Đề thi học sinh giỏi vật lý 9 2013-2014

T

tienhoang14

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Giải các bài toán sau:
a, Để có 30 kg nước ở 40 độ C người ta lấy 8 kg nước ở 80 độ C hoà với nước ở 20 độ C. Hỏi số nước ở 80 độ C có đủ dùng không nếu không thì thiếu hay thừa bao nhiêu?
Câu 2: Cho bình bình thông nhau có chứa nước biết tiết tiết diện mỗi bên là 10 cm 2 và 20 cm2. Đặt hai pittông có cùng khối lượng là 300 g lên hai bên của bình thông nhau.
a, Tìm độ chênh lệch hai pittong?
b, Cần đặt vật có khối lượng bao nhiêu để hai pittong cân bằng?
c, Dùng vật ở câu b đặt lên pittong còn lại. Tìm độ chênh lệch hai pittong?
Câu 3: Có hai bóng đèn: Đ1: 12V-6W
Đ2: 12V-9W
và một biến trở: 72 ôm-2A
Tìm các cách lắp để 2 bóng đèn sáng bình thường khi lắp vào mạch có hiệu điện thế là U=24 V
Các bạn giải thử giúp mình xem.
 
Last edited by a moderator:
L

linhtototo

Bạn muốn hỏi gì?(nhớ thank nhé)

Câu 1: Gọi C là nhiệt dung riêng của nước
Nhiệt lượng tỏa ra của 8 kg nước từ 80 độ C xuống còn 40 độ C là Q1 = 8C(80-40) = 320C
Nhiệt lượng thu vô của 22 kg nước từ 20 độ C lên 40 độ C là Q2 = 22C(40-20) = 440C
Ta thấy Q1 < Q2 => Nhiệt lượng của 8 kg nước ở 80 độ C thì thiếu là: 120C = 120*4800 J (với C= 4800 j/kg*độC )

Câu 2: a) Áp suất P1 mà pittong 1 gây ra ở ống S1 (= 10 cm^2): P1 = 3/10 (N/cm^2)
Áp suất P2 mà pittong 2 gây ra ở ống S2 (= 20 cm^2): P2 = 3/20 (N/cm^2)
Trọng lượng riêng của nước G = 10N/dm^3 = 0,01N/cm^3
Độ chênh lệch hai pittong : h = (P1-P2)/G = (3/10 - 3/20)/0,01 = 15 cm
b) để hai pittong cân bằng, ta đặt vật m lên pittong 2 ở S2 để tạo ra áp suất = áp suất chênh lệch : m*g/S2 = P1 - P2 = 3/10 - 3/20 = 3/20 (N/cm^2) => m = 0,3 kg (với g= 10 cm/s^2)
c) Lấy vật m từ bên pittong S2 qua bên pittong S1 => P'1 = (m1+m)*g/S1 = 6/10 (N/cm^2)
Độ chênh lệch hai pittong : h = (P'1-P2)/G = (6/10 - 3/20)/0,01 = 45 cm

Câu 3: Dòng điện định mức của bóng đèn 1: I1 = P1/U1 = 6/12 = 0,5A
Điện trở của bóng đèn 1: R1 = U1/I1= 12/0,5 = 24 Ôm
Dòng điện định mức của bóng đèn 2: I2 = P2/U2 = 9/12 = 0,75A
Điện trở của bóng đèn 2: R2 = U2/I2= 12/0,75 = 16 Ôm
Vậy ta phải lắp 2 bóng đèn song song rồi nối tiếp với biến trở
Hiệu điện thế đặt lên biến trở : 24 - 12 = 12 V
Dòng điện đặt lên biến trở : I1 + I2 = 1,25A
Trị số điện trở của biến trở cần đặt là : R = U/I= 12/1,25 = 9,6 Ôm thì 2 bóng đèn sẽ sáng bình thường :D:D:D:D:D:D:D:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
 
Top Bottom