Câu 1:
A)
- Từ ngữ địa phương trong đoạn thơ: "Bầm"
- Từ ngữ toàn dân tương ứng: "Mẹ"
B)
- Các từ láy:
heo heo, lâm thâm
- Tác dụng của việc sử dụng từ láy:
+ Hai từ láy "heo heo" và "lâm thâm" gợi tả một không gian quạnh vắng, heo hút, lạnh lẽo. Cái rét như thấu vào da thịt theo từng đợt gió luồn qua vách núi, phả ra đồng ruộng và trở nên tê tái hơn qua màn mưa phùn dày đặc. Giữa khung cảnh vắng lặng và thời tiết khắc nghiệt ấy, thấp thoáng hình ảnh người mẹ nông dân tần tảo, lam lũ lội xuống lớp bùn lạnh buốt, cần mẫn cắm từng nhánh mạ non.
+ Đoạn thơ là lời tự bạch, tự hỏi lòng mình, thể hiện nỗi nhớ cồn cào, da diết, niềm xót xa, thương yêu, kính trọng của nhà thơ với "bầm". Và đó cũng là tình cảm đối với tất cả người mẹ Việt Nam "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang".
Câu 2:
a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề nghị luận và trích nguyên văn câu nói của Ph. Ăng - ghen.
b. Thân bài:
* Giải thích:
-
Khiêm tốn: Là thái độ hòa nhã, nhún nhường, luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm.
-
Người khiêm tốn là những người: luôn có ý thức học hỏi, tôn trọng người khác; không khoe khoang, tự mãn; luôn biết lắng nghe để tự hoàn thiện mình; dè dặt, nhã nhặn khi nhận những lời khen...
-
Giản dị: Là đơn giản và bình dị, giản dị đối lập với cầu kì.
-
Người giản dị là những người
: không cầu kì, kiểu cách; không phô trương; luôn hướng tới sự hài hòa giữa mình và mọi người xung quanh.
=> Câu nói của Ph. Ăng - ghen khẳng định: hành trang không thể thiếu và đáng quý nhất của mỗi người trong cuộc sống là đức tính khiêm tốn và giản dị.
* Bàn luận: Câu nói đưa ra một quan niệm hoàn toàn đúng. Vì:
- Người khiêm tốn bao giờ cũng dễ hòa đồng với những người xung quanh. Bởi tâm lý chung của con người là không thích thói hung hăng, kiêu ngạo, tự phụ, chuộng những người ham học hỏi, từ tốn, điềm đạm.
- Khiêm tốn rất cần thiết vì sự hiểu biết của con người hữu hạn trong khi tri thức của nhân loại là vô hạn. Khi khiêm tốn con người sẽ luôn có ý thức học hỏi để ngày càng tiến bộ, hoàn thiện bản thân.
- Khiêm tốn không hạ thấp con người, trái lại nó nâng con người lên.
--> Khiêm tốn là một phẩm chất rất cần thiết giúp con người thành công trong cuộc sống.
- Giản dị, ngoài việc giúp con người dễ hòa đồng, chiếm được cảm tình của số đông còn giúp con người tiết kiệm thời gian chăm sóc bản thân, có thêm thời gian làm việc; tiết kiệm tiền của, vật chất...
(Kết hợp bàn bạc, đánh giá với những dẫn chứng trong văn học, trong cuộc sống)
* Mở rộng, nâng cao vấn đề:
- Phê phán những người kiêu căng, tự mãn hoặc có lối sống quá cầu kì, phô trương hay xa hoa, lãng phí.
- Khiêm tốn không đồng nghĩa với tự ti, bởi tự ti là tự hạ thấp giá trị của mình, đánh mất niềm tin vào bản thân mình.
- Giản dị không đồng nghĩa với xuyềnh xoàng, vì xuyềnh xoàng là thiếu sự chăm sóc bản thân và thiếu tôn trọng người khác.
*Bài học nhận thức:
- Câu nói của Ph.Ăng - ghen ngắn gọn và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc. Nó giúp con người nhận thức được rằng: để hạn chế những vấp ngã, thất bại, con người cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết, trong đó có đức tính khiêm tốn và giản dị.
c. Kết bài:
- Khẳng định khiêm tốn, giản dị là những đức tính quý báu của con người.
- Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Câu 3:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn ý kiến.
- Giới thiệu truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao (gắn với ý kiến ở đề bài).
b. Thân bài:
*Giải thích chung về ý kiến:
-
Tình thế là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn sáng tạo trong tác phẩm (truyện ngắn)
. Tại sự kiện này, nhân vật phải đưa ra hành động, sự
lựa chọn và quyết định cuối cùng.
- Việc xây dựng
tình thế là một trong những điểm quan trọng nhất (
điểm then chốt) của quy trình sáng tạo một truyện ngắn. Qua đó, nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm được "phát sáng", thể hiện một cách đầy đủ nhất.
- "Lão Hạc" của Nam Cao là một truyện ngắn tiêu biểu trong cách xây dựng tình thế. Nhà văn đã đặt lão Hạc vào những
tình thế lựa chọn khá quyết liệt trước khi đi đến quyết định dứt khoát. Từ đây, bản chất, tâm trạng hay tính cách, số phận của nhân vật hiện lên rõ nét nhất. Đồng thời, tư tưởng, tình cảm của tác giả cũng được bộc lộ trọn vẹn.
* Chứng minh:
- Khái quát hoàn cảnh khổ cực, bất hạnh của lão.
- Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã đặt nhân vật của mình vào trong
tình thế lựa chọn:
+
Tình thế 1: Lão Hạc phải lựa chọn giữa việc bán hay không bán
"cậu Vàng". Tình thế ấy khiến lão Hạc đau khổ, dày vò, tâm trạng nặng trĩu .- > Đó chính là lúc tình yêu con, thương con sâu sắc, âm thầm cùng với lòng nhân hậu của lão được bộc lộ rõ nhất.
+ Tình thế 2: Lão Hạc phải trực tiếp lựa chọn giữa sự sống và cái chết. Lão đã âm thầm chuẩn bị để đi đến quyết định đó (nhờ ông giáo giữ mảnh vườn và 30 đồng bạc, lão phải ăn sung luộc, củ ráy..., xin Binh Tư bả chó rồi tự tử). Đó là
một sự lựa chọn tột cùng trong đau đớn, trong nỗi bất lực, bế tắc, tuyệt vọng bị đẩy đến bước đường cùng không lối thoát của người nông dân trong xã hội phong kiến. Chính tình thế này đã bộc lộ sâu sâu sắc lòng tự trọng của một lão nông nghèo khổ mà sống trong sạch và có tình phụ tử thiêng liêng, cao quý. Nó cũng là dấu lặng cảm xúc, tạo ra giá trị hiện thực sâu sắc cho tác phẩm.
* Đánh giá chung:
- Hai
tình thế lựa chọn trên đã góp phần thể hiện được số phận khổ đau, bộc lộ những vẻ đẹp đáng trọng của nhân vật lão Hạc (giàu lòng tự trọng, lương thiện, trong sạch và tình yêu thương con sâu nặng), niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Cùng với việc xây dựng tình thế, truyện ngắn còn rất thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật . Tất cả tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm cũng như thể hiện tài năng văn học, tâm hồn của người cầm bút.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của việc xây dựng tình thế truyện và sức sống bền vững của tác phẩm.
- Liên hệ : ý nghĩa, bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.