Sinh 9 đề thi chuyên sinh

Vân Anh Lê

Học sinh mới
Thành viên
10 Tháng năm 2018
15
11
16
21
Phú Thọ
THCS Tử Đà
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

clip_image001.gif
Câu 1 (1,5 điểm)
a.
Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, lặn.
b. Một học sinh nhận xét: “F1 đồng tính thì P thuần chủng”. Theo em nhận xét này đã chính xác chưa? Giải thích?
Câu 2 (1,5 điểm)
a.
Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
b. Ở lúa nước 2n = 24 NST. Xác định số lượng NST, trạng thái NST trong 1 tế bào ở kì sau giảm phân I và kì cuối của giảm phân II.
Câu 3 (1,5 điểm)
a.
Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prôtêin có bị thay đổi qua các thế hệ tế bào không? Vì sao?
b. Một phân tử ADN có 4752 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại A = 18 % tổng số nuclêôtit của phân tử. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN đó.
Câu 4 (1,5 điểm).
a. Phân biệt đột biến với thường biến.
b. Những trường hợp đột biến nào phát sinh ở thế hệ bố mẹ trở thành thể đột biến ở thế hệ con?
Câu 5 (1,0 điểm)
Ở người, gen trội (M) quy định mắt thường, gen lặn (m) quy định mắt bị mù màu. Các gen này nằm trên NST X. Bố bị bệnh mù màu, mẹ bình thường. Họ sinh được người con có NST giới tính là XXY và bị bệnh mù màu.
a. Giải thích hiện tượng trên và xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình?
b. Nếu người bố giảm phân I bình thường, có sự rối loạn trong giảm phân II ở NST giới tính thì có thể tạo ra những loại giao tử nào?
Câu 6 (1,5 điểm)

Nghiên cứu về quan hệ dinh dưỡng trong một hệ sinh thái đồng cỏ đã thấy rằng: Số lượng của trâu bị khống chế bởi số lượng của sư tử, rận và ve bét sống bám trên da trâu, động vật nguyên sinh cư trú trong cơ thể rận và ve bét. Mối quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái trên có thể được biểu diễn bằng các chuỗi thức ăn nào? Quan hệ dinh dưỡng giữa rận và ve bét với trâu là mối quan hệ gì? Cho biết đặc điểm của mối quan hệ đó?
Câu 7 (1,5 điểm)
Lai dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa trắng thuần chủng, người ta thu được hàng vạn hạt F1. Khi gieo các hạt này cho mọc thành cây thì có hàng vạn cây hoa đỏ và xuất hiện một cây hoa trắng. Biết tính trạng màu sắc hoa do một gen qui định. Hãy giải thích sự xuất hiện của cây hoa trắng ở F1?
 
  • Like
Reactions: Oahahaha

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Câu 1:
a. Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, lặn.
Tương quan trôi - lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thê thực vật- động vật và người. Ví dụ : Ở cà chua các tính trạng quả đỏ nhẵn và thân cao là trội, còn quả vàng, có lông tơ và thân lùn là các tính trạng lắn; ở chuột lang các tính trạng lông đen, ngắn là trội, còn lông trắng, dài là lặn. Thông thường các tính trạng trọi là các tính trạng tốt, còn những tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Một mục tiêu của chọn giống là xác định được các tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao.
Để xác định được tương quan trội - lặn của một cặp tính trạng tương phản ờ vật cây trồng, người ta sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen. Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình F2 là 3 : 1 thi kiểu hình chiếm ti lệ 3/4 là tính trạng trội, còn kiểu hình có ti lệ 1/4 là tính trạng lặn.
Trong sản xuất, để tránh sự phân li tính trạng diễn ra. trong đó xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất của vật nuôi, cây trồng, người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
b. Một học sinh nhận xét: “F1 đồng tính thì P thuần chủng”. Theo em nhận xét này đã chính xác chưa? Giải thích?
Khi thụ tinh có thể còn nhiều tổ hợp di truyền khác chưa xuất hiện.
Phải cho giao phối liên tục qua nhiều lứa và dùng phép lai phân tích để xác định kiểu gen, rồi lập bảng thống kê kết quả của các phép lai, từ đó mới rút ra kết luận về sự di truyền của tính trạng.
Các quy luật di truyền đều được rút ra từ rất nhiều thí nghiệm và trên số lượng lớn cá thể.
Theo quy luật di truyền của Menđen, F1 đồng tính thì P thuần chủng và tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội.
Câu 2:
a. Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân?
- Ở kì đầu của giảm phân I: Có sự tiếp hợp và có thể có sự bắt chéo giữa các NST trong cặp NST tương đồng. Nguyên phân không có.
- Ở kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, còn trong NP các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Ở kì sau I:
+ Có sự phân li của mỗi NST kép trong cặp tương đồng về 1 cực của tế bào, ở nguyên phân là sự phân li của mỗi NST đơn.
+ Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng, ở nguyên phân là sự phân li đồng đều.
b. Ở lúa nước 2n = 24 NST. Xác định số lượng NST, trạng thái NST trong 1 tế bào ở kì sau giảm phân I và kì cuối của giảm phân II.
Sau giảm phân I, tế bào sẽ có 12 NST kép. Do kì cuối giảm phân I NST kép đã phân li độc lập về 2 cực tế bào và màng nhân đã tách ra nên NST= n kép
Kì cuối giảm phân II, tế bào sẽ có 12 NST đơn. Do kì cuối giảm phân II NST kép đã phân li đồng đều về 2 cực tế bào và 2 màng nhân đã tách ra nên NST = n đơn
Câu 3:
a. Trong điều kiện bình thường, cấu trúc đặc thù của prôtêin có bị thay đổi qua các thế hệ tế bào không? Vì sao?
Không, vì: Nhờ sự tự nhân đôi đúng mẫu, ADN giữ vững cấu trúc đặc thù của nó qua các thế hệ tế bào; Protein được tổng hợp trên khuôn mẫu của ADN nên Protein cũng giữ vững cấu trúc đặc thù của nó.
b. Một phân tử ADN có 4752 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại A = 18 % tổng số nuclêôtit của phân tử. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của phân tử ADN đó.
Ta có:
2A + 3G = 4752 (1)
Vì A = 18% nên G = 50% - 18% = 32%
Thay G = 32% vào (1), ta được:
2 X 0.18 X N + 3 X 0.32 X N = 4752
N( 2 X 0.18 + 3 X 0.32) = 4752
[tex]N = \frac{4752}{2 X 0.18 + 3X0.32}[/tex]
N = 3600.
Ta lại có: A = T = 18% X 3600 = 648
Nên suy ra: G = X = 32% X 3600 = 1152.
Câu 4:
a. Phân biệt đột biến với thường biến.
Thường biến:
- Khái niệm : là những biến đổi ở kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với sự thay đổi của môi trường.
- Tính chất ; Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác định.
Thương biến chỉ là biến đổi kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen nên không di truyền được.
- Vai trò : giúp sinh vật thích nghi, ít có ý nghĩa với tiến hóa và chọn giống.
Đột biến :
- Khái niệm : Là những biến đổi đột ngột xảy ra trong cấu trúc di truyền ở cấp độ phân tử (đột biến gen) hay cấp độ tế bào (đột biến nhiễm sắc thể).
- Tính chất : xảy ra đột ngột, riêng lẻ, không xác định.
- Vai trò : đột biến là nguyên liệu của chọn lọc tu nhiên.
Đột biến làm thay đổi cấu trúc vật chất di truyền, có khả năng di truyền, có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống.
b. Những trường hợp đột biến nào phát sinh ở thế hệ bố mẹ trở thành thể đột biến ở thế hệ con?
Là đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
a. Giải thích hiện tượng trên và xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình?
Vì đứa con bị bệnh mù mù nên kiểu gen sẽ là mm. Trong quá trình thụ tinh, để có thế hệ F1 có kiểu gen đồng hợp lặn thì cả bố lẫn mẹ đều phải có gen lặn. Mà bố bị bệnh mù màu nên mang kiểu gen mm, còn mẹ không bị bệnh nên mang kiểu gen Mm.
b. Nếu người bố giảm phân I bình thường, có sự rối loạn trong giảm phân II ở NST giới tính thì có thể tạo ra những loại giao tử nào?
Vì tế bào của bố mang cặp XY khi giảm phân 1 bình thường sẽ cho 2 tế bào là XX và YY
Do 1 trong 2 tế bào này bị rối loạn giảm phân 2 nên:
+ XX bị rối loạn sẽ cho giao tử XX và 0, tế bào còn lại YY giảm phân bình thường cho 2 giao tử Y
+YY bị rối loạn giảm phân sẽ cho giao tử YY, 0. còn lại giao tử XX sẽ cho 2 giao tử X.
Mẹo nhớ: ở NST thường (Aa) hay NST giới tính (XY) nếu:
+ Nếu không phân li ở giảm phân I, giảm phân II xảy ra bình thường sẽ cho: Aa và 0 tương tự XY và 0 (giao tử cho ra xem giống như thể dị hợp)
+ Nếu giảm phân I xảy ra bình thường, giảm phân II không phân li cả hai tế bào sẽ cho: AA, aa và 0 (giao tử cho ra xem giống như thể đồng hợp)
Câu 6:
Bạn tự vẽ chuỗi thức ăn nhé, cũng dễ lắm. Còn về hai câu sau là mối quan hệ ký sinh. Đặc điểm: Kí sinh là hình thức sống mà vật kí sinh hút máu hoặc chất dinh dưỡng của vật chủ, phụ thuộc hoàn toàn vào vật chủ để sống.
Câu 7:
Cây trắng này xuất hiện với tần số 1 : 1000 nên cây này xuất hiện do đột biến như là mất đoạn NST mang gen quy định hoa đỏ A nên tạo ra hiện tượng giả trội.
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Đề thi của Hải Dương năm 2016-2017:
Câu 1 (1,0 điểm).
Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các hạt đậu Hà Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ F1 thu được 99% hạt màu vàng và 1% hạt màu xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính
trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
1. Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
2. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1 tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Tính theo lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng đời F2 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Câu 2 (1,0 điểm).
1. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những nội dung cơ bản
nào?
2. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy xác định kiểu gen của thế hệ P để đời F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3: 1.
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Tìm những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
2. Ở một loài động vật có kiểu NST giới tính XX, XY. Xét một gen gồm 2 alen A và a. Hãy viết các kiểu gen có thể có trong quần thể. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 4 (1,5 điểm).
1. Phân tử ADN được cấu tạo theo những nguyên tắc nào? Nêu chức năng của ADN.
2. Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 350, giữa U với X bằng 250. Gen tạo ra mARN có hiệu số giữa T với X bằng 25% số nuclêôtit của gen.
a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mARN nếu tất cả X của gen đều tập trung trên mạch gốc.
Câu 5 (2,0 điểm).
1. Một nhóm gồm 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau đã lấy nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương 5040 NST đơn, tất cả các tế bào con tạo thành sau nguyên phân có 5120 NST. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi tế bào.
2. Ở một cơ thể động vật có cặp NST giới tính XY. Xét một tế bào có ba cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Dd giảm phân phát sinh giao tử. Nếu ở kì sau của giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá trình giảm phân sẽ tạo ra mấy loại giao tử? Gồm những loại giao tử nào? Biết rằng các cặp nhiễm sắc thể Aa và Dd giảm phân bình thường.
3. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào?
Câu 6 (1,0 điểm).
Câu 1 (1,0 điểm).
Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc hạt do một gen qui định. Đem gieo các hạt đậu Hà
Lan màu vàng thu được các cây (P). Cho các cây (P) tự thụ phấn nghiêm ngặt, thế hệ F1
thu
được 99% hạt màu vàng và 1% hạt màu xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và tính
trạng màu sắc hạt ở đậu Hà Lan không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
1. Hãy xác định tỷ lệ mỗi loại kiểu gen ở thế hệ P.
2. Cho các cây hạt vàng thế hệ F1
tự thụ phấn nghiêm ngặt thu được đời F2. Tính theo
lý thuyết, cây hạt vàng thuần chủng đời F2 chiếm tỷ lệ bao nhiêu?
Câu 2 (1,0 điểm).
1. Phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những nội dung cơ bản
nào?
2. Ở đậu Hà Lan, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, hạt vàng là trội hoàn toàn so
với hạt xanh. Hai tính trạng này di truyền độc lập với nhau. Hãy xác định kiểu gen của thế hệ
P để đời F1 phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3: 1.
Câu 3 (2,0 điểm).
1. Tìm những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính.
2. Ở một loài động vật có kiểu NST giới tính XX, XY. Xét một gen gồm 2 alen A và
a. Hãy viết các kiểu gen có thể có trong quần thể. Biết rằng không có đột biến xảy ra.
Câu 4 (1,5 điểm).
1. Phân tử ADN được cấu tạo theo những nguyên tắc nào? Nêu chức năng của ADN.
2. Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 350, giữa U với X bằng 250.
Gen tạo ra mARN có hiệu số giữa T với X bằng 25% số nuclêôtit của gen.
a. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của mARN nếu tất cả X của gen đều tập trung trên
mạch gốc.
Câu 5 (2,0 điểm).
1. Một nhóm gồm 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần bằng nhau đã lấy
nguyên liệu của môi trường nội bào tương đương 5040 NST đơn, tất cả các tế bào con tạo
thành sau nguyên phân có 5120 NST. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên
phân của mỗi tế bào.
2. Ở một cơ thể động vật có cặp NST giới tính XY. Xét một tế bào có ba cặp nhiễm
sắc thể tương đồng kí hiệu là Aa, Bb và Dd giảm phân phát sinh giao tử. Nếu ở kì sau của
giảm phân I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li, giảm phân II bình thường, khi kết thúc quá
trình giảm phân sẽ tạo ra mấy loại giao tử? Gồm những loại giao tử nào? Biết rằng các cặp
nhiễm sắc thể Aa và Dd giảm phân bình thường.
3. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Một đột biến gen là có
hại có thể trở thành có lợi trong trường hợp nào?
Câu 6 (1,0 điểm).
1. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống?
2. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống? Cho ví dụ cụ thể.
Câu 7 (1,5 điểm).
1. Vì sao cần bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp bảo vệ hệ sinh thái biển.
2. Khống chế sinh học là gì? Nêu ý nghĩa của khống chế sinh học. Lấy một số ví dụ về hiện tượng này trong thực tiễn sản xuất.
- Chúc bạn thi tốt! -
 
Top Bottom