Văn 9 Đề thi môn Ngữ Văn vào lớp 10 Hà Nội

Kiều Anh81

Banned
Banned
Thành viên
20 Tháng năm 2020
407
1,895
156
Hà Nội
Thiên đường
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

de_thi.jpg

Mn tham khảo nhé!!
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phần I:
Câu 1:
- Năm sáng tác bài thơ "Đồng chí" : 1948
- Tác phẩm này được in trong tập "Đầu súng trăng treo" của Chính Hữu

Câu 2:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cơ sở hình thành tình đồng chí
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

- Hai câu thơ sóng đôi, đối nhau rất chỉnh mở đầu bài thơ vừa tạo sự đăng đối cho câu thơ vừa thể hiện sự tương đồng về cảnh ngộ
- Tác giả sử dụng hai thành ngữ "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" để giới thiệu về quê hương "anh" và "tôi". Những người lính cùng có xuất thân là nông dân ở những miền quê nghèo khó, lam lũ cùng với nhau hội tụ về đây, người thì ở miền biển, người thì từ miền núi trung du
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

- Là những người xa lạ, không quen biết nhưng họ đến đây vì một mục đích, một nhiệm vụ, một lý tưởng. Họ cầm súng chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bằng hai hình ảnh sóng đôi cùng với hình ảnh hoán dụ đã khẳng định rõ cơ sở hình thành
- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt
- Câu thơ thứ bảy là một câu đặc biệt chỉ có hai tiếng và một dấu chấm than. Nó như một nút nhấn, một điểm tựa, điểm chốt, như một đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động, lắng đọng về hai tiếng mới mẻ và thiêng liêng đó. Không những thế, nó còn làm bừng sáng cả bài thơ

Câu 3:
Đoạn cuối bài thơ có một hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Hình ảnh đó giúp em hiểu thêm về vẻ đẹp của những anh bộ đội Cụ Hồ:
+ Cụm từ "đứng cạnh bên nhau" thay cho các đại từ nhân xưng "anh" - "tôi" cành tô đậm sự kề vai sát cánh của những người lính
+ Động từ "chờ": tư thế chủ động -> tinh thần trách nhiệm cao

Phần II.
Câu 1:
Theo em, Xten-mét-xơ cho rằng "vạch một đường thẳng" có giá 1 đô la nhưng "tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy" lại có giá 9999 đô la vì: người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà người khác không làm nổi
+ "vạch một đường thẳng": việc đơn giản, dễ dàng, ai cũng làm được
+ "tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy": việc phi thường, có độ khó cao, ít người làm được

Câu 2:
- Dẫn dắt vấn đề "Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?"
- Giải thích:
+ Tri thức: tri giác, kiến thức, vốn hiểu biết của con người
+ Giá trị con người: vị trí, năng lực, nội tại của con người
+ Ý kiến "Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?": tri thức là một yếu tố lớn tạo nên phẩm giá, tính cách của con người, là thước đo để nhìn nhận đúng vị trí của bản thân
- Bàn luận, chứng minh:
+ Tri thức là điều tất yếu làm nên con người. Không phải là ngoại hình hay tiền tài tạo nên con người mà tri thức, năng lực, kinh nghiệm tích lũy bên trong mới là yếu tố quan trọng để đánh giá một người
+ Có tri thức, con người có thể làm nhiều việc với số lượng và chất lượng tốt hơn. Thay vì loay hoay với công việc mệt nhọc mà không giải quyết được vấn đề, người có tri thức sẽ lựa chọn cách làm sáng suốt, vận dụng kiến thức mình có để hoàn thành công việc nhanh hơn và dễ dàng hơn
+ Cũng nhờ tri thức, con người sống với nhau hòa hợp hơn, vui vẻ và hạnh phúc, không gây gổ, hiềm khích mà ngược lại, con người tự tìm cách để hòa giải, từ thù trở thành bạn
+ Hơn thế nữa, người có tri thức là người dễ dàng đến với thành công hơn cả
+ Như trong câu chuyện trên, Xten-mét-xơ là người như thế. Ông biết vận dụng tri thức của mình để kiếm tiền và biết định giá giá trị của việc mình làm. Không chỉ sửa chữa được máy móc ông còn khiến mọi người nể phục
- Mở rộng vấn đề: phê phán những người lãng phí thời gian vào những điều vô bổ mà không biết trau dồi tri thức, học mà không hành, không tiếp thu, vận dụng được những lý thuyết đã học....
- Bài học rút ra và liên hệ bản thân
 
Top Bottom