- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Câu 1 (2.5 điểm)
Đánh giá về phong trào Cần vương (1885-1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913), trong giờ học Lịch sử, một học sinh đưa ra hai ý kiến sau:
- Phong trào Cần vương là phong trào có tính tự giác.
- Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào mang tính tự phát.
Anh/chị có bàn luận gì về hai ý kiến trên. Kết cục của hai phong trào trên đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam?
Câu 2 (3 điểm)
a. Sự hình thành hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX có phải là tất yếu không? Vì sao?
b. Phát biểu ý kiến của anh/chị về vị trí của hai xu hướng này đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Câu 3 (3 điểm)
Thông qua sự ra đời, hoạt động và kết cục của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng, anh/chị hãy làm rõ đặc trưng nổi bật của cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Câu 4 (2 điểm)
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã đề ra nghị quyết có điểm gì mới so với Luận cương chính trị (10/1930). Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới đó.
Câu 5 (3 điểm)
“Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc”. Bằng những kiến thức có chọn lọc về lịch sử Việt Nam năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên. Nhận định đó còn có giá trị trong giai đoạn hiện nay không? Vì sao?
Câu 6 (2.5 điểm)
Mối quan hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào ở nước Nga năm 1917?
Câu 7 (3 điểm)
Phân tích sự chuyển biến và phân hóa trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Liên hệ với chính sách đối ngoại của Nhật Bản để làm rõ những điểm khác biệt.
Nguồn: Ôn thi môn Lịch sử Tuyển sinh lớp 10, Đại học, HSG các cấp
Đánh giá về phong trào Cần vương (1885-1896) và phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913), trong giờ học Lịch sử, một học sinh đưa ra hai ý kiến sau:
- Phong trào Cần vương là phong trào có tính tự giác.
- Phong trào nông dân Yên Thế là phong trào mang tính tự phát.
Anh/chị có bàn luận gì về hai ý kiến trên. Kết cục của hai phong trào trên đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam?
Câu 2 (3 điểm)
a. Sự hình thành hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX có phải là tất yếu không? Vì sao?
b. Phát biểu ý kiến của anh/chị về vị trí của hai xu hướng này đối với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.
Câu 3 (3 điểm)
Thông qua sự ra đời, hoạt động và kết cục của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng, anh/chị hãy làm rõ đặc trưng nổi bật của cách mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX.
Câu 4 (2 điểm)
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) đã đề ra nghị quyết có điểm gì mới so với Luận cương chính trị (10/1930). Phát biểu suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới đó.
Câu 5 (3 điểm)
“Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của lịch sử dân tộc”. Bằng những kiến thức có chọn lọc về lịch sử Việt Nam năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, anh/chị hãy chứng minh nhận định trên. Nhận định đó còn có giá trị trong giai đoạn hiện nay không? Vì sao?
Câu 6 (2.5 điểm)
Mối quan hệ giữa cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và cách mạng xã hội chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào ở nước Nga năm 1917?
Câu 7 (3 điểm)
Phân tích sự chuyển biến và phân hóa trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Liên hệ với chính sách đối ngoại của Nhật Bản để làm rõ những điểm khác biệt.
Nguồn: Ôn thi môn Lịch sử Tuyển sinh lớp 10, Đại học, HSG các cấp