đề thi hoá học

Y

yacame

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là đề tổng hợp những bài mình không bít làm hoặc làm ra kết quả sai. Thế nên các bạn hãy thử sức mình với đề này nhé:



Đề thi thủ đại học tự biện
Thời gian 90 phút, nếu không làm được có thể ngồi lâu hơn.

Câu 1: một hỗn hợp X gồm Mg và Fe, để tách được kim loai Fe ra khỏi hỗn hợp, bằng cách cho hỗn hợp X tác dụng lần lượt với các dung dịch:

A: FeCl­­­­2­­, CuSO­­­4 B: HCl, NaOH

C: FeCl3, FeCl­­2 D: Zn(NO3)2, NaOH

Câu 2: cho sơ đồ chuyển hóa: A ---> B---> C ---> D ---> Cu <--- E <---- A <---- C <---- B

Các chất A, B, C, D, E lần lượt là:

A: Cu(OH)2, CuCl2, Cu(NO3)2, CuO, CuSO4

B: CuSO4, CuCl2, Cu(OH)2, CuO, Cu(NO3)2

C: Cu(NO3)2, CuCl2, Cu(OH)2, CuO, CuSO4

D: Cu(OH)2, Cu(NO3)2, CuSO4CuCl2, CuO

Câu 3: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong dung dich AgNO3. Khi lấy vật ra thì đã có 0,01 mol AgNO3 tham gia phản ứng. Khối lượng của vật sau khi lấy ra khỏi dung dich là:

A: 10.76g B: 10.67g C: 10.35g D: 10.25g

Câu 4: Số lượng các cấu tạo mach hở ( muối amoni, aminoaxit bậc 1, hợp chất nitro) ứng với công thức C3H7O2N là:

A: 4 cấu tạo B: 5 cấu tạo C: 6 cấu tạo D:7 cấu tạo

Câu 5: Cho polime [- CO – (CH2)4 – CO – NH – (CH2)6 – NH - ] là poliamit, từ poliamit này người ta sản xuất ra poliamit nào sau đây:

A: tơ nilon B: tơ capron C: tơ enang D: tơ vísco

MÔNG THANH TÚ Câu 6: khi đun nóng phenol với fomanđehit lấy dư tạo ra polime có cấu tạo mạng không gian, loại polime này là thành phần chính của:

A: nhựa PVC B: nhựa PE C: nhựa bakelit D: thủy tinh hữu cơ

Câu 7: phương pháp điều chế etanol nào sau đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm:

A: cho etilen tác dụng với dung dich H­2SO4 loãng, nóng

B: thủy phân dẫn xuất halozen

C: cho hỗn hợp khí etilen và hơi nước đi qua tháp chứa H3PO4

D: lên men glucozo

Câu 8: khi cho glixerin tác dụng với hỗn hợp 2 axit etanoic và metanoic. Số lượng sản phẩm có thể tạo thành củ phản ứng este là:

A: 14 sản phẩm B: 15 sản phẩm C: 16 sản phẩm D: 17sản phẩm

Câu 9: cho 1,53g hỗn hợp Mg, Zn, Cu vào dung dịch HCl dư thoát ra 448ml khí (dktc). Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng rồi nung khan trong chân không thu được 1 chất rắn có khối lượng là:

A: 2.95g B: 3.95g C: 2.24g D: 1.83g

Câu 10: Ngâm 8.4 g Fe trong 400 ml dung dịch HNO3 1M kết thúc phản ứng thu được dung dịch A và khí NO. Khối lượng chất tan có trong dung dịch A là:

A: 24.2g B: 27.0g C: 23.5g D: 37.5g

Câu 11: Cho các chất sau: CH4, SO2, AlCl3, NaF, CaO, CF4, NH3, Cl2

Sử dụng giá trị độ âm điện cho bên dưới, cho biết các chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. CH4, SO2, CF4, NH3, Cl2 B. CH4, SO2, CF4, NH3, AlCl3

C. AlCl3, NaF, CaO D. SO2, CF4, NH3, AlCl3

MÔNG THANH TÚ (Biết độ âm điện của C là 2,55; H : 2,20; S là 2,58; O là 3,44; Al là 1,61; Cl là 3,16, Ca là 1,00; F : 3,98; N : 3,04)

Câu 12: Xà phòng hóa hoàn toàn 95 kg gam lipit cần 13,7 kg NaOH, sau phản ứng người ta thêm muối ăn vào và làm lạnh thấy tách ra m kg muối. Dung dịch còn lại được loại tạp chất, cô đặc rồi li tâm tách muối ăn thu được 10,12 kg glixerol. Đem toàn bộ muối thu được ép cùng các phụ gia thì được bao nhiêu gam xà phòng (giả sử trong xà phòng các chất phụ gia chiếm 20% về khối lượng).

A. 98,355 kg B. 122,944 kg C. 98,58 kg D. 123,225 kg

Câu 13: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có công thức C4H8O2 biết chúng đều có phản ứng tráng bạc

A. 4 B. 5 C. 7 D. 10

Câu 14: Có 6 dung dịch loãng của các muối NaCl, Ba(NO3)2, AgNO3, CuSO4, FeCl2, ZnCl2. Khi sục khí H2S vào các dung dịch muối trên, có bao nhiêu trường hợp có phản ứng tạo ra kết tủa?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 15: Có bao nhiêu đồng phân lưỡng tính có công thức phân tử C3H7O2N (không tính các chất có liên kết -NH-CO-)?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 6

Câu 16: Hợp chất X có công thức C5H8O2 mạch thẳng. X vừa có phản ứng với Na, vừa có phản ứng tráng gương. Oxi hóa nhẹ X bằng CuO cho hợp chất tạp chức, còn hiđro hóa X lại cho chất đa chức. Đun X với H2SO4 đặc/1700C chỉ cho 1 anken duy nhất, có đồng phần hình học. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH2OH-CH2CH2CH2CHO B. CH3-CHOH-CH2CH2CHO

C. CH3-CH2CHOH-CH2CHO D. CH3-CH2CH2CHOH-CHO

Câu 17: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tăng dần tính khử: S, SO2, H2S, Br2, Cl2

A. Br2 < Cl2 < H2S < S < SO2 B. H2S < S < SO2 < Br2 < Cl2

MÔNG THANH TÚ C. Cl2 < Br2 < SO2< S < H2S D. SO2< S < H2S < Cl2 < Br2

Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm một axit cacboxylic 2 chức X và một este Y là đồng phân của X cần 7,84 lit oxi thu được 17,6g CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là:

A. 5,4g B. 2,7g C. 1,8g D. 3,6g

Câu 19: SO2 và SO3 cùng phản ứng được với dung dịch:

A. BaCl2 B. brom C. Na2CO3 D. NaCl

Câu 20: Dãy gồm các chất đều có tính lưỡng tính là:

A. ZnO, Al2O3, Fe2O3, Pb(OH)2

B. Mg(OH)2, Cr(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2

C. HCO3-, HSO4-, HS-, Al(OH)3

D. HCO3-, H2O, Cu(OH)2, Cr2O3

Câu 21: Trộn V1 lit dung dịch có pH = 9 với V2 lit dung dịch có pH=12 được dung dịch có pH=10. Coi thể tích dung dịch thu được bằng tổng thể tích các dung dịch đem trộn và không có phản ứng hóa học xảy ra. Tỉ lệ V1:V2 là:

A. 2 : 1 B. 11 : 100 C. 100 : 11 D. 110 : 1

Câu 22: Phát biểu nào không đúng về xeton

A. Các xeton đều có đồng phân nhóm chức là anđehit và ancol không no.

B. Xeton thể hiện tính khử khi phản ứng với H2/Ni, đun nóng.

C. Đốt cháy một xeton bất kì luôn cho mH2O/mCO2 ≤ 9/22.

D. Xeton no không làm mất màu dung dịch brom và dung dịch thuốc tím.

MÔNG THANH TÚ Câu 23: Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Hỗn hợp NO và N2O sinh ra có tỉ khối hơi so với H2 là 18,5 thì hệ số của Mg và HNO3 trong phản ứng trên lần lượt là:

A. 7 và 8 B. 11 và 26 C. 11 và 28 D. 11 và 8

Câu 24: Tách nước 1,368 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, mạch hở thu được hỗn hợp hai olefin là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 2 olefin trên trong 2,5088 lít oxi, làm lạnh sản phẩm sau phản ứng thu được 1,7024 lit khí (thể tích các khí đo ở đktc). Công thức của hai olefin đó là:

A. C2H4 và C3H6 B. C3H6 và C4H8

C. C4H8 và C5H10 D. C5H10 và C6H12

Câu 25: Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng HNO3 đặc, nóng dư thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 145,2 gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 35,7g. B. 46,4g. C. 37,2 g. D. 77,7g.

t0

Câu 26: Để điều chế HX (X là halogen) người ta sử dụng phương pháp theo phương trình sau:

NaX + H2SO4(đặc) NaHSO4( hoặc Na2SO4) + HX .

HX nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trên:

A. HCl và HF B.HCl ; HBr và HF

C.HF và HBr D. HCl ; HF ; HI

Câu 27: Khi hòa tan 3 muối A,B,C vào H2O thu được các ion sau : 0,295 mol Na+ ; 0,0225 mol Ba2+ ; 0,25 mol Cl- 0,09 mol NO3-. Hỏi A,B,C là các muối nào sau đây: (câu này có thể còn đáp án khác)

A. NaCl, BaCl2, NaNO3 B. NaCl, BaCl2, Ba(NO3)2

C.NaNO3, BaCl2, NaCl D. Ba(NO3)2, NaNO3, BaCl2.

Câu 28: Cho các chất sau : CH3NH2 ; CH3COONH4 ; CH3COOH ;

+H3N –CH2-COO-- ; HCOOCH3 ; NaHCO3 ; C6H5ONa ; KHSO4 ; C2H5OH (đun nóng) ; +H3N-C2H2-COOCl-- . Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. 6 B. 7 C. 8 D. 9

Câu 29: Cho các phản ứng sau :

X + 2HCl → Y (sản phẩm duy nhất )

Y + 2NaOH → 2NaCl + Z + H2O .

Z + 2CH3COOH → T ( tạp chức )

Biết X là hợp chất chỉ chứa các nhóm chức : -OH ; -NH2 ; -COOH và 50 đ.v.C < MX < 60 đ.v.C .

Nhận xét nào sau đây là ĐÚNG về công thức hóa học của X.

A. X là 1 amin có 2 nhóm chức NH2 .

B. X có phân tử khối bằng 51 đ.v.C .

C. X có thể tác dụng với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường .

D. X có 2 nhóm chức là –OH và -NH2 .
 
Y

yacame

Câu 30: Khi cho CH3-NH2 dư lần lượt vào các dung dịch chứa các chất: FeCl3 ,AgNO3 ,Cu(NO3)2 , NaCl .

Số kết tủa tạo thành là:

A.O B. 1 C.2 D.3

Câu 31: Nhận xét nào sau đây là ĐÚNG trong các phát biểu sau đây :

A. Khi cho tác phenol tác dụng với anđehit fomic lấy dư trong môi trường bazơ thì thu được sản phẩm là 1 loại nhựa có mạng không gian .

B. Tơ poliamit bền trong các môi trường axit hoặc bazơ .

C. Dung dịch saccarozơ cho kết tủa khi cho vào dung dịch chứa AgNO3/NH3 ( Ag2O /NH3) .

D. Dung dịch chứa HO- C6H4 –CH2OH tạo dịch màu xanh thẫm với Cu(OH)2 .

Câu 32: Cho 50g hỗn hợp A gồm FeCO3 (a % tạp chất trơ) và FeS2 (a % tạp chất trơ) nung nóng với 1 lượng không khí bằng 1,5 lần lượng O2 cần dùng trong 1 bình kín , sau khi các phản.ứng hòan toàn ,đưa về nhiệt độ ban đầu thì thấy áp suất trong bình không đổi và thu được hợp chất chứa b% Fe tương đương 22,4g Fe.Giá trị của a là : ( H=100%).

A. 2,8 % B. 5,6% C.1,8% D. 0,8 %

Câu 33: Cho hỗn hợp A gồm 2 anđêhit no,mạch hở có không quá 2 nhóm chức trong phân tử .cho 10,2 g A tác dụng với AgNO3/NH3 (dư) thu được 64,8 g kết tủa.mặt khác cho 12,75g A hóa hơi thì thu được 5,6 lít khí (đktc). CTCT của 2 anđêhit là:

A.HCHO ; CH2(CHO)2 . B. CH3CHO ; (CHO)2.

C.CH3CHO ; CH2(CHO)2 . D.CH3CHO ; CH3-CH2CHO

Câu 34: Khi thực hiện phản ứng este giữa axit và rượu có chứa oxi đồng vị 17( có chứa trong H2O nặng) thì thu được H2O nào sao đây :

A. H2O thường B. H2O nặng

C. cả A và B đều đúng D. cả A và B đều sai

Câu 35: Polime A được tạo ra từ phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và butađien 1,3 . Biết 6,234 g A tác dụng vừa đủ với 3.807g Br2 . Tính tỉ lệ mắt xích butađien 1,3 và stiren trong plime trên .

A.1: 2 B. 2:1 C. 1:1 D. 1:3

Câu 36: Nguyên tố X có 2 electron hóa trị và nguyên tố Y có 5 electron hóa trị.Công thức của hợp chất tạo bởi X và Y biết có 5 electron hóa trị.. Công thức của hợp chất tạo bởi X và Y có thể là:

A. X2Y3 B. X3Y2 C. X2Y5 D. X5Y2.

Câu 37: Nung một muối nitrat của 1 kim loại thu được đc hỗn hợp các sản phẩm trong đó tỉ lệ về thể tích của NO2 và O2 là x (x > 4). muối đó là:

A. Cu(NO3)2 B. Fe(NO3)2 C. Al(NO3)3 D. AgNO3.

Câu 38: Cho m(g) dung dịch HCl có nồng độ C% tác dụng hết với lượng dư hỗn hợp A gồm K và Mg. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy tạo ra 0,05m (g) khí H2 . Giá trị của C% là:

A. 19,73 % B. 91,25 % C. 36,5 % D. 73%

Câu 39: Cặp chất nào sau đây mỗi chất chứa cả 3 loại liên kết ( ion , công hóa trị và cho nhận ).

A. NaCl , H2O B. NH4Cl , Al2O3

C. K2SO4 , KNO3 D. SO2 , SO3

Câu 40: Cho hỗn hợp A gồm FeSy và CuxS theo tỉ lệ mol là 1:1 tác dụng hòan tòan với dung dịch HNO3 xảy ra theo phương trình sau :

(Câu này hình như sai đề)

FeSy + H+ + NO3-- → Fe3+ + SO42- + NH4+ + H2O

CuxS + H+ + NO3-- → Cu2+ + SO4 2- + NH4+ + H2O .

Công thức của các chất trong A là :

A. FeS và CuS B. FeS và Cu2S

C. FeS2 và CuS D. FeS2 và Cu2S

PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần sau : phần I hoặc phần II

Phần I . theo chương trình KHÔNG phân ban ( 10 câu , từ câu 41 đến câu 50 ) :

Câu 42: Khi cho m(g) hỗn hợp 2 kim loại là Fe và Cu ( Fe chiếm 30% về khối lượng) vào HNO3 có khối lượng là 44,1 , khuấy đều đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn A nặng 0,75m (g) , dung dịch B và 5,6 lít hỗn hợp khí NO2 và NO (đktc). Cô cạn dụng dịch thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 40,5 g B. 36,3 g C. 50,2 g D. 50,4 g

Câu 43: Kim loại R tác dụng hết với m (g) H2SO4 đặc, nóng thì thu được dung dịch có khối lượng m (g) khi khí SO2 đã bay ra hết . Kim loại R là kim loại nào sau đây .

A. Ag B. Cu C. Fe D. Mg

Câu 44: Criolit có công thức phân tử Na3AlF3 được thêm vào Al2O3 trong quá trình điện phân Al2O3 nóng chảy để sản xuất nhôm với lí do chính là:

A. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3 .

C. Làm tăng độ dẫn điện của Al2O3 nóng chảy

B. Tạo lớp ngăn cách để bảo vệ Al nóng chảy

D. Bảo vệ điện cực khỏi bị ăn mòn

Câu 45: Xét phản ứng:

FeS2 + H2SO4 (đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

A. FeS2 bị oxi hóa tạo Fe2(SO4)3

B. H2SO4 bị oxi hóa tạo SO2

C. FeS2 bị oxi hóa tạo Fe2(SO4)3 và SO2

D. H2SO4 đã oxi hóa FeS2 tạo Fe3+ và SO42-

Câu 46: Cho 0,01 mol Fe và 0,015 mol Cu vào dung dịch chứa 0,06 mol AgNO3 thì thu được m1 kết tủa và dung dịch A. cho HCl dư vào dung dịch A rồi cho tiếp Cu vào đến các p.ứ xảy ra hòan toàn thì thấy tiêu phí m2(g) Cu .giá trị của m1 và m2 là:(biết p.ứ tạo khí NO) :

A. m1 = 4,32g ;m2 = 5,76g B. m1 = 4,32g ; m2 = 6,4g

C. m1 = 6,48g ;m2 = 5,76g D. m1 = 6,48g ; m2 = 6,72g

Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cho CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1,75 : 1 về thể tích. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 g X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76 g oxi trong cùng điều kiện. Ở nhiệt độ phòng X không làm mất màu nước brom, nhưng làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. CTCT của Y là:

A: Stiren B: Benzen C: Etyl benzen D: Toluen

Câu 48: Cho 8,00 gam canxi tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 0,75M thu được khí H2 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:

A. 22,2gam. . C. 22,2gam ≤ m ≤ 25,95gam.

B. 25,95gam D. 22,2gam ≤ m ≤ 27,2gam.

Câu 49: Cho 11,1 gam hỗn hợp hai muối sunfít trung hoà của 2 kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí SO2(đktc). Hai kim loại đó là:

A . Li,Na. B. Na,K. C. K,Cs. D. Na, Cs.

Câu 50: Cho a mol Cu kim loại tan hoàn toàn trong 120ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M (loãng) thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Tính V?

A. 14,933a lít. B. 12,32a lít.

C. 18,02a lít. D. Kết quả khác

Phần II . theo chương trình phân ban ( 10 câu , từ câu 51 đến câu 60 ):

Câu 51: Số đồng phân có công thức phân tử C4H10O là:

A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 52: 1 mol aminoaxit Y tác dụng vừa đủ với 1 mol HCl. 0,5mol Y tác dụng vừa đủ với 1 mol NaOH. Phân tử khối của Y là: 147đvc. Công thức phân tử của Y là:

A. C5H9NO4. B. C4H7N2O4. C. C5H7NO4. D. C7H10O4N2.

Câu 53: Tính chất đặc trưng của saccarozơ là:

1. tham gia phản ứng hiđro hoá .

2. chất rắn kết tinh, không màu.

3. khi thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ.

4. tham gia phản ứng tráng gương.

5. phản ứng với đồng(II) hiđroxit.

Những tính chất nào đúng?

A. 3,4,5. B. 1,2,3,5. C. 1,2,3,4. D. 2,3,5.

Câu 54: Một hỗn hợp X gồm M và oxit MO của kim loại ấy. X tan vừa đủ trong 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M cho ra 1,12 lít H2 (đktc). Biết khối lượng của M trong hỗn hợp X bằng 0,6 lần khối lượng của MO trong hỗn hợp ấy. Kim loại M, khối lượng M và MO trong X là:

A. Mg; 1,2 gam Mg và 2 gam MgO B. Ca; 2 gam Ca và 2,8 gam CaO

C. Ba; 6,85 gam Ba và 7,65 gam BaO D. Cu; 3,2 gam Cu và 4 gam CuO

Câu 55: Có 3 bình chứa các khí SO2, O2 và CO2. Phương pháp thực nghiệm để nhận biết các khí trên là:

A. Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.

B. Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, sau đó lội qua dung dịch Ca(OH)2

C. Cho cánh hoa hồng vào các khí, sau đó lội qua dung dịch NaOH

D. Cho t ừng khí đi qua dung dịch Ca(OH)2,sau đó lội qua dung dịch Br2

Câu 56: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Thể tích axit nitric 99,67% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% là ( C = 12, N = 14, O = 16, H = 1) :

A. 27,72 lít B. 32,52 lít C. 26,52 lít D. 11,2 lít

Câu 57: Xét các axit có công thức cho sau:

1) CH3-CHCl-CHCl-COOH 2) CH2Cl -CH2-CHCl-COOH

3) CHCl2-CH2-CH2-COOH 4) CH3-CH2-CCl2-COOH

Thứ tự tăng dần tính axit là:

A. (1), (2), (3), (4) B. (2), (3), (4), (1)

C. (3), (2), (1), (4) D. (4), (2), (1), (3).

Câu 58: . Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO­42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra 2 phần bằng nhau: Cho phần I tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lit khí (đktc). Phần II tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng (Mg = 24, Ba = 137, S = 32, O = 16, Na = 23,H = 1, Cl = 35,5)

A. 6,11g. B. 3,055g. C. 5,35g. D. 9,165g.



Câu 59: Dung dịch NH3 0,1 M có độ điện li bằng 1%. pH của dung dịch NH3 bằng:

A. 10,5 B. 11,0 C. 12,5 D: 13,0

Câu 60: So sánh nhiệt độ sôi của các chất sau: ancol etylic (1); etyl clorua (2); đietyl ete (3); axit axetic (4).

A. 4 > 3 > 2 > 1. B. 4 > 1 > 2 > 3.

C. 4 > 1 > 3 > 2. D. 1 > 2 > 3 > 4.
đáp án:
1 D
2 B
3 D
4 B
5 A
6 C
7 B
8 D
9 A
10 B
11 D
12 B
13 D
14 B
15 C
16 D
17 C
18
19 C
20 D
21 D
22 B
23 C
24
25 B
26 A
27 C
28 A
29 C
30 D
31 A
32 B
33 B
34 C
35 A
36 B
37 B
38 A
39 C
40 B
41 A
42 A
43 B
44 A
45 D
46 D
47 D
48 B
49 A
50 A
51 C
52 A
53 D
54 A
55 D
56 A
57 C
58 A
59 B
60 C
 
Top Bottom