Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Câu 1: Những nét nổi bật (về chính trị và kinh tế) ở Mĩ La-tinh từ sau năm 1945 đến năm 2000. Nêu điểm khác biệt trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của các nước khu vực Mỹ Latinh với các nước ở châu Á và châu Phi.
Trả lời:
a) Những nét nổi bật ở Mĩ La-tinh
Mĩ La-tinh gồm 33 nước, diện tích trên 20,5 triệu km và dân số là 531 triệu người (2002). Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, về hình thức nhiều nước ở Mĩ La-tinh là những quốc gia độc lập, nhưng thực tế lại bị lệ thuộc vào Mĩ, là “sân sau”của nước Mĩ.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển ở nhiều nước Mĩ La-tỉnh, mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu-ba. Ngày 1/1/1959, chế độ Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hoà Cu-ba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.
Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh: + Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cu-ba, những năm 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
+ Cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra mạnh mẽ đã biến Mĩ La-tinh thành “lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Nhân dân Pa-na-ma sôi nổi đấu tranh, Mĩ phải trả lại chủ quyền kênh đào cho Pa-na-ma. Đến năm 1983, trong vùng Ca-ri-bê đã có 13 quốc gia độc lập.
+ Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vê-nêxu-ê-la, Goa-tê-ma-la, Cô-lôm-bia, Pê-ru, Ni-ca-ra-goa, Chi-lê, En Xan-va-do...đã diễn ra liên tục. Kết quả là chính quyền độc tài bị lật đổ, các Chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
- Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
b) Điểm khác
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Khu vực Mỹ Latinh giành được độc lập sớm (đầu thế kỉ XIX), nhưng sau đó lệ thuộc vào Mỹ, trở thành “sân sau” của Mỹ và thiết lập chế độ độc tài thân Mỹ. Thực chất, Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
+ Các nước châu Á và châu Phi, là thuộc địa của các nước tư bản Âu – Mỹ; ngoại trừ một số nước là thuộc địa kiểu mới của Mĩ (khu vực Đông Nam Á), còn lại là các thuộc địa kiểu cũ của Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha.
- Mục tiêu đấu tranh:
+ Ở Mỹ Latinh đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài thân Mỹ, thành lập các chính phủ tiến bộ, qua đó giành, bảo vệ và củng cố độc lập.
+ Các nước châu Á và châu Phi mục tiêu chủ yếu đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền thực dân. giành độc lập.
Hình thức đấu tranh:
+ Ở Mỹ Latinh có hình thức đấu tranh rất phong phú: Đấu tranh vũ trang (Vênêduela, Goatêmada, Côlômbia, Peru, Nicaragoa, Chilê, Enxanvado...); bởi công của công nhân ở nhiều nước; nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất; đấu tranh nghị trường đòi thành lập chính phủ tiến bộ.
+ Còn ở châu Á và châu Phi là hình thức đấu tranh chính trị hoặc vũ trang nhằm đòi quyền độc lập dân tộc.
Câu 2: Nêu những điều kiện thuận lợi tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phân tích ý nghĩa thắng lợi của phong trào đó.
Trả lời:
a) Những điều kiện
Trong giai đoạn kết thúc chiến tranh, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh đã trở nên hết sức gay gắt. - Các lực lượng xã hội như giai cấp tư sản dân tộc và vô sản ở các nước Á, Phi,
Mĩ la tinh đã lớn mạnh, đã thành lập được các chính đảng của mình, trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước.
Sự kết thúc chiến tranh thế giới II với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, quân phiệt, cũng như các nước đế quốc có nhiều thuộc địa (Anh, Pháp, Hà Lan) trong thời kì chiến tranh đã bị lực lượng phát xít giáng đòn chí tử không những ở chính quốc mà ở ngay các nước thuộc địa là điều kiện khách quan cho sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh.
Sau chiến tranh thế giới II, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào công nhân quốc tế, của các lực lượng dân chủ, hòa bình đã tác động thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc.
b) Ý nghĩa
Đã xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn. Qua đó, góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, tăng thêm sức mạnh cho phong trào cách mạng thế giới.
Đã góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập đã đưa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Thắng lợi đó đã làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc.
Sau khi giành được độc lập dân tộc, các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.
Trả lời:
a) Những nét nổi bật ở Mĩ La-tinh
Mĩ La-tinh gồm 33 nước, diện tích trên 20,5 triệu km và dân số là 531 triệu người (2002). Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, về hình thức nhiều nước ở Mĩ La-tinh là những quốc gia độc lập, nhưng thực tế lại bị lệ thuộc vào Mĩ, là “sân sau”của nước Mĩ.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển ở nhiều nước Mĩ La-tỉnh, mở đầu bằng cuộc cách mạng Cu-ba. Ngày 1/1/1959, chế độ Ba-ti-xta sụp đổ, nước Cộng hoà Cu-ba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.
Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, một cao trào đấu tranh đã bùng nổ ở Mĩ La-tinh: + Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cu-ba, những năm 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển và thu nhiều thắng lợi.
+ Cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, phong trào đấu tranh vũ trang diễn ra mạnh mẽ đã biến Mĩ La-tinh thành “lục địa bùng cháy” của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Nhân dân Pa-na-ma sôi nổi đấu tranh, Mĩ phải trả lại chủ quyền kênh đào cho Pa-na-ma. Đến năm 1983, trong vùng Ca-ri-bê đã có 13 quốc gia độc lập.
+ Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vê-nêxu-ê-la, Goa-tê-ma-la, Cô-lôm-bia, Pê-ru, Ni-ca-ra-goa, Chi-lê, En Xan-va-do...đã diễn ra liên tục. Kết quả là chính quyền độc tài bị lật đổ, các Chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
- Trong công cuộc xây dựng đất nước, các nước Mĩ La-tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng: củng cố độc lập chủ quyền, dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.
b) Điểm khác
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Khu vực Mỹ Latinh giành được độc lập sớm (đầu thế kỉ XIX), nhưng sau đó lệ thuộc vào Mỹ, trở thành “sân sau” của Mỹ và thiết lập chế độ độc tài thân Mỹ. Thực chất, Mĩ Latinh đã trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
+ Các nước châu Á và châu Phi, là thuộc địa của các nước tư bản Âu – Mỹ; ngoại trừ một số nước là thuộc địa kiểu mới của Mĩ (khu vực Đông Nam Á), còn lại là các thuộc địa kiểu cũ của Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha.
- Mục tiêu đấu tranh:
+ Ở Mỹ Latinh đấu tranh xóa bỏ chế độ độc tài thân Mỹ, thành lập các chính phủ tiến bộ, qua đó giành, bảo vệ và củng cố độc lập.
+ Các nước châu Á và châu Phi mục tiêu chủ yếu đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền thực dân. giành độc lập.
Hình thức đấu tranh:
+ Ở Mỹ Latinh có hình thức đấu tranh rất phong phú: Đấu tranh vũ trang (Vênêduela, Goatêmada, Côlômbia, Peru, Nicaragoa, Chilê, Enxanvado...); bởi công của công nhân ở nhiều nước; nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất; đấu tranh nghị trường đòi thành lập chính phủ tiến bộ.
+ Còn ở châu Á và châu Phi là hình thức đấu tranh chính trị hoặc vũ trang nhằm đòi quyền độc lập dân tộc.
Câu 2: Nêu những điều kiện thuận lợi tác động đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phân tích ý nghĩa thắng lợi của phong trào đó.
Trả lời:
a) Những điều kiện
Trong giai đoạn kết thúc chiến tranh, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ la tinh đã trở nên hết sức gay gắt. - Các lực lượng xã hội như giai cấp tư sản dân tộc và vô sản ở các nước Á, Phi,
Mĩ la tinh đã lớn mạnh, đã thành lập được các chính đảng của mình, trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của mỗi nước.
Sự kết thúc chiến tranh thế giới II với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, quân phiệt, cũng như các nước đế quốc có nhiều thuộc địa (Anh, Pháp, Hà Lan) trong thời kì chiến tranh đã bị lực lượng phát xít giáng đòn chí tử không những ở chính quốc mà ở ngay các nước thuộc địa là điều kiện khách quan cho sự bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh.
Sau chiến tranh thế giới II, chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới là chỗ dựa vững chắc cho phong trào giải phóng dân tộc. Sự lớn mạnh và phát triển của phong trào công nhân quốc tế, của các lực lượng dân chủ, hòa bình đã tác động thuận lợi đến phong trào giải phóng dân tộc.
b) Ý nghĩa
Đã xoá bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều thế kỉ sụp đổ hoàn toàn. Qua đó, góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, tăng thêm sức mạnh cho phong trào cách mạng thế giới.
Đã góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập đã đưa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Thắng lợi đó đã làm cho bản đồ chính trị thế giới có những thay đổi to lớn và sâu sắc.
Sau khi giành được độc lập dân tộc, các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới.