Sử 12 Đề thi học sinh giỏi lịch sử cấp huyện ( Huyện Như Xuân )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN NHƯ XUÂN
HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn thi: Lịch sử
Ngày thi: 18 tháng 9 năm 2019 Thờigian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Phần kiến thức bộ môn.
Câu 1 (3,0 điểm):
Chiến tranh lạnh là gì ? Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu
hướng phát triển của thế giới như thế nào ? Tại sao nói : "Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Theo đồng chí thanh niên Việt Nam cần trang bị những gì để hội nhập sâu rộng hơn với quốc tế ?
Câu 2 ( 6,0 điểm): Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 3 ( 2,0 điểm): Trình bày những yếu tố tạo nên thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Tác động của thắng lợi đó đối với lịch sử thế giới như thế nào ?
Đáp án tham khảo
Câu 1 (3,0 điểm): Chiến tranh lạnh là gì ? Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu
hướng phát triển của thế giới như thế nào ? Tại sao nói : "Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc ? Theo đồng chí thanh niên Việt Nam cần trang bị những gì để hội nhập sâu rộng hơn với quốc tế ?
Trả lời
* Chiến tranh lạnh là
+ Từ liên minh cùng nhau chống phát xít, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thể đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh. Thông điệp của Tổng thống Truman trước Quốc hội Mỹ (12/3/1947) là sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài hơn bốn thập niên
Theo phía Mỹ, Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh không nổ súng, không đổ máu, nhưng luôn luôn ở tình trạng chiến tranh nhằm ngăn chặn rồi tiến tới tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
* Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, xu
hướng phát triển của thế giới như thế nào ?
Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực lanta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.
+ Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh thiển được phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.
- Hai là, một đặc điểm lớn của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh là sự điều
chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh
xung đột trực tiếp thêm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là - mâu thuẫn và hài hoà, cạnh tranh, hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế ...
- Ba là, tuy hoà bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi lại xuất hiện chủ nghĩa li khai, chú nghĩa khủng bố. Cuộc khủng bố ngày 11 – 9 – 2001 ở Mĩ đã gây ra những tác hại to lớn, báo hiệu nhiều nguy cơ mới đối với thế giới. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dể dàng và nhanh chóng.
- Bốn là từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu
thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
* Tại sao nói : "Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển" vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc ?
- Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa. Đây là hệ quả quan trọng, tất yếu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
- Toàn cầu hóa tạo ra cơ hội cho các nước nhất là các nước đang phát triển hợp tác, khai thác các nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học - công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, để phát triển sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế đưa lại sự tăng trưởng cao. Từ đó, các nước đang phát triển có thể "đi tắt, đón đầu" rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước
Toàn cầu hóa cũng đặt các quốc gia đứng trước những thách thức
- Kinh tế phát triển trong môi trường cạnh tranh quyết liệt, các quan hệ kinh tế quốc tế còn nhiều khó khăn. Nếu không nhanh chóng vươn lên sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu về kinh tế. Do đó, đòi hỏi các quốc gia phải có tầm nhìn, đề ra chiến lược phát triển đúng đắn trong quá trình hội nhập quốc tế.
+ Toàn cầu hóa là sự phân hóa giàu nghèo, đưa đến nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, ô nhiễm môi trường; độc lập tự chủ của các quốc gia dân tộc dễ bị xâm phạm.
* Theo đồng chí thanh niên Việt Nam cần trang bị những gì để hội nhập sâu rộng hơn với quốc tế ?
- Trước hết, học sinh, sinh viên Việt Nam nỗ lực học tập để chiếm lĩnh thức và có đủ khả năng tiếp thu, sử dụng, sáng tạo công nghệ mới; kết hợp học tập lý thuyết với kèm theo khả năng thực hành, thí nghiệm.
- Thanh niên Việt Nam nhất là sinh viên phải say mê, tìm tòi và nhiệt huyết trong nghiên cứu khoa học, nhất là các thành Khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng - Hưởng ứng và tích cực tham gia các cuộc thi kĩ thuật, thi ý tưởng, sáng tạo, thi thí nghiệm thực hành....
Câu 2 ( 6,0 điểm): Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã có vai trò như thế nào đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trả lời
- Trải qua cuộc hành trình dài ngày gian khổ. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy và khẳng định con đường cứu nước đúng đắn cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản
- Bằng các hoạt động ở Pháp, Liên Xô như thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari viết sách báo, đặc biệt là tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp"; dự và đọc tham luận tại các hội nghị quốc tế vụ Nguyễn Ái Quốc đã dốc sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong nước nhằm chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đáng vô sản.
- Nhìn thấy yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam là cần có một tổ chức quá độ chuẩn bị cho những bước tiền sắp tới, tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để tuyên truyền và vận động cách mạng, tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng, xuất bản bác "Thanh niên" làm cơ quan ngôn luận, viết cuốn "Đường Kách mệnh", đây là văn kiện lí luận cách mang đầu tiên đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối cách mạng Việt Nam sau này.
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và những người cách mạng Việt Nam đã thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự hình thành 3 tổ chức cộng sản. Tuy nhiên, các tổ chức này hoạt động riêng rẽ và tranh giành ảnh hưởng với nhau làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẻ lớn. Với chức trách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến cách mạng Đông Dương, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
- Người soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên (gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt) của Đảng, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua. Đó là Cương lĩnh giải phóng dân tộc đánh dấu và sáng tạo, là ngọn cờ cách mạng chơi lọi, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta tiến lên trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến
 
Top Bottom