Sử 11 Đề thi hsg kiểm tra kiến thức 11 lần 1

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trình bày nội dung cuộc Duy tân Minh Trị? Tại sao nói cuộc Duy tân Minh trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản?
Câu 2: Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong cách mạng tư sản Pháp
Câu 3: Tại sao cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Liên hệ Việt Nam.
Đáp án:
Câu 1:
Tháng 1 – 1868 sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh trị tiến hành cải cách đất nước
* Nội dung cuộc cải cách:
• Chính trị:
+Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chế độ mới (vai trò quan trọng thuộc về giai cấp Tư Sản). Ban hành Hiến pháp mới.
+Thực hiện quyền bình đẳng, tự do.
• Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, chú trọng phát triển công thương nghiệp ..
+Xóa bỏ chế độ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cho phép mua bán ruộng đất •Quân sự:
Cảm ơn bạn đã tải tài liệu từ diễn đàn HOCMAI – Cộng đồng Học sinh Việt Nam |1
Truy cập diendan.hocmai.vn để tải và cùng trao đổi nhiều tài liệu hơn!
+ Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh,chú trọng sản xuất vũ khí, đóng tàu chiến…
• Văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng KHKT, tiếp thu trình độ khoa học kỷ thuật phát triển ở Phương Tây.
* Tính chất: Cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản. * Ý nghĩa:
+ Đưa nước Nhật từ một nước phong kiến trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa. + Làm cho nước Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
* Kinh tế:
- Kinh tế Tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ sau cải cách 1868.
- Các công ty độc quyền ra đời Mitxui, …. Chi phối đời sống kinh tế chính trị của Nhật Bản * Chính trị:
- Đối nội:
+ Bần cùng hóa nhân dân lao động.
+ Bóc lột công nhân nặng nề => 1901 Đảng XHDC của công nhân được thành lập. - Đối ngoại:
+ Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây.
+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX Nhật Bản thực hiện chính sách bành trướng xâm lược (năm 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan, Năm 1894-1895 chiến tranh với Trung Quốc...)
* Kết quả : Nhật Bản trở thành 1 nước đế quốc

Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản bởi vì tính chất của một cuộc cách mạng tư sản bảo gồm
- Mục đích: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản.
- Động lực cách mạng: đông đảo quần chúng nhân dân
- Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ
- Cuộc Duy Tân Minh Trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản phát triển.
- Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
=> Như vậy, Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản
Câu 2:
Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng, là động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đại tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu của ba giai đoạn:
+ Ngày 14-7-1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cuộc cách mạng.
+ Ngày 10-8-1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
+ Ngày 2-6-1793, trước tình trạng "Tổ quốc lâm nguy", quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
Câu 3:
- Do mục tiêu của cuộc cách mạng này là loại bỏ chế độ phong kiến lỗi thời ở Nhật Bản và đưa đất nước đi lên theo chế độ tư bản chủ nghĩa phương Tây.
- Lực lượng đa phần là sự góp sức của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân.
- Cuộc cải cách này là bước ngoặt quan trọng trong việc thành lập sự thống trị của tầng lớp tư sản, tạo điều kiện cho Nhật thực hiện được mục tiêu đặt ra ban đầu là phát triển theo chế độ chủ nghĩa tư bản.
- Duy tân Minh Trị được xem là cuộc cách mạng đi vào lịch sử bởi sự ra đời của nó giải quyết tất cả vấn đề về khủng hoảng, từ một nước Nhật nghèo đói, lạc hậu trở nên tiến bộ, phát triển và là nguồn động lực to lớn với các nước trên thế giới.
- Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đât cho dân cày
- Giai cấp tư sản chưa thực sự nắm chính quyền, đại biểu là tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Câu 1: Chứng minh thời kì chuyên hính Dân chủ Gia - cô - banh (1793 - 1794) là đỉnh cao của cách mạng Pháp.
Câu 2:
Hoàn thành bảng sau theo mẫu:


Nội dung so sánh

Hà Lan

Anh

Bắc Mỹ

Pháp

Đức

Italia

Nội chiến Mỹ

Thời gian

Giai cấp lãnh đạo

Nhiệm vụ cách mạng

Kết quả

Tính chất

Ý nghĩa
Câu 3:
Vì sao cải cách ở Nhật Bản thành công còn ở trung quốc thì không?
Đáp án:
Câu 1:
*Chính quyền Gia-cô-banh, đứng đầu là Rô-be-spie, đã thực hiên 1 số chính sách tiến bộ mà các thời kì khác không làm được:
-Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ruộng đất thu được của quý tộc phong kiến thì chia thành từng mảnh nhỏ, bán cho dân, trả dần trong 10 năm, ...
-Vào tháng 6-1793, Hiến pháp mới đựợc thông qua, tuyên bố chế độ cộng hòa.
-Ban bố quyền dân chủ rộng rãi cho nhân dân, xoá bỏ sự bất bình đẳng về đẳng cấp trong xã hội.
-Ban hành luật giá tối đa về lương thực, thực phẩm.
-Ban hành luật về mức tối đa lương cho công nhân.
-Quốc hội đã thông qua sắc lệnh “Tổng động viên toàn quốc”, và đã có những biện pháp tích cực để chống lại giặc ngoại xâm.
=> Qua đó chứng tỏ rằng: Nền chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp.
Câu 2:
Nội dung
so sánh
Hà LanAnhBắc MỹPhápĐứcItaliaNội chiến Mỹ
Thời gian1556 - 16481642 - 16881773 - 1782Cuối thế kỉ XVIIIGiữa thế kỉ XIXGiữa thế kỉ XIX
Giai cấp lãnh đạoTư sảnQuý tộc mới, tư sảnTư sản, chủ nôTư sảnQuý tộc quân phiệt Phổ
Nhiệm vụ cách mạng
Lật đổ nền thống trị của Tây Ban Nha
Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Lật đổ nền thống trị của thực dân Anh.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc Mĩ phát triển.

Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyến chế.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Thống nhất đất nước, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.Giải phóng dân tộc khỏi sự lệ thuộc vào Áo, xóa bỏ sự cản trở của các thế lực phong kiến.
Mở đường cho kinh tế phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Kết quảGiành độc lậpChế độ phong kiến bị lật đổ.Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh.
Thành lập quốc gia tư sản
Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến,Năm 1867, Liên bang Bắc Đức ra đời, hiến pháp được thông qua thừa nhận quyền lực tối cao thuộc về vua Phổ và hạn chế vai trò của Quốc hội.
Năm 1870 - 1871, hoàn thành thống nhất Đức
Lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến.
Tính chấtLà một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để.Là một cuộc cách mạng tư sản triệt để.Cách mạng tư sản, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản cách mạng phát triển mạnh mẽ ở Đức.Là cuộc cách mạng tư sản.
Ý nghĩaLà cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, mở ra thời đại mới bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản...
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.

Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.

Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Nước Đức hoàn toàn được thống nhất.
Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 3:
Nhật Bản thành công vì:
+ Ảnh hưởng của Nho giáo không thâm căn cố đế như ở Trung Quốc.
+ Thiên Hoàng Minh Trị nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, có tư tưởng tiến bộ.
+ Được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đặc biệt là Daimyo và Samurai.
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nhật tương đối phát triển.
- Trung Quốc thất bại vì:
+ Vấp phải sự phản đối quyết liệt của Hậu đảng - phái thủ cựu.
+ Vua Quang Tự chỉ có hư vị, không có thực quyền.
+ Phong trào chỉ phát triển trong giới sĩ phu tư tưởng tiến bộ, không dựa vào nhân dân.
+ Trong phái cải cách có một số quan lại cơ hội tham gia.
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc chưa phát triển, giai cấp tư bản chưa có địa vị độc lập.
+ Trung Quốc đang bị đế quốc xâu xé.
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Câu 1: So sánh cuộc Duy Tân Minh trị của Nhật Bản với cuộc cải cách của xiêm dưới thời RaMa 5 ? từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam đối với bảo vệ vệ chủ quyền của Việt Nam hiện nay?
Câu 2: So sánh cải cách minh trị với các cuộc cách mạng tư sản phương tây
Đáp án:
Câu 1:
+ Một là, thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, làm cho cán bộ, chiến sĩ giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, nắm vững chức năng, nhiệm vụ trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
+ Hai là, thường xuyên coi trọng củng cố, kiện toàn cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ các cấp, phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ chủ trì trong mọi hoạt động, thực sự là những người tiên phong về ý chí và hành động.
+ Ba là, quán triệt sâu sắc quan điểm phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân trong xây dựng bản lĩnh chính trị và ý chí quyết chiến, quyết thắng của bộ đội.
Câu 2:

Nội dungCách mạng Hà LanCách mạng tư sản AnhCuộc cải cách Minh Trị
Thời gianThế kỉ XVI ( 1566 - 1648)Thế kỉ XVII1868
Nguyên nhânKinh tế : Yếu tố Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển, nhưng bị Tây Ban Nha kìm hãm
Xã hội: Mâu thuẫn nhân dân Hà Lan với thực dân Tây Ban Nha
Yếu tố Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển
Xã hội: Sự đối đầu của quý tộc mới với chế độ phong kiến, sự đối đầu nông dân với giai cấp quý tộc, địa chủ
- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền
Nhiệm vụXoá bỏ chế độ phong kiến Tây Ban Nha
- Tạo điều kiện cho sự phát triển của hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa
Làm sụp đổ chính quyền Mạc Phủ. Thành lập một chính quyền tự do, dân chủ
Lãnh đạoGiai cấp Tư SảnGiai cấp Tư Sản, quý tộc mớiCó các nhà lãnh đạo trong thời Minh Trị duy tân khi Thiên Hoàng Nhật Bản lấy lại quyền lực từ Mạc phủ
Lực lượngGiai cấp Tư Sản, Quần chúng nhân dânGiai cấp Tư Sản, quần chúng nhân dânQuần chúng nhân dân
Hình thứcCuộc chiến tranh giành độc lậpNội chiếnDuy tân Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, diễn ra dưới hình thức cải cách cách, canh tân đất nước.
Kết quả, ý nghĩa- Hà Lan giành được độc lập
- Tạo điều kiện cho Tư Bản Chủ Nghĩa phát triển.
- Là cuộc cách mạng Tư sản đầu tiên
- Mở ra thời kì lịch sử cho giai đoạn thời cận đại
Năm 1688, chế độ quân chủ lập hiến được thành lập.
- Mở đường cho hệ thống Tư Bản phát triển.
- Ảnh hưởng rất lớn đến tình hình Châu Âu và thế giới.
Nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Đưa đất nước Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.
- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Câu 1: Phân tích ý nghĩa của cuộc duy tân minh trị
Câu 2: Giải thích việc nhật bản tiến hành cải cách
Câu 3: Vai trò của đảng quốc đại đối với phong trào đấu tranh của nhân dân ấn độ( 1885-1908 )
Câu 4: Phân tích ý nghĩa cách mạng Tân Hợi
Đáp án:
Câu 1:
Cuộc Duy tân Minh Trị đã tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng.
Cuộc duy tân này đã mở đường cho nước Nhật trở thành nước Tư Bản chủ nghĩa, bảo vệ được độc lập, đưa đất nưỡc thoát khỏi số phận 1 nước thuộc địa, sau đó trơ thành 1 nước đế quốc hùng mạnh ở châu Á
Câu 2:
Việc Nhật Bản tiến hành cải cách là buộc phải đáp ứng yêu cầu thời cuộc: nguy cơ xâm lược, chính quyền phong kiến suy yếu, phục vụ quyền lợi cho giai cấp xã hội mới đang lên
Câu 3:
Tính chất: cách mạng tư sản không triệt để, vì chưa giải chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất, chưa lật đổ được chế độ phong kiến (mo9tj cuộc cách mạng tư sản triệt để phải đáp ứng 3 yêu cầu: lãnh đạo là tư sản, mục tiêu là lật đổ chế độ phong kiến, hướng phát triển là tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên cuộc duy tân này chỉ đáp ứng được yêu cầu thứ 3 nên được gọi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để)
Câu 4:
- Cách mạng Tân Hợi 1911 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên có đường lối và giai cấp lãnh đạo cụ thể.
- Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, lật đổ triều đại Mãn Thanh. Ngoài ra cách mạng cũng mang đến quyền tự do, dân chủ bình đẳng cho nhân dân Trung Quốc.
- Đối với các nước trên thế giới thì Cách mạng Tân Hợi 1911 thắng lợi đã cổ vũ tinh thần đấu tranh đòi quyền dân chủ cho nhân dân thế giới, để lại những bài học kinh nghiệm trong quá trình giành lại chính quyền
 
Top Bottom