Vật lí Đề thi Khảo Sát đầu năm lớp 11

kagomehigurashi

Học sinh
Thành viên
30 Tháng tư 2013
71
3
26
24
Fantasy Heaven
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


Câu 1:
(3 điểm) Ở một tầng tháp cách mặt đất 45 m, một người thả rơi một vật. Một giây sau, cũng tại vị trí đó người đó ném vật thứ 2 xuống dưới theo phương thẳng đứng với vận tốc v0, hai vật chạm đất cùng một lúc. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua lực cản không khí.

a. Tính v0

b. Viết phương trình chuyển động của hai vật và khoảng cách giữa hai vật sau khi vật 1 rơi được 2 giây. Chọn trục Oy thẳng đứng hướng lên, gốc O tại mặt đất, gốc thời gian lúc thả rơi vật 1.

b. Tính vận tốc của mỗi vật ngay trước lúc chạm đất.

Câu 2: (2 điểm) Một ô tô tải kéo theo một rơ móoc có khối lượng tổng cộng M = 9 tấn. Sau khi lăn bánh được 10 s thì ô tô đạt vận tốc 10,8 km/h. Lấy g = 10 m/s2, hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là k = 0,01.

a. Tính lực phát động tác dụng vào ô tô và rơ mooc.

b. Khi xe đạt vận tốc nói trên thì người lái xe tắt máy. Tính quãng đường ô tô và rơ mooc đi được kể từ lúc tắt máy đến lúc dừng.


c. Giả sử khi đạt vận tốc nói trên (10,8 km/h) thì rơ mooc có khối lượng m = 3 tấn bị tách ra khỏi ô tô. Coi lực phát động tác dụng vào ô tô không đổi. Tính khoảng cách giữa ô tô và rơ mooc kể từ lúc tách cho đến khi rơ mooc dừng lại.

Câu 3: (2 điểm)Thanh đồng chất AB có chiều dài là L, khối lượng M

đứng cân bằng với một đầu tựa vào một bức tường không ma sát, đầu

còn lại tì vào mặt sàn và hợp với mặt sàn một góc a = 300 (như hình vẽ).

a. Xác định các lực tác dụng vào thanh AB

b. Tính lực ma sát nghỉ của mặt sàn tác dụng vào đầu A của thanh

Câu 4: (3 điểm) Vật có khối lượng m = 1 kg trượt không vận tốc ban đầu đi xuống theo một mặt phẳng nghiêng AB dài 10 m với góc nghiêng a = 450. Lấy g = 10 m/s2.

1. Sau khi xuống đến B vật tiếp tục đi thêm một đoạn BC trên mặt phẳng ngang. Cho hệ số ma sát trên cả hai đoạn AB, BC là k = 0,2. Dùng định luật bảo toàn năng lượng, tính vận tốc của vật tại B và độ dài đoạn BC.

2. Khi xuống đến B vật va chạm với một tường chắn vuông góc với hướng chuyển động khiến cho vận tốc của vật đổi chiều nhưng giữ nguyên độ lớn. Sau đó, vật đi lên trên mặt phẳng nghiêng được một nửa độ cao ban đầu. Tính:

a. Hệ số ma sát k’ giữa vật và mặt phẳng nghiêng lúc này.

b. Độ lớn lực cản trung bình mà tường tác dụng vào vật biết thời gian va chạm là 0,15s
 

kagomehigurashi

Học sinh
Thành viên
30 Tháng tư 2013
71
3
26
24
Fantasy Heaven
hình bài 3
5148119ca52c80616b54e0b25a8b9469.jpg
 
Top Bottom