Sử 12 Đề thi hsg tỉnh Nghệ An năm học 2021 - 2022 - Bảng A

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: (5 điểm)
a. Trình bày mục đích của Liên hợp quốc. Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã thực hiện mục đích đó như thế nào?
b. Từ những thông tin dưới đây, hãy viết một bài luận có độ dài không quá 20 dòng về đóng góp của Việt Nam trong hoạt động của Liên hợp quốc.
upload_2021-12-26_20-21-35.png
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Câu 2 (5 điểm)
Trình bày và nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945 – 1950.

Câu 3 (5.5 điểm)
“Vào đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB giáo dục Việt Nam, 2018, trang 140)
a. Xác định điều kiện lịch sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX được thể hiện trong giai đoạn trên.
b. Vận dụng kiến thức đã học, hãy đánh giá đóng góp của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đối với phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Câu 4 (4.5 điểm)
a. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có những điểm gì độc đáo.
b. Từ đó anh (chị) rút ra được bài học gì cho bản thân.

HẾT

Các bạn cũng có thể xem tài liệu tại:

ST: Võ Thu Uyên
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Đề thi hsg tỉnh Nghệ An năm học 2021 - 2022 - Bảng A
Câu 1: (5 điểm)
a. Trình bày mục đích của Liên hợp quốc. Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã thực hiện mục đích đó như thế nào?
b. Từ những thông tin dưới đây, hãy viết một bài luận có độ dài không quá 20 dòng về đóng góp của Việt Nam trong hoạt động của Liên hợp quốc.
upload_2021-12-26_20-21-35-png.197700

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
a. Mục đích của Liên Hợp Quốc: Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là:
  • Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
  • Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã thực hiện mục đích đó: Xét theo tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc hành động, Liên hợp quốc đã và đang là một tổ chức quốc tế giữ vị trí và vai trò quan trọng trong sinh hoạt quốc tế hiện nay. Và để làm được điều đó, trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên Hợp Quốc đã thực hiện đúng đắn, sáng tạo những mục đích đã đề ra, cụ thể:
  • Đây là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh tế giới.
  • Có các đóng góp đáng kể vào lộ trình "phi thực dân hóa" thông qua các nghị quyết năm 1960 hay 1963.
  • Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực như tiến trình hòa hợp dân tộc ở Campuchia, Ăngola...)
  • Có những đóng góp đáng kể trong thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo...
  • Tuy nhiên, không phải lúc nào Liên hợp quốc cũng hoàn thành vai trò quốc tế của mình, khi mà có nơi bị gạt khỏi quan hệ quốc tế như trường hợp Irac, nhiều khu vực nhạy cảm của thế giới đều do Mĩ chủ động.

b. Đóng góp của Việt Nam (ở đây mình gạch ý, các bạn tham khảo nhé!)
  • Tháng 9 – 1947, Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc, trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức này.
  • Kể từ khi gia nhập Liên Hợp quốc, Việt Nam luôn là một thành viên tin cậy, có trách nhiệm, luôn chủ động và có nhiều đóng góp tích cực vào các hoạt động của Liên hợp quốc trong đó có đề cao vai trò của Liên hợp quốc và chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, quan hệ bình đẳng...
  • Việt Nam đã tranh thủ sự giúp đỡ của Liên Hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế vào việc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng và phát triển đất nước. Liên Hợp quốc cũng ghi nhận Việt Nam là một điển hình thành công trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
  • Hiện nay, vai trò của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày càng được đề cao. Việt Nam có hai lần được bầu ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (nhiệm kì 2008 - 2009 và 2020 - 2021), hay được bầu làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế-xã hội, Tổ chức Giáo dục,...
  • Trong thời kì dịch COVID - 19 chuyển biến phức tạp, Việt Nam đã phối hợp tốt với các tổ chức của Liên hợp quốc, đóng góp 500000 USD cho Quỹ ứng phó Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới.
  • Trong hơn 40 năm qua, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên hợp quốc đã đem đến những ý nghĩa to lớn, đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và dấu ấn của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 2 (5 điểm) Trình bày và nhận xét về cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945 – 1950.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1945 - 1950:
+ Ấn Độ là nước rộng lớn và đông dân thứ hai ở Châu Á, với diện tích gần 3,3 triệu km2, dân số 1 tỉ 20 triệu người. (2000)
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, phát triển mạnh mẽ:
  • 1946, ở Ấn Độ xảy ra 848 cuộc bãi công, tiêu biểu là khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh trên 20 chiến hãm ở Bombay (19 – 2 – 1946) chống đế quốc Anh đòi độc lập dân tộc.
  • 22 – 2, ở Bombay có 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành và mít tinh chống thực dân Anh.
  • 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục nổ ra ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancutta (2 – 1947).
+ Trước sức ép của phong trào, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị theo “phương án Maobatton” chia đất nước thành 2 quốc gia tự trị: Ấn Độ (theo Ấn giáo), Pakistan (Hồi giáo).
+ Ngày 15 – 8 – 1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakistan được thành lập.
+ Không thỏa mãn với chế độ tự trị, Đảng Quốc Đại do G. Neerru đứng đầu đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 – 1950.
+ 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
+ Ý nghĩa:
  • Sự thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ.
  • Có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nhận xét:
  • Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ diễn ra mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2, với các hình thức như: bãi công, mít tinh...
  • Kết quả: Giành được độc lập và thành lập nước cộng hòa.
  • Có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới (cổ vũ phong trào đấu tranh của các nước...)
  • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu...

Câu 3 (5.5 điểm)
“Vào đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của tư sản và tiểu tư sản, nhiều Tân thư, Tân báo của Trung Hoa cổ động tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Các sĩ phu yêu nước thức thời đã tiếp nhận tư tưởng đó một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 11, NXB giáo dục Việt Nam, 2018, trang 140)
a. Xác định điều kiện lịch sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỷ XX được thể hiện trong giai đoạn trên.
b. Vận dụng kiến thức đã học, hãy đánh giá đóng góp của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đối với phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
a. Điều kiện lịch sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng mới ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 được thể hiện trong giai đoạn trên là khuynh hướng dân chủ tư sản
+ Cuối thế kỷ 19, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta theo ngọn cầu phong kiến bị đàn áp và thất bại. Đầu thế kỷ XX do tác động của điều kiện khách quan và chủ quan ở Việt Nam đã xuất hiện khuynh hướng đấu tranh mới theo con đường dân chủ tư sản.
  • Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến; Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời: công nhân, tư sản, trí thức tiểu tư sản. Đây là cơ sở cần thiết để cho việc thiết lập một tư tưởng mới từ bên ngoài.
  • Một số bộ phận ưu tú trong hàng ngũ trí thức phong kiến đã nhận thấy được sự hạn chế của tư tưởng Nho Giáo và sự phản bội của triều đình phong kiến.
  • Đúng lúc đó, các tân thư Tân báo của Trung Hoa cổ động cho tư tưởng dân chủ tư sản được đưa vào nước ta. Được các nhân thân sĩ phu tiến bộ để tiếp nhận một cách nồng nhiệt. Những đổi mới của Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị càng củng cố niềm tin của họ vào con đường cách mạng tư sản.
  • Yêu cầu về sự thay đổi chế độ xã hội và công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mở đường cho sự phát triển đất nước theo kịp thời đại.
=> Đây chính là những điều kiện xã hội tâm lý làm nảy sinh, thúc đẩy phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản vào đầu thế kỷ XX trong đó Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là những nhân vật tiêu biểu đi đầu
b. Đóng góp của các sĩ phu yêu nước tiến bộ đối với phong trào giải phóng dân tộc và sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam đầu thế kỷ XX:
  • Cuối thế kỷ XIX, ngọn cờ phong kiến đã tỏ ra lỗi thời. Giữa lúc đó, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản bắt đầu du nhập vào Việt Nam qua Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp.
  • Đang trong lúc bế tắc về tư tưởng, các sĩ phu yêu nước Việt Nam đã hồ hởi đón nhận những ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới, dấy lên cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
  • Mặc dù bị thất bại nhưng hoạt động của tầng lớp sĩ phu yêu nước có những đóng góp to lớn, đáng trân trọng đối với lịch sử Việt Nam.
+ Đóng góp đối với phong trào giải phóng dân tộc:
  • Khởi xướng phong trào giải phóng dân tộc mang tính chất cách mạng theo khuynh hướng tư sản, gắn công cuộc giải phóng dân tộc với duy tân đất nước và thay đổi chế độ xã hội, thể hiện qua các phong trào tiêu biểu như Đông du, Duy tân, Đông Kinh nghĩa thục...
  • Xác định mục tiêu mới của phong trào giải phóng dân tộc là giành độc lập, tiến tới xây dựng một chế độ tiến bộ hơn theo kiểu phương Tây (quân chủ lập hiến, cộng hòa).
  • Sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh mới: bạo động, cải cách, tuyên truyền, lập hội, kết hợp chuẩn bị thực lực bên trong với vận động giúp đỡ bên ngoài.
  • Góp phần làm chuyển biến tư tưởng yêu nước của nhân dân Việt Nam, từ yêu nước trên lập trường phong kiến sang yêu nước trên lập trường dân chủ tư sản.
+ Đóng góp về kinh tế - xã hội:
  • Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới: chấn hưng thực nghiệp, lập hội buôn, mở công ty kinh doanh, xưởng sản xuất...
  • Phê phán tư tưởng Nho giáo lỗi thời, lên án hủ tục phong kiến, cải cách văn hóa xã hội, mở trường dạy học theo lối mới, truyền bá chữ Quốc ngữ...
Câu 4 (4.5 điểm)
a. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có những điểm gì độc đáo.
b. Từ đó anh (chị) rút ra được bài học gì cho bản thân.
a. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911 – 1918 có những điểm độc đáo sau:
  • Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước chống Pháp lần lượt thất bại, sự nghiệp giải phóng dân tộc lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Trên cơ sở lòng yêu nước và đúc kết kinh nghiệm thất bại của các bậc tiền bối của Nguyễn Ái Quốc quyết định đi tìm đường cứu
  • Các nhà cách mạng tiền bối như Phan Bội Châu đã chọn con đường cứu nước đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản, vì ở đó đã từng diễn ra cuộc cải cách Minh trị duy tân và nhờ Nhận Bản giúp đỡ để tổ chức bạo động chống Pháp. Phan Châu Trinh thì dựa vào Pháp để chỉ cách duy tân, đem đến sự văn minh giàu mạnh cho nhân dân và dân tộc Việt Nam.
  • Điểm mới và khác trong con đường cứu nước cầu Nguyễn Ái Quốc là xác định rõ là không thể trông chờ vào sự giúp đỡ các bên ngoài để giành độc lập, điều cần thiết phải dựa vào chính sức mình. Nguyễn Ái Quốc quyết định hướng về phương Tây để tìm đường cứu nước với nhận thức đúng đắn :muốn đánh đố kẻ thì phải biết rõ kẻ thủ đó như thế nào. Hướng về phương Tây còn để đi tìm hiểu những gì in dấu đằng sau những từ "Tự do – Bình đẳng - Bác Ái
  • Thực hiện hoài báo đó, suối từ năm 1911 đến năm 1917. Nguời thực hiện cuộc hành trình khảo sát thực tiễn ở nhiều nơi. Do được đi, được sống gần gũi với những người lao động trên khắp hành tinh đã giúp Nguời hiểu rõ tâm địa tàn bao của bọn đế quốc, thực dân và nguyện vọng khát khao muốn độc lập tự do của các dân tộc bị áp bức, rút ra kết luận phân biệt rõ bạn thù của cách mạng Việt Nam. Người cũng hiểu rằng, khẩu hiệu “Tự do – Bình đang – Bác Ái" của cách mang Pháp chi là cái bánh vẽ mà giai cấp tư sản dựng lên để lừa bịp nhân dân.
  • Những năm tháng trước Cách mạng tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc để tâm nghiên cứu cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp nhưng Người cho rằng những cuộc cách mạng đó không triệt để, không xoá bỏ nguồn gốc sinh ra chế độ người bọc lột người, không nhằm mục tiêu giải phóng nhân dân lao động Vi thế cứu nước theo ngọn cờ tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc ta, không đáp ứng được yêu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam.
  • Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, với nhạy cảm chính trị đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, tham gia vào phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. gia nhập Đảng xã hội Pháp.
  • Những năm tháng rèn luyện và khảo sát trong đời sống của những người vô sản thực thụ, sự dấn thân vào phong trào đấu tranh của công nhân, những kiến thức tích luỹ được từ việc nghiên cứu cách mạng thế giới đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc đi đến một sự khám phá và lựa chọn chính xác con đường cứu nước đúng đắn cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Người khẳng định: " Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản ".
b. Bài học
  • Lòng yêu nước, thương dân, khát vọng độc lập của Người luôn soi đường cho các thế hệ thanh niên Việt Nam. Trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, với tình yêu Tổ quốc cao cả, các thế hệ thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần, chiến đấu, cống hiến và hy sinh cho Tổ quốc, tô thắm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng. Tình yêu quê hương đất nước, khát vọng, hoài bão của mỗi thanh niên hôm nay phải được thể hiện, được bắt đầu từ chính những công việc rất cụ thể hằng ngày trong học tập, lao động, công tác, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; dấn thân làm những điều tốt đẹp, đột phá để thay đổi hiện trạng, tiên phong hiện thực hóa tầm nhìn 2030, khát vọng 2045 mà Đại hội XIII của Đảng đã vạch ra.
  • Thứ hai, phải tìm hướng đi mới, đột phá và khác biệt. Trước những thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Bác Hồ tuy rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu nước ấy, mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới, một lối đi mới, đó là sang Pháp “xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”(1) ; Người còn sang nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa khác. Bằng lao động và hòa vào dòng chảy của các sự kiện trên thế giới, với trí tuệ thiên tài của mình, Người đã tiếp nhận những giá trị chung và mới của nhân loại để tìm ra con đường cứu nước, cứu dân thích hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước nhà và tương thích với sự vận động, xu thế phát triển mới trong quá trình tiến hóa của loài người.
  • Thứ ba, biết kết hợp tiến bộ của nhân loại với những giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Trong sự kết hợp đó, cần kiên định để tìm ra cái tốt và phù hợp nhất cho mình. Đi ra nước ngoài để “xem xét họ làm thế nào” nhằm “trở về giúp đồng bào chúng ta”, trong suốt 30 năm rời xa Tổ quốc, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đi khắp các châu lục, học tập, nghiên cứu, khảo sát, chọn lọc, tiếp thu những giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại và thực tiễn các cuộc đấu tranh cách mạng ở nhiều nước để nâng cao trí tuệ, mở rộng tầm nhìn, làm giàu các giá trị văn hóa, tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hướng tới mục tiêu vì sự giải phóng con người. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, với thế giới quan khoa học và cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng vào thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc, thực tiễn cách mạng Việt Nam phù hợp với quy luật, xu thế phát triển trong tiến trình đi lên của lịch sử nhân loại, đó là: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tiến trình cách mạng Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của nhiều nước, nhiều lực lượng trên thế giới nhưng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh vẫn chủ trương “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
  • Thứ tư, bài học về nghị lực và rèn luyện ý chí quyết tâm, bản lĩnh, nỗ lực, phấn đấu không ngừng và không được tự mãn. Cả quá trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vươn lên, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, không ngừng nỗ lực, phấn đấu, rèn luyện. Thanh niên ngày nay phải luôn có ý thức tự rèn thái độ sống đúng đắn, ý chí, nghị lực vươn lên, vượt khó sáng tạo. Bối cảnh hiện nay đòi hỏi mỗi thanh niên phải luôn làm giàu cho bản thân tri thức, sức khỏe, kỹ năng, phải luôn có khát vọng vươn tới những tầm cao, nếu thỏa mãn, thanh niên sẽ sớm bị tụt hậu. Để xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ còn phải vượt qua nhiều khó khăn thử thách, đòi hỏi thanh niên phải ra sức học tập, rèn luyện, nêu cao tinh thần nghị lực và ý chí quyết tâm, không ngừng nâng cao giác ngộ lý tưởng cách mạng, để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của tuổi trẻ, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước.
  • Thứ năm, bài học về tinh thần tự học, học tập suốt đời. Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đi đến khắp năm châu. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học, tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp, quét tuyết, bốc thuốc, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ... Bác đã tự học rất nhiều thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Thái Lan, Tây Ban Nha, Ả Rập... Nhờ đó, Người đã đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, số ra ngày 16 và 17.7.1920 và tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Bác là một tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học tập, học tập suốt đời, vừa học tập vừa hoạt động cách mạng. Học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân.
  • Thanh niên ngày nay cần học tập Bác, biết chăm lo cho thế hệ tương lai ngay từ hiện tại để đưa đất nước phát triển đi lên.
Trên đây là đáp án tham khảo do team Sử thử biên soạn, các bạn xem qua nhé!
 
Top Bottom