Hóa 8 Đề thi HSG Hóa 8 - Yên Lạc 2017-2018

Linh and Duong

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
454
649
129
20
Vĩnh Phúc
THCS Liên Châu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
- Người ta làm rượu từ cơm bằng cách ủ cơm với men rượu,nhưng cơm để lâu trong không khí thì không biến thành rượu mà bị ôi thui.Hãy cho biết vai trò của men rượu
Câu 2:
1.Biết X là hỗn hợp khí gồm : Khí nito , khí oxi . Tình tỉ khối của X so với hidro trong các TH sau :
a,Hai khí có cùng thể tích và ở cùng điều kiện
b,Hai khí có khối lượng bằng nhau
2.Có 3 dung dịch NaOH với các nồng độ tương ứng là : 1M,2M,3M mỗi dung dịch có thể tích một lít . Tính thể tích cần thiết của mỗi dung dịch sao cho khi trộn 3 dung dịch này thu được dung dịch NaOH có nồng độ 1,8M và thể tích lớn nhất.
Câu 3:
a,Trên 2 đĩa cân ở vị trí thằng bằng có 2 cốc , mỗi cốc đều chứa 100 g dung dịch HCl 7,3 % .Nếu thêm vào cốc thứ nhất 8,4 gam Fe và 8,4 gam Zn vào cốc thứ hai . Sau phản ứng kết thúc , hai đĩa cân còn giữ thăng bằng không ? Giai thích ?
b,Trên 2 đĩa cân ở vị trí thằng bằng có 2 cốc , mỗi cốc đều chứa 200 g dung dịch HCl 7,3 % .Nếu thêm vào cốc thứ nhất 8,4 gam Fe và 8,4 gam Zn vào cốc thứ hai . Sau phản ứng kết thúc , hai đĩa cân còn giữ thăng bằng không ? Giai thích ?
Câu 4:
Có 20,7 g hỗn hợp Y gồm: Đồng (ll) oxit , nhôm oxit , oxit sắt từ . Nung nóng hỗn hợp Y với khí hidro đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy hết 0,25 mol khí . Mặt khác , cho 0,3 mol Y tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M thì hết 800ml thu được dung dịch Z .Biết sản phẩm trong dung dịch Z chỉ có muối và nước
a, Tình % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
b,Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch Z . Coi thể tích dung dịch Z xấp xỉ bằng thể tích dung dịch ban đầu
Câu 5:
Cho 8,1 g kim loại A chưa rõ hóa trị tác dụng hết vói 150 g dung dịch H2SO4 a% thì cũng vừa đủ axit , sau phản ứng được 10,8 l khí H2 ở điều kiện thường
a, Tìm kim loại A và a
b, Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng
c, Dẫn lượng khí H2 trên vào hỗn hợp X gồm : oxit kim loại hóa trị (ll) và sắt(ll) oxit nung nóng với tỉ lệ số mol lần lượt là 1:3 đến khi lượng khí hết thu được chất rắn B ( trong B chỉ gồm 2 chất ) khối lựơng B là 31,2 gam . Tìm CTHH của oxit kim loại hóa trị (ll)
 

Ngô Xuân Mỹ

Học sinh
Thành viên
16 Tháng bảy 2017
59
64
46
Bến Tre
Câu 4:
Có 20,7 g hỗn hợp Y gồm: Đồng (ll) oxit , nhôm oxit , oxit sắt từ . Nung nóng hỗn hợp Y với khí hidro đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy hết 0,25 mol khí . Mặt khác , cho 0,3 mol Y tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M thì hết 800ml thu được dung dịch Z .Biết sản phẩm trong dung dịch Z chỉ có muối và nước
a, Tình % về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
b,Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch Z . Coi thể tích dung dịch Z xấp xỉ bằng thể tích dung dịch ban đầu
Gọi x,y,z lần lượt là số mol của CuO, Al2O3, Fe3O4
......k là tỉ lệ của hh X sau so với hh X đầu
nHCl = 0,8 . 2 = 1,6 mol
a) Pt: CuO + H2 --to--> Cu + H2O
.......x.........x
.....Fe3O4 + 4H2 --to--> 3Fe + 4H2O
.........z...........4z
Ta có: 80x + 102y + 232z = 20,7
...........x + 4z = 0,25
Pt: CuO + 2HCl --> CuCl2 + H2O
........kx.......2kx...........kx
......Al2O3 + 6HCl --> 2AlCl3 + 3H2O
.........ky..........6ky.........2ky
.......Fe3O4 + 8HCl --> 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
..........kz..........8kz..........2kz..........kz
Ta lại có: k.(x + y + z) = 0,3
...............2k.(x + 3y + 4z) = 1,6
=> [tex]\frac{2k(x+3y+4z)}{k(x+y+z)}=\frac{1,6}{0,3}[/tex]

=> x - 0,2y - 0,8z = 0
Ta có hệ pt: [tex]\left\{\begin{matrix} 80x+102y+232z=20,7 & & & \\ x+4z=0,25 & & & \\ x-0,2y-0,8z=0 & & & \end{matrix}\right.[/tex]
[tex]\Leftrightarrow x = y = z = 0,05[/tex]

% mCuO = [tex]\frac{0,05\times 80}{20,7}.[/tex] 100% = 19,32%
% mAl2O3 = [tex]\frac{0,05\times 102}{20,7}.[/tex] 100% = 24,64%
% Fe3O4 = 56,04%
b) Ta có: (x + y + z).k = 0,3
Mà: x = y = z = 0,05
=> k = 2
Theo pt: nCuCl2 = kx = 2 . 0,05 = 0,1 mol
..............nAlCl3 = 2ky = 2 . 2 . 0,05 = 0,2 mol
..............nFeCl3 = 2kz = 2 . 2 . 0,05 = 0,2 mol
..............nFeCl2 = kz = 2 . 0,05 = 0,1 mol
=> CM
 

Ngô Xuân Mỹ

Học sinh
Thành viên
16 Tháng bảy 2017
59
64
46
Bến Tre
Câu 5:
Cho 8,1 g kim loại A chưa rõ hóa trị tác dụng hết vói 150 g dung dịch H2SO4 a% thì cũng vừa đủ axit , sau phản ứng được 10,8 l khí H2 ở điều kiện thường
a, Tìm kim loại A và a
b, Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng
c, Dẫn lượng khí H2 trên vào hỗn hợp X gồm : oxit kim loại hóa trị (ll) và sắt(ll) oxit nung nóng với tỉ lệ số mol lần lượt là 1:3 đến khi lượng khí hết thu được chất rắn B ( trong B chỉ gồm 2 chất ) khối lựơng B là 31,2 gam . Tìm CTHH của oxit kim loại hóa trị (ll)
a) Gọi x là hóa trị của A
nH2 = [tex]\frac{10,8}{24}=,45[/tex] mol

Pt: 2A + xH2SO4 --> A2(SO4)x + xH2
Theo pt: nA = [tex]\frac{0,9}{x}[/tex]

Ta có: [tex]8,1=\frac{0,9}{x}.M_{A}[/tex]

=> [tex]M_{A}=9x[/tex]
Biện luận:
x123
A91827(TM)
[TBODY] [/TBODY]
Vậy A là Nhôm (Al)
Theo pt: nH2S4 = nH2 = 0,45 mol
C% dd H2SO4 = [tex]\frac{0,45\times 98}{150}[/tex] .100% = 29,4%

b) Pt: 2Al + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2
...........................................0,15..........0,45
mAl2(SO4)3 = 0,15 . 342 = 51,3 (g)
mdd sau pứ = mAl + mdd H2SO4 - mH2 = 8,1 + 150 - 0,45 . 2 = 157,2 (g)
C% dd Al2(SO4)3 = [tex]\frac{51,3}{157,2}[/tex] . 100% = 32,63%
c) Gọi CTHH của oxit: AO
..........x, 3x lần lượt là số mol của AO, FeO
+ TH1: AO bị nhiệt phân
Pt: AO + H2 --to--> A + H2O
......x.........x............x
.....FeO + H2 --to--> Fe + H2O
.......3x......3x.............3x
Ta có: x + 3x = 0,45
=> x = 0,15
Ta lại có: mFe + mA = mB
...........3x.56 + xA = 31,2
............25,2 + 0,15A = 31,2
=> A = 40 (Canxi)
=> Loại
+ TH2: AO không bị nhiệt phân
Pt: FeO + H2 --to--> Fe + H2O
........3x......3x............3x
Ta có: 3x = 0,45
=> x = 0,15
Ta lại có: mFe + mAO = mB
3.x.56 + x(A + 16) = 31,2
25,2 + 0,15(A + 16) = 31,2
=> A = 24 (Magie)
Vậy CTHH của oxit: MgO
 

Ngô Xuân Mỹ

Học sinh
Thành viên
16 Tháng bảy 2017
59
64
46
Bến Tre
a) Gọi x là hóa trị của A
nH2 = [tex]\frac{10,8}{24}=,45[/tex] mol

Pt: 2A + xH2SO4 --> A2(SO4)x + xH2
Theo pt: nA = [tex]\frac{0,9}{x}[/tex]

Ta có: [tex]8,1=\frac{0,9}{x}.M_{A}[/tex]

=> [tex]M_{A}=9x[/tex]
Biện luận:
x123
A91827(TM)
[TBODY] [/TBODY]
Vậy A là Nhôm (Al)
Theo pt: nH2S4 = nH2 = 0,45 mol
C% dd H2SO4 = [tex]\frac{0,45\times 98}{150}[/tex] .100% = 29,4%

b) Pt: 2Al + 3H2SO4 --> Al2(SO4)3 + 3H2
...........................................0,15..........0,45
mAl2(SO4)3 = 0,15 . 342 = 51,3 (g)
mdd sau pứ = mAl + mdd H2SO4 - mH2 = 8,1 + 150 - 0,45 . 2 = 157,2 (g)
C% dd Al2(SO4)3 = [tex]\frac{51,3}{157,2}[/tex] . 100% = 32,63%
c) Gọi CTHH của oxit: AO
..........x, 3x lần lượt là số mol của AO, FeO
+ TH1: AO bị nhiệt phân
Pt: AO + H2 --to--> A + H2O
......x.........x............x
.....FeO + H2 --to--> Fe + H2O
.......3x......3x.............3x
Ta có: x + 3x = 0,45
=> x = 0,1125
Ta lại có: mFe + mA = mB
...........3x.56 + xA = 31,2
...........3 . 0,1125 . 56 + 0,1125A = 31,2
=> A = 109,33 (Loại)

+ TH2: AO không bị nhiệt phân
Pt: FeO + H2 --to--> Fe + H2O
........3x......3x............3x
Ta có: 3x = 0,45
=> x = 0,15
Ta lại có: mFe + mAO = mB
3.x.56 + x(A + 16) = 31,2
25,2 + 0,15(A + 16) = 31,2
=> A = 24 (Magie)
Vậy CTHH của oxit: MgO
 

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
- Người ta làm rượu từ cơm bằng cách ủ cơm với men rượu,nhưng cơm để lâu trong không khí thì không biến thành rượu mà bị ôi thui.Hãy cho biết vai trò của men rượu
câu 1 giải thích thế nào nhỉ?? ?.?
về vấn đề vai trò của men rượu là khá đơn giản rồi á:
men rượu là xúc tác cho quá trình thủy phân glucozo thành rượu:
C6H12O6 --(men rượu)--> 2CO2 + 2C2H5OH
còn vấn đề để lâu bị ôi thiêu thì là do vi khuẩn xâm nhập gây ra (cái này bên Sinh học kỹ hơn)
 

NHOR

Cựu Mod Hóa
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
2,369
4,280
584
Quảng Trị
École Primaire Supérieure
về vấn đề vai trò của men rượu là khá đơn giản rồi á:
men rượu là xúc tác cho quá trình thủy phân glucozo thành rượu:
C6H12O6 --(men rượu)--> 2CO2 + 2C2H5OH
còn vấn đề để lâu bị ôi thiêu thì là do vi khuẩn xâm nhập gây ra (cái này bên Sinh học kỹ hơn)
thế tại sao khi có men thì cơm ko bị thiu a nhỉ? đây là cái e muốn ? nhất anh :) anh tl giúp em nhé! em lạ thấy như sinh học ý!! :) à mà phải là thủy phân tb chứ anh nhỉ??? hì, anh vt nhầm.... hay em lộn thế anh???
 
  • Like
Reactions: hoangthianhthu1710

Hồng Nhật

Cựu Trưởng nhóm Hóa|Cựu Chủ nhiệm CLB Hóa học vui
Thành viên
29 Tháng sáu 2017
5,209
8,405
944
25
Cần Thơ
Đại học Cần Thơ
thế tại sao khi có men thì cơm ko bị thiu a nhỉ? đây là cái e muốn ? nhất anh :) anh tl giúp em nhé! em lạ thấy như sinh học ý!! :) à mà phải là thủy phân tb chứ anh nhỉ??? hì, anh vt nhầm.... hay em lộn thế anh???
em quên rượu nói riêng và các loại cồn nói chung có tính xác khuẩn à???
 
  • Like
Reactions: NHOR
Top Bottom