Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Câu 1: Tại sao Đảng ta quyết định thực hiện công cuộc đổi mới đất nước? Nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng.
Nguyên nhân:
+ Chủ quan:
. Sau 10 năm thực hiện kế hoạch 5 năm ( 1976-1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết về kinh tế- xã hội.
. Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách, sai lầm về chỉ đạo chiến lược sách lược và tổ chức thực hiện”.
. Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
+ Khách quan:
. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT.
. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác.
→ Đòi hỏi Đảng và nhà nước phải đổi mới.
Nội dung đường lối đổi mới:
+ Đề ra lần đầu tiên tại đại hội lần thứ VI ( 12.1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại đại hội VII (1991), VIII ( 1996), IX (2001)
+ Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
+ Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Về kinh tế:
Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều qui mô, trình độ công nghệ.
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Về chính trị:
Xây dựng nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác.
29. Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000.
Về kinh tế:
Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1990 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
Hàng hóa trên thị trường: Dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chật với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
Kinh tế đối ngoại: mở rộng về qui mô và hình thức.Từ 1986-1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng coa giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn- 1989), dầu thô…tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990)
Ý nghĩa:
Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường coa sự quản lí của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.
Thực hiện dân chủ hóa xã hội theo quan điểm” lấy dân làm gốc”.
→ Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bane là phù hợp.
Câu 2: Những nét chính về Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Khởi nghiã từng phần (tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945)
a Nhật đảo chính Pháp:
+ Tối 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp; Pháp đầu hàng.
+ Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập", dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm "Quốc trưởng". Thực chất là độc chiếm Đông Dương.
b Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta":
Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Chỉ thị nêu rõ:
+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
+ Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp – Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật".
+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị ... sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
+ Quyết định "phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước".
c Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước:
+ Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện.
+ Ở Bắc Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc giải quyết nạn đói" thu hút hàng triệu người tham gia.
+ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức Đội du kích Ba Tơ.
+ Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang.
d Tác dụng:
- qua cao trào lực lượng chính trị vũ trang cả nước phát triển mạnh tạo thời cơ cho tổng khởi nghĩa mau chín muồi.
- Là cuộc tập dướt lớn có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho tổng khởi nghĩa thắng lợi.
- Là bước phát triển nhảy vọt,là tiền đề để nhân dân ta chớp thời cơ đưa cuộc khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng ít đổ máu.
2) Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
- 4-1945 Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang.
- 16-4-1945 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp .
- 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 a Thời cơ chín muồi và quyết định
* khách quan
+ Đầu tháng 8-1945, quân Đồng minhtieens công mạnh mẽ vào các vị trí của quân Nhật ở châu Á – Thái bình dương. Ngày 6 và 9 -8-1945 mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật
+ Ngày 9-8-1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.
+ Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
* Chủ quan
+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố "Quân lệnh số 1", phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Các ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
+ Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
* Nhận biết đây là thời cơ "ngàn năm có một" cho cuộc Tổng khởi ngh a thắng lợi :
+ Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế.
+ Thời cơ "ngàn năm có một" chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9-1945).
+ Chúng ta kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh – Pháp – Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu.
b Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám :
- Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
- Tại Hà Nội,
+ Chiều 17-8 quần chúng nhân dân nội ngoại thành tổ chức mít tinh ở Nhà hát lớn. Ủy ban khởi nghĩa quết định giành chính quyền vào ngày 19-8-1945
+ Ngày 18-8 Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính
+ ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính..., khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- Tại Huế: 23-8-1945 hàng van nhân dân biểu tình , thị uy, chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân - Tại Sài Gòn: 25-8-1945 các đơn vị “ Xung phong công đoàn” “ thanh niên tiền phong”, công nhân, nông dân kéo về thành phố chiếm các công sở giành chính quyền.
+ Thắng lợi ở Hà Nội – Huế – Sài Gòn đã tác động mạnh đến các địa phương trong cả nước khởi nghĩa giành chính quyền, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8-1945. + Chiều 30-8 vua bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt nam hoàn toàn sụp đổ
Nguyên nhân:
+ Chủ quan:
. Sau 10 năm thực hiện kế hoạch 5 năm ( 1976-1985), cách mạng XHCN ở nước ta đạt nhiều thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cũng gặp không ít khó khăn, khiến đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết về kinh tế- xã hội.
. Nguyên nhân cơ bản: do ta mắc phải “Sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách, sai lầm về chỉ đạo chiến lược sách lược và tổ chức thực hiện”.
. Để khắc phục sai lầm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, Đảng và nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
+ Khách quan:
. Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng KHKT.
. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng của Liên Xô và các nước XHCN khác.
→ Đòi hỏi Đảng và nhà nước phải đổi mới.
Nội dung đường lối đổi mới:
+ Đề ra lần đầu tiên tại đại hội lần thứ VI ( 12.1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại đại hội VII (1991), VIII ( 1996), IX (2001)
+ Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH, mà làm cho những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về CNXH, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
+ Đổi mới phải toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. Đổi mới kinh tế và chính trị gắn bó mật thiết, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
Về kinh tế:
Xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường.
Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành, nghề, nhiều qui mô, trình độ công nghệ.
Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Về chính trị:
Xây dựng nhà nước XHCN, Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Xây dựng nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị hợp tác.
29. Những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đến năm 2000.
Về kinh tế:
Về lương thực thực phẩm: Đạt 21,4 triệu tấn, từ thiếu ăn, phải nhập lương thực, năm 1990 chúng ta đã đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân.
Hàng hóa trên thị trường: Dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chật với nhu cầu thị trường, phần bao cấp của Nhà nước giảm đáng kể.
Kinh tế đối ngoại: mở rộng về qui mô và hình thức.Từ 1986-1990, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, nhiều mặt hàng coa giá trị lớn như gạo (1,5 triệu tấn- 1989), dầu thô…tiến gần đến mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu.
Kiềm chế được một bước lạm phát, từ 20% (1986) còn 4,4% (1990)
Ý nghĩa:
Hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường coa sự quản lí của Nhà nước. Đây là chủ trương chiến lược lâu dài của Đảng nhằm phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng để phát triển sản xuất và dịch vụ, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng sản phẩm cho xã hội.
Thực hiện dân chủ hóa xã hội theo quan điểm” lấy dân làm gốc”.
→ Chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bane là phù hợp.
Câu 2: Những nét chính về Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Khởi nghiã từng phần (tháng 3-1945 đến giữa tháng 8-1945)
a Nhật đảo chính Pháp:
+ Tối 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp; Pháp đầu hàng.
+ Nhật tuyên bố "giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập", dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm "Quốc trưởng". Thực chất là độc chiếm Đông Dương.
b Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta":
Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Chỉ thị nêu rõ:
+ Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.
+ Khẩu hiệu "Đánh đuổi Pháp – Nhật" được thay bằng khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật".
+ Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị ... sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.
+ Quyết định "phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước".
c Diễn biến cao trào kháng Nhật cứu nước:
+ Ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu quốc quân cùng với quần chúng giải phóng nhiều xã, châu, huyện.
+ Ở Bắc Kì, khẩu hiệu "Phá kho thóc giải quyết nạn đói" thu hút hàng triệu người tham gia.
+ Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng (11-3), tổ chức Đội du kích Ba Tơ.
+ Ở Nam Kì, Việt Minh hoạt động mạnh mẽ, nhất là ở Mĩ Tho, Hậu Giang.
d Tác dụng:
- qua cao trào lực lượng chính trị vũ trang cả nước phát triển mạnh tạo thời cơ cho tổng khởi nghĩa mau chín muồi.
- Là cuộc tập dướt lớn có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho tổng khởi nghĩa thắng lợi.
- Là bước phát triển nhảy vọt,là tiền đề để nhân dân ta chớp thời cơ đưa cuộc khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi nhanh chóng ít đổ máu.
2) Sự chuẩn bị cuối cùng trước ngày Tổng khởi nghĩa
- 4-1945 Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang.
- 16-4-1945 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam và Uỷ ban Dân tộc giải phóng các cấp .
- 6-1945 Khu giải phóng Việt Bắc và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng được thành lập
3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 a Thời cơ chín muồi và quyết định
* khách quan
+ Đầu tháng 8-1945, quân Đồng minhtieens công mạnh mẽ vào các vị trí của quân Nhật ở châu Á – Thái bình dương. Ngày 6 và 9 -8-1945 mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki của Nhật
+ Ngày 9-8-1945, Liên Xô tiêu diệt đội quân Quan Đông của Nhật.
+ Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, điều kiện khách quan có lợi cho Tổng khởi nghĩa đã đến.
* Chủ quan
+ Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng và Việt Minh thành lập Uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc, ban bố "Quân lệnh số 1", phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Các ngày 14, 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
+ Tiếp đó, từ ngày 16 đến 17-8-1945, Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
* Nhận biết đây là thời cơ "ngàn năm có một" cho cuộc Tổng khởi ngh a thắng lợi :
+ Chưa có lúc nào như lúc này, cách mạng nước ta hội tụ được những điều kiện thuận lợi như thế.
+ Thời cơ "ngàn năm có một" chỉ tồn tại trong thời gian từ sau khi quân phiệt Nhật đầu hàng quân Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào giải giáp quân Nhật (đầu tháng 9-1945).
+ Chúng ta kịp thời phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh (Anh – Pháp – Tưởng) vào Đông Dương giải giáp quân Nhật. Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng thắng lợi và ít đổ máu.
b Diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám :
- Chiều ngày 16-8-1945, một đơn vị của đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.
- Tại Hà Nội,
+ Chiều 17-8 quần chúng nhân dân nội ngoại thành tổ chức mít tinh ở Nhà hát lớn. Ủy ban khởi nghĩa quết định giành chính quyền vào ngày 19-8-1945
+ Ngày 18-8 Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên các đường phố chính
+ ngày 19-8, hàng vạn nhân dân đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch, như Phủ Khâm sai, Toà Thị chính..., khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
- Tại Huế: 23-8-1945 hàng van nhân dân biểu tình , thị uy, chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân - Tại Sài Gòn: 25-8-1945 các đơn vị “ Xung phong công đoàn” “ thanh niên tiền phong”, công nhân, nông dân kéo về thành phố chiếm các công sở giành chính quyền.
+ Thắng lợi ở Hà Nội – Huế – Sài Gòn đã tác động mạnh đến các địa phương trong cả nước khởi nghĩa giành chính quyền, Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8-1945. + Chiều 30-8 vua bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt nam hoàn toàn sụp đổ