Sử 12 Đề thi hsg lớp 12 tỉnh Quảng Ninh năm học 2021 - 2022 (Bảng A)

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: (3 điểm)
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?

Câu 2 (3 điểm)
Những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.

Câu 3 (3 điểm)

Thời gian

Nội dung

Năm 1921

Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angieri, Maroc, Tynidi... lập ra hội liên hiệp thuộc địa ở Paris.

6 – 1923

Đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10 – 1923) và Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)

6 – 1925

Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh Niên.

Năm 1927

Tác phẩm Đường cách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.

Đầu năm 1930

Chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được hội nghị thông qua.
[TBODY] [/TBODY]
(Sách giáo khao Lịch sử 12, NXB giáo dục Việt Nam, 2018)
a. Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam lý luận gì? Lí luận đó được trình bày ở những tài liệu nào.
b. Ý nghĩa của việc thành lập hội liên hiệp thuộc địa ở Paris.
c. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ 1921 – 1930.

Câu 4 (3.5 điểm)
Nêu và đánh giá chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1930 – 1945. Vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid – 19 hiện nay.

Câu 5. (4.5 điểm)

Làm rõ sự hoàn chỉnh về chủ trương giải quyết nhiệm vụ dân tộc trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (5 – 1941) so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11 – 1939) của Đảng cộng sản Đông Dương. Ý nghĩa của việc hoàn chỉnh chủ trương đó.

Câu 6 (3 điểm)
Trình bày khái quát việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chế độ mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946.

HẾT
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thì không giải thích gì thêm.
Họ và tên:.................................................................................. Số báo danh:.................................

 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Kì thi hsg lớp 12 tỉnh Quảng Ninh năm học 2021 - 2022 (Bảng A)
Câu 1: (3 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai? Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
a. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Nước Mĩ:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động sáng tạo.
- Mĩ lợi dụng Chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
- Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất.
- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

+ Tây Âu:
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Vai trò lớn của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
- Biết tận dụng các cơ hội từ bên ngoài (nguồn viện trợ của Mĩ, tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thứ 3, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ của Cộng đồng Châu Âu...)

+ Nhật Bản:
- Coi trọng vấn đề đào tạo con người, là nhân tố quyết định hàng đầu, được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
- Vai trò lãnh đạo quản lý có hiệu quả của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;
- Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
- Áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá sản phẩm.
- Chi phí cho quốc phòng ở thấp, biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển.

b. Việt Nam có thể rút ra được những bài học cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay:
+ Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất...
+ Nhà nước có những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.
+ Giao lưu với các nước trên thế giới...
Câu 2 (3 điểm) Những sự kiện chính trong quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh.
1. Quá trình thành lập và phát triển:
+ Ngày 18 – 4 – 1951, sáu nước Tây Âu (Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lúcxămbua) đã thành lập “Cộng đồng than – thép Châu Âu”.
+ Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước này kí hiệp định Roma, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC)”.
+ Ngày 1 – 7 – 1967, 3 tổ chức trên được hợp thành “Cộng đồng châu Âu (EC)”.
+ Hiệp ước Maxtrich được các nước EC kí kết (ngày 7 – 12 – 1991) có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành “Liên minh châu Âu” (EU) với 15 nước thành viên.
+ Đến năm 2007, tổ chức này có 27 thành viên.
2. Mục tiêu: Hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.
3. Cơ cấu tổ chức: Gồm 5 cơ quan chính:
+ Hội đồng châu Âu.
+ Hội đồng Bộ trưởng.
+ Ủy ban Châu Âu.
+ Quốc hội Châu Âu.
+ Tòa án Châu Âu và một số ủy ban chuyên môn khác.
4. Thành tựu:
+ Tháng 6 – 1979, diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu đầu tiên.
+ Tháng 3 – 1995, 7 nước EU hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại giữa công dân các nước này qua biên giới của nhau.
+ Ngày 1 – 1 – 1999 đồng tiền chung châu Âu với tên gọi là động EURO được phát hành, đến 1 – 1 - 2002 chính thức đưa vào sử dụng ở nhiều nước EU thay cho các đồng bản tệ.
=> Đến cuối thập kỷ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.
+ Năm 1990 quan hệ EU - Việt Nam chính thức được thiết lập, mở ra thời kỳ phát triển mới trên cơ sở hợp tác toàn diện giữa hai bên.
Câu 3 (3 điểm)

Thời gianNội dung
Năm 1921Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angieri, Maroc, Tynidi... lập ra hội liên hiệp thuộc địa ở Paris.
6 – 1923Đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10 – 1923) và Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản (1924)
6 – 1925Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, xuất bản báo Thanh Niên.
Năm 1927Tác phẩm Đường cách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.
Đầu năm 1930Chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được hội nghị thông qua.
[TBODY] [/TBODY]
(Sách giáo khao Lịch sử 12, NXB giáo dục Việt Nam, 2018)

a. Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam lý luận gì? Lí luận đó được trình bày ở những tài liệu nào.
b. Ý nghĩa của việc thành lập hội liên hiệp thuộc địa ở Paris.
c. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ 1921 – 1930.
.
a. Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam lý luận gì? Lí luận đó được trình bày ở những tài liệu nào.
+ Nguyễn Ái Quốc đã xác định và truyền bá vào Việt Nam Lý luận cách mạng giải phóng dân tộc.
+ Lý luận này được trình bày ở những tài liệu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927), văn kiện Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình và Điều lệ vắn tắt của Đảng…

b. Ý nghĩa của việc thành lập hội liên hiệp thuộc địa ở Paris.
+ Việc thành lập hội Liên hiệp thuộc địa ở Paris đã thổi một luồng gió mới đến nhân dân các nước bị áp bức, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân thuộc địa Pháp.
+ Hội đã đề ra tuyên ngôn: "Con đường thoát duy nhất để xóa bỏ sự áp bức chỉ có thể là liên hiệp các dân tộc nhỏ yếu bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới, áp dụng những phương pháp cách mạng để lật đổ về căn bản chủ nghĩa tư bản đế quốc cực kỳ hung ác."
+ Sách báo của Nguyễn Ái Quốc viết trong thời kì này (Báo Người cùng khổ - cơ quan ngôn luận của hội) đã được bí mật chuyển về nước , đến các tầng lớp nhân dân, có tác dụng kích thích phong trào dân tộc phát triển, chuyển biến theo xu hướng cách mạng mới.

c. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ 1921 – 1930.
+ Năm 1920, Người đã tìm thấy con đường cứu nước cho cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.
+ Năm 1921, người tham gia thành lập hội Liên Hiệp thuộc địa ở Paris, đã thổi một luồng gió mới đến nhân dân các nước bị áp bức, đoàn kết họ trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc. Sách báo của Người được bí mật chuyển về nước, đến các tầng lớp nhân dân, có tác dụng kích thích phong trào dân tộc phát triển, chuyển biến theo xu hướng cách mạng mới.
+ Người đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10 – 1923) và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924). Những hoạt động này là bước chuẩn bị quan trọng về mặt chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính Đảng vô sản Việt Nam trong giai đoạn sau này.
+ Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị cho cán bộ của Hội, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước, dẫn đến sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
+ Thống nhất ba tổ chức Cộng sản thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời đề ra đường lối cơ bản cho sự phát triển cách mạng Việt Nam.
Câu 4 (3.5 điểm) Nêu và đánh giá chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1930 – 1945. Vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid – 19 hiện nay.
a. Nêu và đánh giá chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng trong thời kỳ 1930 – 1945:
+ Giai đoạn 1930 - 1931:
  • Cương lĩnh chính trị: Xác định Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, địa chủ, tư sản. Cách mạng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiền phong của giai cấp vô sản.
  • Luận cương chính trị tháng 10 – 1930: Xác định Động lực cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
+ Giai đoạn 1936 - 1939: Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. Đảng cộng sản Đông Dương kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng và nhân dân Đông Dương hành động, đấu tranh cho dân chủ. Phòng trào quần chúng lan rộng trong cả nước.
+ Giai đoạn 1939 - 1945:
  • Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 – 1939, Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  • Tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 – 1941), quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc và giúp đỡ việc thành lập Mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.
  • Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tại khu căn cứ Cao - Bắc - Lạng, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với các lực lượng chính trị của quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện.
  • Tháng 4 - 1945, hội nghị quân sự Bắc Kỳ họp bản thống nhất lệnh tổng khởi nghĩa, thống nhất lực lượng vũ trang.
=> Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Đảng trong thời kì này đã cho thấy sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng trong đường lối lãnh đạo nhân dân đấu tranh, giành chính quyền. Nhờ sự chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, nên khi Nhật đầu hàng, ta đã chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.
b. Vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid – 19 hiện nay.
+ Phần này là câu hỏi mở, các bạn có nhiều cách để trình bày. Về cơ bản có một số gợi ý sau:
  • Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành có những biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện đất nước.
  • Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phòng, chống đại dịch Covid-19, không để ai tụt lại phía sau.
  • Thực hiện các chương trình giám sát trong phòng, chống đại dịch Covid-19.
  • Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với bối cảnh phòng, chống đại dịch Covid-19...
Câu 5. (4.5 điểm) Làm rõ sự hoàn chỉnh về chủ trương giải quyết nhiệm vụ dân tộc trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương (5 – 1941) so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11 – 1939) của Đảng cộng sản Đông Dương. Ý nghĩa của việc hoàn chỉnh chủ trương đó.
a. Chuyển hướng chỉ đạo chiến lược: Sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược để ra Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (11 - 1940) và hoàn thiện Hội nghị Trung ương lần thứ 8 có ý nghĩa quyết định thành công của Cách mạng tháng 8.
+ Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương do Nguyễn Ái Quốc chủ trì tại Pác Pó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến ngày 19 – 5 – 1941:
    • Hội nghị khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
    • Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
    • Hội nghị chỉ rõ sau khi đánh đuổi đến quốc Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
    • Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận
    • Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc và giúp đỡ việc thành lập Mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.
    • Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
+ Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử to lớn. Hoàn chỉnh chủ trương chiến lược đề ra tại Hội nghị Trung ương tháng 11 – 1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là dân tộc giải phóng và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo.
+ Ngày 19 – 5 – 1941, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) ra đời. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ của Việt Minh được công bố chính thức. Chương trình cứu nước của Việt Minh được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng.
b. Ý nghĩa của việc hoàn chỉnh chủ trương đó:

  • Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược cách mạng, vạch ra những đường lối và sách lược cụ thể cho cách mạng Việt Nam.
  • Đồng thời, hội nghị đã giải quyết được mục tiêu cao nhất của cách mạng: độc lập dân tộc kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp thiết hơn bao giờ hết, nhưng vẫn nhấn mạnh đấu tranh giai cấp còn tồn tại mãi.
  • Hội nghị Trung ương lần thứ 8 là sự hoàn thiện, hoàn chỉnh chính xác các vấn đề chiến lược, sách lược cách mạng Việt Nam, mang giá trị thực tiễn đối với cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
  • Dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị Trung ương lần thứ 8 đã hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng một cách đúng đắn và kịp thời, từ đó dẫn đến sự thắng lợi to lớn của cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 6 (3 điểm) Trình bày khái quát việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chế độ mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2 – 9 – 1945 đến trước ngày 19 – 12 – 1946.
Đáp án câu số 6 sẽ được cập nhật trong thời gian sớm nhất!

Trên đây là đáp án tham khảo của team sử, các bạn xem qua nhé!
 
Top Bottom