đề thi li 8 hoc ki 2 đây

H

hoangtudenxixi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chỉ có phần tự luận thôi nha!:p:p:p
Câu 1: người ta đổ một lượng chất lỏng vào 20 g nước ở nhiệt độ là 100*C khi cân bằng nhiệt độ của hỗn hợp là 36*C, khối lượng hỗn hợp là 20*C.Tìm nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K.
Câu 2: một máy bay trực thăng khi cất cánh, động cơ tạo ra một lực phát động 10500N, sau90 giây máy bay đạt đc độ cao 850m.tính công suất của động cơ máy bay.
Câu 3: vì sao những ngày rét sờ vào kim loại ta cảm thấy lạnh,còn những ngày nóng sờ vào kim loại ta cảm thấy nóng.
Câu 4: ở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nc hoa. Giải thick tại sao?

Ai làm dc làm dùm coi tui đúng ko nha!:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
 
C

changmongmo1903

Câu 1(mình không hiểu đề, chắc trong lúc post lên bạn hoangtudenxixi có chút nhầm lẫn, mong bạn để ý xem lại): Người ta đổ một lượng chất lỏng vào 20g nước ở nhiệt độ là 100*C khi cân bằng nhiệt độ của hỗn hợp là 36*C, khối lượng hỗn hợp là 20*C.Tìm nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K?????????.
Câu 2:
Cho biết: F = 10500N ; s = h = 850m ; t = 90 giây
Công của động cơ máy bay trực thăng khi cất cách lên tới độ cao 850m:
A = F . s = 10500 . 850 = 8925000 (J)
Công suất của động cơ máy bay:
P = A / t = 8925000 / 90 = 99167 (W) (đáp án chỉ lấy kết quả gần đúng)
Câu 4:
Khi mở một lọ nước hoa, các phân tử nước hoa sẽ thoát ra khỏi lọ. Các phân tử của chúng khuếch tán trong không khí, xen lẫn với các phân tử không khí, mặt khác chúng chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía và lan ra khắp phòng học.
Vì vậy khi mở một lọ nước hoa trong phòng học thì cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa.
Câu 3:
Kim loại là chất dẫn nhiệt tốt. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào kim loại, nhiệt truyền từ cơ thể sang kim loại và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác lạnh đi.
Ngược lại, vào những ngày trời nóng, nhiệt độ bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể nên khi chạm vào kim loại, nhiệt truyền từ kim loại sang cơ thể làm cho ta có cảm giác nóng lên.


Các bạn nhận xét giúp mình xem mình có làm đúng không! Cảm ơn các bạn.
 
H

hoangtudenxixi

à câu một minh lộn, hoàn chỉnh lại nè:
người ta đổ một lượng chất lỏng vào 20 g nước ở nhiệt độ là 100*C khi cân bằng nhiệt độ của hỗn hợp là 36*C, khối lượng hỗn hợp là 140g . biết nhiệt độ ban đầu của lượng chất lỏng trên là 20*C . Tìm nhiệt dung riêng của lượng chất lỏng trên biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.k
 
Last edited by a moderator:
C

cobonla_1996

Chỉ có phần tự luận thôi nha!:p:p:p
Câu 1: người ta đổ một lượng chất lỏng vào 20 g nước ở nhiệt độ là 100*C khi cân bằng nhiệt độ của hỗn hợp là 36*C, khối lượng hỗn hợp là 140kg. biết nhiệt độ ban đầu của lượng chất lỏng trên là 20*C. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/Kg.K.

PT cân bằng nhiệt:
\Rightarrow Q thu = Q toả
\Leftrightarrow (140-0,02)c(36-20) = 0,02 . 4200 . (100-36)
Giải ra tìm c trong đó c là nhiệt dung riêng của chất lỏng

• các bài 2, 3, 4 changmongmo1903 làm đúng rồi

 
C

chingling

theo mjnh` nghĩ đề bài 1 khối lượn hỗn hợp là 140g thì hợp lý hơn!
vì nếu 140kg thì kết quả c =2,3 ( vô lý)
 
C

changmongmo1903

Bạn nên xem lại đề, khối lượng của hỗn hợp là 140kg hay là 140g.
Mình giải cả hai trường hợp, bạn cứ đối chiếu:


*Khối lượng của hỗn hợp là 140kg (140kg = 140000g)
Nhiệt lượng do 20g nước toả ra: Q toả= 20.4200.(100-36)= 5376000
Nhiệt lượng do lượng chất lỏng thu vào: Q thu= (140000-20).c.(36-20)=2239680c.
Q tỏa = Q thu, suy ra 5376000=2239680c ; c = 2,4 J/kg.K


*Khối lượng của hỗn hợp là 140g
Nhiệt lượng do 20g nước toả ra: Q toả= 20.4200.(100-36)= 5376000
Nhiệt lượng do lượng chất lỏng thu vào: Q thu= (140-20).c.(36-20)=1920c.
Q tỏa = Q thu, suy ra 5376000 = 1920c ; c = 2800 J/kg.K


Mong các bạn cho ý kiến
 
K

kjlljngh4ck

de nay sai bet choet
hj
Bạn nên xem lại đề, khối lượng của hỗn hợp là 140kg hay là 140g.
Mình giải cả hai trường hợp, bạn cứ đối chiếu:

*Khối lượng của hỗn hợp là 140kg (140kg = 140000g)
Nhiệt lượng do 20g nước toả ra: Q toả= 20.4200.(100-36)= 5376000
Nhiệt lượng do lượng chất lỏng thu vào: Q thu= (140000-20).c.(36-20)=2239680c.
Q tỏa = Q thu, suy ra 5376000=2239680c ; c = 2,4 J/kg.K

*Khối lượng của hỗn hợp là 140g
Nhiệt lượng do 20g nước toả ra: Q toả= 20.4200.(100-36)= 5376000
Nhiệt lượng do lượng chất lỏng thu vào: Q thu= (140-20).c.(36-20)=1920c.
Q tỏa = Q thu, suy ra 5376000 = 1920c ; c = 2800 J/kg.K

Mong các bạn cho ý kiến
 
K

kellynam

Câu 2: Công của động cơ máy bay khi lên 850m là:
A=F.s=10500.850=8925000 (Nm)
Công suất của động cơ máy bay là:
P= A/t= 8925000/90= 99167 (W)
Câu 3:
Vì những ngày trời rét nhiệt độ ngoài trời thấp mà kim loại thì hấp thụ nhiệt nhanh nên khi trời lạnh thì ta sờ vào thanh kim loại thấy lạnh còn trời nóng thì ngược lại (nêu rõ)
Câu 4: Các phân tử cúa nc hoa chuyển động theo đường zíc zắc, chúng không chuyển động thẳng nên khi xịt nc hoa phải vài giây sau chúng ta mới ngửi thấy mùi thơm
(nhớ thanks tớ ná)
Còn câu 1 thì tớ chấm com
 
C

cute9x2011

tớ nghĩ chàng mộng mơ 1903 trả lơi sai rồi
vì nhiệt đọ cơ thể cao hơn nhiệt đọ ngoài trời mà kim loại dẫn nhiệt tốt nên miếng nhôm truyền vào cơ thể nên ta cảm thấy lạnh và ngược lại
 
C

cute9x2011

câu 4 vì khi mở lọ nước hoa ra trong không khí có khoảng cách các phân tử nước hoa sau khi bị bay hơi sẽ khuếch tán trong không khí nên khi ở đầu lớp mở thì khoảng vài dây sau cuối lớp mới ngửi thấy
 
G

giolaem

Nhan dinh cua changmongmo1903 ve cau 3 la sai vi phan tan nhanh khong duoc dung trong cau giai thich.Mot so nguoi se cho rang tai sao kim loai co the phan tan noi dung hon changmongm903 nen thay cum tu co di bang cau khac nhu vay se~ tot hon khi ai do doc.
 
G

giolaem

kellynam tra loi 2 cau 3 vã hoan toan sai va khong tuan theo mot quy tac nao het nhu vaj se rat kho khan cho cac ban va nhug ai cham hieu nua.
 
T

tuan9xpro1297

*Khối lượng của hỗn hợp là 140kg (140kg = 140000g)
Nhiệt lượng do 20g nước toả ra: Q toả= 20.4200.(100-36)= 5376000
Nhiệt lượng do lượng chất lỏng thu vào: Q thu= (140000-20).c.(36-20)=2239680c.
Q tỏa = Q thu, suy ra 5376000=2239680c ; c = 2,4 J/kg.K
 
T

tuan9xpro1297

Câu 2: Công của động cơ máy bay khi lên 850m là:
A=F.s=10500.850=8925000 (Nm)
Công suất của động cơ máy bay là:
P= A/t= 8925000/90= 99167 (W)
Câu 3:
Vì những ngày trời rét nhiệt độ ngoài trời thấp mà kim loại thì hấp thụ nhiệt nhanh nên khi trời lạnh thì ta sờ vào thanh kim loại thấy lạnh còn trời nóng thì ngược lại (nêu rõ)
Câu 4: Các phân tử cúa nc hoa chuyển động theo đường zíc zắc, chúng không chuyển động thẳng nên khi xịt nc hoa phải vài giây sau chúng ta mới ngửi thấy mùi thơm
(nhớ thanks tớ ná)
 
Top Bottom