Đề thi HSG Hoá 9

Status
Không mở trả lời sau này.
P

ptkanhtu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1 : Chỉ dùng thêm quỳ tím trình bày phương pháp hoá học để phân biệt 5 lọ dung dịch bị mất nhãn gồm : [TEX]NaCl[/TEX] , [TEX]Ba(OH)_2[/TEX] , [TEX]KOH[/TEX] , [TEX]Na_2SO_4[/TEX], [TEX]H_2SO_4[/TEX]
Bài 2 : Hoà tan 49,6g hỗn hợp một muối Sunfat và một muồi Cacbonat của cùng một kim loại hoá trị vào nước thu được một dung dịch A . Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau .
Phần 1 : Cho tác dụng với Axit Sunfuric ( lấy dư) thu được 2,24 lít khí ( đktc) .
Phần 2 : Cho phản ứng với dung dịch Bari Clorua ( lấy dư ) thu được 43g kết tủa trắng
a. Tìm Công thức của hai muối ban đầu
b. Xác định tỉ lệ phần trăm về khối lượng của các muối trong hỗn hợp ban đầu
Bài 3 : Người ta điều chế 3 chất khí bằng những thí nghiệm sau :
Khí thứ nhất : Do tác dụng của HCl với 21,45g Kẽm
Khí thứ hai : Do nhiệt phân huỷ 43,4g [TEX]KMnO_4[/TEX]
Khí thứ ba : Do tác dụng của HCl dư với 2,61g [TEX]MnO_2[/TEX]
Trộn ba khí vừa thu được ở trên vào một bình kín và cho nổ . Hỏi axit gì được tạo ra và nồng độ của nó có trong dung dịch là bao nhiêu ?
Bài 4 : 1. Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dung với axit Sunfuric loãng thì thu được 560ml khí ( đktc) và dung dịch A .
Nếu cho một lượng gấp đổi bột sắt nói trên vào dung dịch Đồng Sunfat thì được chất rắn B và dung dịch C . Tính khối lượng của bột sắt đã dùng trong hai trường hợp trên , và lượng chất rắn B được tạo thành sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ?
2. Nếu cho chất rắn B nói trên tác dụng với dung dịch Axit Nitric loãng thì sinh ra khí NO . Tính thể tích khí NO ( đktc) sinh ra khi hoà tan hoàn toàn hết lượng chất rắn nói trên .
3. Giả sử Axit Sunfuric không còn dư trong dung dịch A , nếu cho dung dịch B vào dung dịch Bari Clorua vào dung dịch A thì có kết tủa gì sinh ra ? Tính khối lượng kết tủa đó ?
( Cho H =1 , S = 32 , O = 16 , C = 12 , Ba = 137 , Cl = 35,5 , Zn = 65 , K = 39 , Mn = 55 , Fe = 56 , N = 14 ).
 
C

chocopig

Trước khi giải bài mà bạn yêu cầu thì có thể cho mình hỏi là : ở phần giả thiết số 1 bạn có nói : "nếu cho một lượng gấp đôi bột Fe nói trên vào dd
thì được chất rắn B & dd C". Nhưng tới phần giả thiết số 3 bạn nói :giả sử
không còn dư trong dd A ,nếu cho dd B vào dd
.Vậy bạn đã nói chất rắn B hay dd B .Nhờ vào đây mình mới có thể giải được bài này. Mong bạn xem lại đề và giải thích rõ thắc mắc của mình .Thank
 
B

bluesky_hvt

Bài 4 : 1. Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dung với axit Sunfuric loãng thì thu được 560ml khí ( đktc) và dung dịch A .
Nếu cho một lượng gấp đổi bột sắt nói trên vào dung dịch Đồng Sunfat thì được chất rắn B và dung dịch C . Tính khối lượng của bột sắt đã dùng trong hai trường hợp trên , và lượng chất rắn B được tạo thành sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ?
2. Nếu cho chất rắn B nói trên tác dụng với dung dịch Axit Nitric loãng thì sinh ra khí NO . Tính thể tích khí NO ( đktc) sinh ra khi hoà tan hoàn toàn hết lượng chất rắn nói trên .

* số mol [tex] H_2 [/tex] = 0.025 mol
pt : Fe + [tex] H_2 [/tex][tex] SO_4 [/tex] ---> [tex] FeSO_4 [/tex] + [tex] H_2 [/tex]
0.025 0.025
=> khối lượng sắt đã dùng là 0.025x56= 1.4 g
* khối lượng sắt dùng ở pư 2 là 2.8 g
=> số mol Fe là 0.05 mol
pt : Fe + [tex] CuSO_4 [/tex] ---> [tex] FeSO_4 [/tex] + Cu
0.05 0.05

=> khối lượng Cu sinh ra là 0.05x 64 =3.2 g

2)
pt: 3Cu + [tex] 8HNO_3 [/tex] -----> [tex] 3Cu(NO_3)_2 [/tex] + 2NO + [tex] 4 H_2O [/tex]

ta có số mol Cu = 0.05 => số mol NO = 1/30 mol

=> thể tích NO là 1/30 x22.4 = 56/57 (lít)

3. Giả sử Axit Sunfuric không còn dư trong dung dịch A , nếu cho dung dịch B vào dung dịch Bari Clorua vào dung dịch A thì có kết tủa gì sinh ra ? Tính khối lượng kết tủa đó ?
dung dịch C chứ hả???
Nếu [tex] H_2 [/tex][tex] SO_4 [/tex] ko dư thì khi cho dung dịch A vào dung dịch [tex] BaCl_2 [/tex] thì tạo ra kết tủa [tex] BaSO_4 [/tex] kết tủa theo pt:
[tex] FeSO_4 [/tex] + [tex] BaCl_2 [/tex] ----> [tex] BaSO_4 [/tex] + [tex]FeCl_2 [/tex]

ta có số mol Fe= số mol [tex] FeSO_4 [/tex] = số mol [tex] BaSO_4 [/tex] = 0.025 mol
=> khối lượng kết tủa là 0.025x233=5.825 g
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom