Sử Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 10 - 11

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 11 - THPT
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.
Câu 1 (2,0 điểm)
Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa? Hãy liên hệ đến tình hình Việt Nam cùng thời kì.
Câu 2 (1,5 điểm)
Phân tích ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và cách mạng Việt Nam.
Câu 3 (2,5 điểm)
Nêu nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
Câu 4 (1,5 điểm)
Nêu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Câu 5 (2,5 điểm)
Trình bày và nhận xét những chuyển biến về xã hội, tư tưởng ở Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.


------------------- HẾT-------------------
Đáp án
1. Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa? Hãy liên hệ đến tình hình Việt Nam cùng thời kì.
1. Nửa sau thế kỉ XIX, Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á thoát khỏi số phận một nước
thuộc địa:
- Giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ và đẩy mạnh xâm lược, các nước
Đông Nam Á đang trong thời kì phong kiến khủng hoảng, đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Xiêm không nằm ngoài số đó.
- Từ thời Rama IV chủ trương mở cửa, buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn
nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập.
- Năm 1868, Rama V lên ngôi, tiếp tục thực hiện các chính sách tiến bộ: xoá bỏ chế độ nô lệ vì nợ, giảm nhẹ thuế ruộng, khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương
nghiệp…
- Năm 1892, Rama V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây như cải cách hành chính, cải cách tài chính, tổ chức lại quân đội và trường học,… tạo
cho Xiêm một bộ mặt mới theo hướng phát triển tư bản chủ nghĩa.

- Chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo: vừa lợi dụng vị trí nước « đệm », vừa cắt
nhượng một số vùng đất phụ thuộc…
- Những chính sách cải cách tiến bộ đã giúp Xiêm giữ vững được nền độc lập, phát triển
theo hướng tư bản chủ nghĩa.
2. Liên hệ đến tình hình Việt Nam:
- Nửa sau thế kỉ XIX, Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa. Trước tình hình đó, xuất hiện một số tư tưởng duy tân như Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Lộ Trạch. Nhưng vì lợi ích dòng tộc và giai cấp, nhà Nguyễn đã từ chối, thực
hiện bế quan tỏa cảng. Vì vậy, Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp.
2. Phân tích ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và cách mạng Việt Nam.
1. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới:
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 không chỉ giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động mà còn giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga thoát khỏi gông xiềng nô lệ.
- Sau Cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc xuất hiện khuynh hướng
mới: khuynh hướng cách mạng vô sản. Từ đây, phong trào giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản chính quốc, là một bộ phận của cách mạng thế giới.
- Cách mạng tháng Mười tạo nên sự chuyển biến to lớn về nội dung, tư tưởng, hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Cách mạng tháng Mười đã thức tỉnh, cổ vũ, là tấm gương sáng đối với phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới. Sau cách mạng tháng Mười, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bùng nổ và phát triển mạnh mẽ.
2. Ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam:
- Cách mạng tháng Mười Nga đã cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng Việt Nam phát triển, chỉ ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam: con đường cách mạng vô sản.
3.Nêu nguyên nhân chung dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tác động như thế nào đến tình hình thế giới?
- Quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc dẫn đến sự thay đổi tương quan lực
lượng giữa các cường quốc tư bản. Trong khi đó, kinh tế tư bản càng phát triển thì yêu cầu về thị trường ngày càng cao…
- Từ đó, làm xuất hiện mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa: giữa Anh, Pháp, Nga với Đức, Áo - Hung trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918); giữa Anh, Pháp, Mĩ với Đức, Italia, Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).

- Các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX đều do chủ nghĩa đế quốc gây ra.
2. Tác động của chiến tranh thế giới hai đến tình hình thế giới:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo nên chuyển biến căn bản trong tình hình thế giới
sau chiến tranh.
- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra
đời ở Đông Âu và Châu Á.
- Chiến tranh làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước tư bản chủ nghĩa. Các
nước phát xít bị tiêu diệt, Anh và Pháp đều suy yếu, riêng Mĩ ngày càng vượt trội và đứng đầu thế giới về mọi mặt.
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng
dân tộc bùng nổ và phát triển làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các đế quốc châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở châu Á và châu Phi.…
4. Nêu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam giữa thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Về chính trị:
+ Giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hoá.Tuy nhiên, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
+ Chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương
Tây, đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này.
- Về kinh tế:
+ Nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc, nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
+ Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyền công thương của Nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan toả cảng” của nhà Nguyễn khiến cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
- Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành,
Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …
- Tình trạng khủng hoảng, suy yếu làm cho khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, đặt
Việt Nam vào thế bất lợi trước cuộc xâm lược vũ trang của tư bản phương Tây..
5. Trình bày và nhận xét những chuyển biến về xã hội, tư tưởng ở Việt Nam sau cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

1. Những chuyển biến về xã hội
- Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, những giai cấp cũ
của xã hội phong kiến có chuyển biến và xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

- Một bộ phận trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt
ruộng đất của nông dân, một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, nên ít nhiều có tinh thần chống Pháp.
- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ bởi nạn thuế khoá, địa tô, phu phen, tạp dịch lại
càng khổ thêm vì nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của thực dân Pháp, là lực lượng to lớn của cách mạng.
- Lực lượng công nhân làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, bị bóc lột thậm tệ,
đời sống khổ cực nên sớm có tinh thần yêu nước. Mục tiêu đấu tranh chủ yếu là vì quyền lợi kinh tế.
- Tầng lớp tư sản: những người làm trung gian, đại lí tiêu thụ, cung ứng nguyên vật liệu,
một số sĩ phu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản từ Trung Quốc, Nhật Bản, đã đứng ra lập các hiệu buôn, cơ sở sản xuất.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: thành phần phức tạp gồm những tiểu thương, tiểu chủ sản
xuất và buôn bán hàng thủ công, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên…

2. Chuyển biến về tư tưởng:
Tư tưởng tư sản từ Pháp, Nhật, Trung Quốc ảnh hưởng đến Việt Nam ngày một sâu rộng . Các sĩ phu nho học tiếp thu tư tưởng mới, có sự chuyển biến trong lập trường cứu nước, có ý thức về dân chủ, dân quyền. Tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
3. Nhận xét:
- Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới, tạo ra cơ sở xã hội để tư tưởng tư sản được du nhập vào Việt Nam, làm xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở nước ta.
 
Top Bottom