Đề thi HSG, xin giải đáp

L

leanboyalone

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin giải đáp đề thi hsg Lớp 5 sau đây:

1.(3điểm).
Các từ dưới đây có thể chia thành mấy nhóm, căn cứ vào đâu để chia thành các nhóm như vậy? Xếp các từ trên theo nhóm đã chia và gọi tên cho mỗi nhóm.

Xe máy, lom khom, yêu thương, lênh khênh, bạn học, mênh mông, khỏe mạnh, mũm mĩm.

2. (2,5 điểm)
Từ "thật thà" trong các câu dưới đây là danh từ, động từ hay tính từ?. Hãy chỉ rõ từ "thật thà" là bộ phận gì (định ngữ, bổ ngữ, vị ngữ,...) trong mỗi câu sau:

a)Chị Loan rất thật thà.
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.

3. (2 điểm)
Đoạn văn sau có mấy câu, thuộc loại câu gì? Nêu rõ ý nghĩa của từng cặp từ chỉ quan hệ trong các câu đó.

"Một hôm, vì người chủ quán không muốn cho Đan-tê mượn một cuốn sách mới nên ông phải đứng ngay tại quầy để đọc. Mặc dầu người ra kẻ vào ồn ào nhưng Đan-tê vẫn đọc được hết cuốn sách."

(còn tiếp)
 
A

angels_96

Câu 1:
+ Chia thành 4 nhóm, căn cứ vào cấu tạo từ để chia như vậy.
+ Các từ trên được sắp xếp thành 4 nhóm và gọi tên như sau ;
a) Nhóm từ ghép phân loại : xe máy , bạn học
b) Nhóm từ ghép tổng hợp : yêu thương , khỏe mạnh
c) Nhóm tuwg láy vần : lom khom , lênh khênh
d) Nhóm từ láy âm : mênh mông , mũm mĩm
Câu 2 : Từ "thật thà" trong các câu là tính từ .
a)Chị Loan rất thật thà.\Rightarrow Từ thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.\Rightarrow Từ thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.\Rightarrow Từ thật thà là bổ ngữ
Câu 3 :
+Đoạn văn có 2 câu thuộc câu ghép chính phụ.
+Cặp từ :
-Vì...nên:Chỉ nguyên nhân-kết quả
-Mặc dầu...nhưng :Chỉ đối lập ( tươnbg phản )
 
L

leanboyalone

Câu 1:
+ Chia thành 4 nhóm, căn cứ vào cấu tạo từ để chia như vậy.
+ Các từ trên được sắp xếp thành 4 nhóm và gọi tên như sau ;
a) Nhóm từ ghép phân loại : xe máy , bạn học
b) Nhóm từ ghép tổng hợp : yêu thương , khỏe mạnh
c) Nhóm tuwg láy vần : lom khom , lênh khênh
d) Nhóm từ láy âm : mênh mông , mũm mĩm
Câu 2 : Từ "thật thà" trong các câu là tính từ .
a)Chị Loan rất thật thà.\Rightarrow Từ thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.\Rightarrow Từ thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.\Rightarrow Từ thật thà là bổ ngữ
Câu 3 :
+Đoạn văn có 2 câu thuộc câu ghép chính phụ.
+Cặp từ :
-Vì...nên:Chỉ nguyên nhân-kết quả
-Mặc dầu...nhưng :Chỉ đối lập ( tươnbg phản )

Cám ơn Angels. Về câu 1 thì không có ý kiến vì mình rất *** môn văn.
Nhưng câu 2 thì có chút ý kiến thế này:
Câu trả lời của bạn chưa sát câu hỏi. Tức là chưa nói đến tự loại của từ thật thà (động từ, tính từ hay danh từ)
Theo ý tôi. Ở câu Chị Loan rất thật thà, thì thật thà ở đây là tính từ , còn vị ngữ của câu là rất thật thà
Ở câu b "Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến" trong câu này thật thà là tính từ nó đóng vai trò bổ ngữ cho từ "tính"
Ỏ câu c "Chị Loan ăn nói thật thà dễ nghe" từ thật thà này là trạng ngữ nó đóng vai trò bổ ngữ cho "ăn nói"

Không biết đúng hay sai, mong các bạn khác có ý kiến
 
Last edited by a moderator:
C

congchua98

Câu 1:
+ Chia thành 4 nhóm, căn cứ vào cấu tạo từ để chia như vậy.
+ Các từ trên được sắp xếp thành 4 nhóm và gọi tên như sau ;
a) Nhóm từ ghép phân loại : xe máy , bạn học
b) Nhóm từ ghép tổng hợp : yêu thương , khỏe mạnh
c) Nhóm tuwg láy vần : lom khom , lênh khênh
d) Nhóm từ láy âm : mênh mông , mũm mĩm
Câu 2 : Từ "thật thà" trong các câu là tính từ .
a)Chị Loan rất thật thà.\Rightarrow Từ thật thà là vị ngữ
b)Tính thật thà của chị Loan khiến ai cũng mến.\Rightarrow Từ thật thà là định ngữ
c)Chị Loan ăn nói thật thà, dễ nghe.\Rightarrow Từ thật thà là bổ ngữ
Câu 3 :
+Đoạn văn có 2 câu thuộc câu ghép chính phụ.
+Cặp từ :
-Vì...nên:Chỉ nguyên nhân-kết quả
-Mặc dầu...nhưng :Chỉ đối lập:)>-%%-;)
 
L

leanboyalone

Thank you very much. Công chúa 89 trả lời thỏa đáng xin tiếp tục cái đề này:

Câu 4:
Viết lại đoạn văn sau và đặt dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ:

Mặt trăng tròn và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.
(Thạch Lam)

Câu 5:
Cho ví dụ sau:
"Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi còn nhìn ra sức mạnh Việt Nam."

a)Xác định cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.
b)Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa bóng?
c) Nêu ý nghĩa của hai câu thơ trên.
 
T

thuyhoa17

Câu 4:
Viết lại đoạn văn sau và đặt dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ:

Mặt trăng tròn và đỏ, từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng. Cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.
(Thạch Lam)

:D

Câu 5:
Cho ví dụ sau:
"Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi còn nhìn ra sức mạnh Việt Nam."

a)Xác định cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên.
=> tối >< sáng

b)Trong cặp từ trái nghĩa vừa tìm được, từ nào được dùng theo nghĩa đen, từ nào được dùng theo nghĩa bóng?
=> tối: nghĩa đen
sáng: nghĩa bóng




 
A

angels_96

Câu 4:
Viết lại đoạn văn sau và đặt dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ:

Mặt trăng tròn và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa . Mấy sợi mây còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát.
(Thạch Lam)

Câu 5:
Cho ví dụ sau:
"Nơi hầm tối lại là nơi sáng nhất
Nơi còn nhìn ra sức mạnh Việt Nam."

a)Cặp từ trái nghĩa trong ví dụ trên:Tối và sáng.
b)Từ tối được dùng theo nghĩa đen. Từ sáng được dùng theo nghĩa bóng.
 
Top Bottom