Đề thi hóa 9

M

minchan202

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 50g vào 250g dung dịch AgNO3 6%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.
a) Hãy xác định khối lượng của vật lấy ra sau phản ứng. Biết bạc sinh ra đều bám vào vật.
b) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch phản ứng sau khi lấy ra.

Bài 2: Cho hỗn hợp A gồm 2,8g Fe và 0,81g Al vào 200ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Phản ứng kết thúc thu được dd C và 8,12g chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dd HCl dư thu được 0,672 lít (ở đktc).
a) Rắn D gồm những kim loại nào.
b) Xác định nồng độ mol của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch B.

Bài 3: Khuấy kĩ m gam một kim loại M (hóa trị II) với V ml dung dịch CuSO4 0,2M. Phản ứng xong, lọc tách thu được 7,72 gam chất rắn A. Cho 1,93 gam A tác dụng với lượng dư dung axit HCl thấy thoát ra 224 ml khí (đo ở đktc). Cho 5,97 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 19,44 gam chất rắn. Hãy tính m, V và xác định khối lượng mol nguyên tử của kim loại m, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 4: Cho 4,15 gam hỗn hợp Fe và Al tác dụng với 200ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kĩ hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem lọc kết tủa A gồm 2 kim loại có khối lượng 7,84 gam và dung dịch nước lọc. Tìm số mol các kim loại trong hỗn hợp A.

Bài 5:Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3 , kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau.
a) Xác định kim loại R.
b) Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g ; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml?
 
Last edited by a moderator:
T

thupham22011998

Bài 1:

a, $Cu+2AgNO_3->Cu(NO_3)_2+2Ag$

Ta có: $n AgNO_3=3/34 mol$

Vì khối lượng $AgNO_3$ trong dung dịch giảm 17%

$->n AgNO_3 pu=3/34 . 17 :100=0,015 mol$

Theo pthh, ta có: $n Ag=0,015 mol , n Cu pu=0,0075 mol$

$->m=50-0,0075.64+0,015.108=51,14g$

b, $m$ d/d sau pư=$m Cu pu +m d/d AgNO_3- m Ag=0,48+250-1,62=248,86g$

Theo pthh, ta có: $n Cu(NO_3)_2=0,0075 mol$

$n AgNO_3 dư=249/3400 mol$

-->C % $d/d Cu(NO_3)_2$=0,57%

-->C % $d/d AgNO_3$ dư=5%
 
Last edited by a moderator:
D

duonghongsonmeo

câu 4: gọi số mol Fe pư , Al pư , Fe dư là x,y,z
bạn tự viết pt nhé
2 chất rắn còn lại là Fe và Cu
khối lượng hỗn hợp ban đầu là : 56x + 27y + 56z = 4,15 g
số mol CuSO4 pư là : x + 1.5y = 0.0105 mol
khối lượng chất rắn A là : 64x + 96y + 56z = 7.84
giải 3 pt trên ta được :
x= 0.03
y= 0.05
z= 0.02
số mol của fe = x+z = 0.05
số mol của Al = y = 0.05
 
Q

quynhhgiang_cnb

M + CuSO4 -> MSO4 + Cu (1)
p1: M + 2HCl -> MCl2 + H2 (2)
0,01<------------------0,224/22,4
Cu + HCl -- k pứ
a
mA(p1)= 1,93= 0,01M + 64a (I)
p2: mA= 5,79 = 3mA(p1) => nM(p2)= 0,03mol, nCu(p2)= 3a mol
M + 2AgNO3 -> M(NO3)2 + 2Ag (3)
0,03---------------------------> 0,06
Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag (4)
3a---------------------------------> 6a
nAg= 19,44g => nAg= 0,06+ 6a= 0,18 mol => a= 0,02 mol
Thay a= 0,02 mol vào (I) => M= 65 (Zn)
Theo (1) nZn= nCuSO4= nCu=a= 0,02 mol => V(CuSO4)= 0,02/0,2=0,1l= 100ml
Tống mZn=m= (0,01 + 0,03 + 0,02)65= 3,9g
Vậy: m=3,9g; V=100ml; M(M)= 65
P/s:Mình nghĩ ở p2 là 5,79g chứ k phái 5,97g đâu, bạn ktra lại nhé :))
 
Top Bottom