kết kế tiếp thôi
10.D. Đáp án A và B không đủ ý; theo đáp án C thì lúc này dù người Anh dự Hội nghị này, nhưng thực lực của Anh suy yếu nhiều rồi
11.D - đó là mốc khởi đầu cho thời kỳ "văn minh trí tuệ"
12.C. Nhật trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới vào cuối năm 1968, cùng với Tây Âu và Mĩ
13.A. Nhớ kỹ là Mĩ latinh chống chủ nghĩa thực dân mới (là Mĩ) và châu Phi còn chống chủ nghĩa thực dân cũ. C và D sai vì mức độ đấu tranh của Mĩ latinh không triệt để (còn chống tay sai của Mĩ)
14.B. Khai thác thuộc địa lần thứ hai chỉ nhớ đơn giản: Pháp đầu tư vào khai thác nông nghiệp và đẩy mạnh khai mỏ
15.B
16. B
17. A. B, C và D sai vì hình thức duy nhất là đấu tranh chính trị (bãi công), quy mô ở nhà máy và không lan rộng, thời gian bãi công vài ngày thôi
18.D. Hs đọc thì thấy ngay A và B sai rồi; C là tìm ra con đường cứu nước và D chính xác
19.A. Đầu tư nhanh, từ 220 tỉ franc (1920) lên tới 4.000 tỉ franc (1929); quy mô lan ra nhiều ngành và nhiều lĩnh vực
20.B
21.B
22.A
23.A. Kẻ thù chính lúc này là Nhật thôi, Pháp suy yếu nhiều sau khi chính quốc bị phát xít Đức đánh bại năm 1940
24.D. Đây là phương pháp được Hội nghị Trung ương Đảng tháng 7/1936 đặt ra
25.C. câu này Hs dễ bị rối ngay: A là chưa có đoàn kết với nhân dân thế giới cùng chống phát xít đâu vì lực lượng chưa đủ mạnh; B đúng được phần giành chính quyền, còn ruộng đất là bước tiếp theo thôi; đáp án D là sai luôn vì lúc này nhân dân ta phải đối phó với hai kẻ thù là Pháp và Nhật
26. C. Thực ra, lực lượng đồng minh vào giải giáp là có Anh, Pháp, Mĩ và Trung Hoa Dân quốc. Mĩ chỉ hỗ trợ chứ không giải giáp, còn Pháp âm mưu nhảy vào đất Đông Dương nhưng núp bóng Anh để tiến hành xâm chiếm lại nước ta
27.D. A và C là hai Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Navarre là Tổng chỉ huy Pháp áp chót. Còn Christian F. de Castries là viên tướng rất tài giỏi (xuất thân từ dòng dõi nhiều đời làm tướng lĩnh) và nhiều kinh nghiệm chiến đấu (nhất là trong Thế chiến 2)
28.C. A sai vì Mĩ không thực tâm giúp đỡ hoàn toàn đâu; B cũng đúng nhưng xét về lợi ích thì lại khác nhau hoàn toàn; D là chiêu bài của chủ nghĩa thực dân mới
29.A
30.D. A và B sai ngay từ đầu; C chỉ là bước đầu phá sản kế hoạch Navarre
31.B
32. A. D là hệ quả của Hiệp định Genève; B không rõ ràng
33.A. Cái đó là tình thế "ngàn cân treo sợi tóc"; ba cái còn lại là khó khăn ở trong nước
34.C. A, B và D đều đúng (mở Sgk xem lại)
35.A. Đó là phong trào; còn B là khẩu hiệu; C là khẩu hiệu sau khi Tổng tiến công 1968 được thắng lợi và gây tiếng vang lớn
36.C. Chiếu theo các tài liệu là đáp án A, B và C đều đúng (mở lại Sgk xem) nên Hs không học kỹ là nhầm lẫn. Theo mình là đáp án D mới chính xác (Hs tham khảo thêm)
37.C
38.D. B sai vì quân đội Sài Gòn vẫn còn mạnh; A gần đúng vì Mĩ chính thức cắt dần viện trợ sau sự kiện 1973; tình hình miền Nam chưa có lợi vì quân cách mạng mất đất và mất dân (xem thêm trong Sgk)
39.C. B sai vì nhân dân còn nhiều việc làm hơn; D cũng sai vì lương thực còn đủ dùng, chưa đến mức bị thiếu thốn (dùng loại trừ là ra)
40.A. Nhân tố hàng đầu là sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng trở thành Đảng cầm quyền sau khi cách mạng tháng Tám thắng lợi)
Last edited: