Vật lí Đề Thi Khảo Sát Chất Lượng Vật Lí Lớp 11

Dương Minh Nhựt

Cựu Phó nhóm Vật lí
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
2,299
4,069
546
24
Cần Thơ
Đại Học Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG: THPT VĂN QUÁN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
MÔN: VẬT LÍ 11
Thời gian:
60 phút​

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 câu, 5 điểm)

Câu 1: Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt chúng trong
A. chân không
B. nước
C. không khí
D. dầu hỏa

Câu 2: Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau khi vật chuyển động
A. Biến đổi đều
B. Thẳng
C. Thẳng đều
D. Tròn đều

Câu 3: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích
B. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích
C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích
D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích

Câu 4: Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?
A. Nước biển
B. Nước sông
C. Nước mưa
D. Nước cất

Câu 5: Một vật nặng rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10 [tex]m/s^{2}[/tex]. Vận tốc của vật khi chạm đất là:
A. 30m/s
B. 20m/s
C. 90m/s
D. 40m/s

Câu 6: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0
B. q1< 0 và q2 > 0
C. q1.q2 > 0
D. q1.q2 < 0

Câu 7: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng
A. tăng lên 3 lần.
B. giảm đi 3 lần.
C. tăng lên 9 lần.
D. giảm đi 9 lần.

Câu 8: Chọn phát biểu đúng
A. Động năng xác định bằng biểu thức [tex]W_{d}=\frac{1}{2}mv^{2}[/tex]
B. Động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động
C. Động năng là đại lượng vô hướng, luôn dương hoặc bằng không
D. Các câu A, B, C đều đúng

Câu 9: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi
A. Thế năng.
B. Động năng.
C. Động lượng.
D. Vận tốc

Câu 10: Hai điện tích giống nhau đặt trong chân không đẩy nhau bằng một lực bằng 0,4N khi đặt cách nhau 3cm. Độ lớn của mỗi điện tích là:

A. [tex]\frac{4}{3}.10^{-7}C[/tex]
B. [tex]2.10^{-12}C[/tex]
C. [tex]2.10^{-7}C[/tex]
D. [tex]\frac{4}{3}.10^{-12}C[/tex]

Câu 11: Cho một vật A nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật B chưa nhiễm điện thì
A. vật B nhiễm điện hưởng ứng.
B. vật B nhiễm điện dương.
C. vật B không nhiễm điện.
D. vật B nhiễm điện âm.

Câu 12: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương ngang [tex]60^{\circ}[/tex] . Lực tác dụng lên dây bằng 200 N. Công của lực đó khi hòm trượt được 20 m bằng
A. 2598 J.
B. 1763 J.
C. 1500 J.
D. 2000 J

Câu 13: Khi một xe buýt tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách trên xe
A. chúi người về phía trước.
B. ngả người về phía sau.
C. dừng lại ngay.
D. ngả người sang bên.

Câu 14: Lực đàn hồi xuất hiện khi
A. Vật bị biến dạng
B. Vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
C. Vật đứng yên.
D. Vật chuyển động có gia tốc.

Câu 15: Từ một điểm M có độ cao 0,8m so với mặt đất ném lên một vật có khối lượng 0,5kg với vận tốc ban đầu là 2 m/s . Lấy g = 10 [tex]m/s^{2}[/tex], chọn gốc thế năng tại M. Khi đó cơ năng của vật là;
A. 8J
B. 1J
C. 5J
D. 4J

Câu 16: Ðộ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên không phụ thuộc vào
A. dấu của điện tích.
B. khoảng cách hai điện tích.
C. chất điện môi.
D. độ lớn và khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 17: Hai quả cầu kim loaị mang điêṇ tích [tex]q_{1}=2.10^{-9}C[/tex] và [tex]q_{2}=8.10^{-9}C[/tex] . Cho chúng tiếp xúc với nhau rồi tách ra, mỗi quả cầu mang điêṇ tích
A. [tex]q=10^{-8}C[/tex]
B. [tex]q=3.10^{-9}C[/tex]
C. [tex]q=6.10^{-9}C[/tex]
D. [tex]q=5.10^{-9}C[/tex]

Câu 18: Khoảng thời gian trong đó chất điểm chuyển động tròn được một vòng gọi là
A. Chu kì quay.
B. Vận tốc góc.
C. Gia tốc hướng tâm.
D. Tần số quay.

Câu 19: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r tương tác với nhau bởi lực điện F. Nếu tăng q1 lên 2 lần, tăng q2 lên 4 lần, giảm r đi 2 lần thì lực F
A. tăng 2 lần.
B. giảm 8 lần.
C. tăng 32 lần.
D. giảm 4 lần.

Câu 20: Công thức nào sau đây biểu diễn đúng công thức tổng hợp hai vận tốc bất kì

A. [tex]\underset{v_{13}}{\rightarrow}=\underset{v_{12}}{\rightarrow}+\underset{v_{23}}{\rightarrow}[/tex]
B. [tex]v_{13}=v_{12}+v_{23}[/tex]
C. [tex]v_{13}=v_{12}-v_{23}[/tex]
D. [tex]v_{13}^{2}=v_{12}^{2}+v_{23}^{2}[/tex]


II – PHẦN TỰ LUẬN (2 bài, 5 điểm)

Bài 1 (2,5 điểm):
Xác định lực tương tác điện giữa hai điện tích [tex]q_{1}=4.10^{-6}C[/tex] và [tex]q_{2}=-4.10^{-6}C[/tex] cách nhau một khoảng r =4cm trong hai trường hợp:
a) Đặt trong chân không.
b) Đặt trong dầu hỏa [tex](\varepsilon =2)[/tex]

Bài 2 (2,5 điểm): Cho hai điện tích điểm [tex]q_{1}=2.10^{-7}C[/tex] và [tex]q_{2}=-3.10^{-7}C[/tex] đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau 5cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên [tex]q_{0}=-2.10^{-7}C[/tex] đặt tại C, với CA = 2cm; CB = 3cm.
 
Top Bottom