Hóa [Đề thi HSG] Hóa 8 - Huyện Lệ Thủy - Quảng Bình 2016-2017

Trần đức minh khang

Học sinh mới
Thành viên
29 Tháng ba 2017
6
1
6
20
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: ( 1,5 điểm )
1. Người ta tiến hành thí nghiệm
TN1: Lấy m gam đá vôi đem nung trong không khí
TN2: Lấy m gam Cu đem nung trong không khí
TN3: Lấy m gam CuSO4.5H2O đem nung trong không khí
TN4: Lấy m gam NaOH khan đem nung trong không khí
Sau đó đem cân các mẫu thu được sau khi nung của các thí nghiệm trên thì thấy có hiện tượng gì ? Giải thích các hiện tượng trên ?
2. Có phải mọi sự biến đổi các chất đều thuộc lĩnh vực hóa học không? Giải thích tại sao và cho ví dụ chứng minh?
Bài 2: ( 2,0 điểm )
1. Nêu hiện tượng giải thích bằng phương trình hóa học khi tiến hành các thí nghiệm sau:
a) Sục từ từ cho đến dư khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong
b) Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2
2. Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch riêng biệt sau: (NH4)2SO4 , NH4Cl , Ba(NO3)2 , AlCl3 , FeCl3 . Chỉ dùng thêm kim loại Ba hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch trên ?
Bài 3: ( 1,5 điểm )
1. Cho m gam hỗn hợp ba kim loại Fe, Cu và Al vào một bình kín có chứa 1 mol oxi. Nung nóng bình một thời gian cho đến khi ngừng phản ứng thì thể tích oxi giảm đi 3,5 % và thu được 2,12g chất rắn. Tính m.
2. Tính khối lượng tinh thể Na2SO4.10H2O cần cho vào 100 ml dung dịch Na2SO4 8% ( d=1,065 gam/ml) để khối lượng chất tan trong dung dịch tăng lên gấp đôi
Bài 4: (2,5 điểm )
1. Khi làm bay hơi m gam E người ta thu được một thể tích khí bằng thể tích chiếm bởi 0,572 gam khí CO2 trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất .Tính m biết tỉ khối hơi E so với H2 là 28
2. Thổi khí CO qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 đun nóng. Sau một thời gian thì thu được 5,44 gam chất rắn X ( chứa 4 chất) và 1,344 lít CO2
a) Tính m ?
b) Lấy 1/5 lượng CO2 sinh ra ở trên cho vào 0,5 lít dung dịch Ca(OH)2 thu được 0,2 gam kết tủa và khi đun nóng dung dịch tạo thành kết tủa lại tăng thêm m1 gam. Tính nồng độ mol của dung dịch Ca(OH)2 đã dùng và m1
Bài 5 ( 2,5 điểm)
Cho hỗn hợp chứa 0,2 mol Cu và 0,1 mol Fe3O4 vào 400 ml dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và còn lại a gam chất rắn B không tan. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư rồi đun nóng trong không khí sau đó lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được b gam chất rắn C. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn .
Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra và tính giá trị của a và b.
( Học sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học )
 

Attachments

  • Kì Thi Học Sinh Giỏi Hóa Lớp 8 Huyện Lệ Thủy - Quảng Bình 2016-2017.docx
    25.4 KB · Đọc: 126
Top Bottom