Hóa đề thi chuyên hóa Hà Nội

biyb7912

Học sinh mới
Thành viên
3 Tháng mười 2013
28
0
1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Năm học: 2012 – 2013
Môn thi: HÓA HỌC (Dành cho thí sinh vào lớp chuyên Hóa học)
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu I :

1 . Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hidro có làm được như thế không? Vì sao?

2 . Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:

a/ Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào cốc đựng dung dịch Ca(OH)2.

b/ Thêm H2SO4 đặc vào cốc đựng đường kính trắng.

3 . Đốt kim loại R trong khí oxi dư thu được chất rắn X1, trong phân tử X1 nguyên tố oxi chiếm 20% về khối lượng. Từ R hoặc X1 có thể điều chế trực tiếp các muối X2, X3. Từ X1 không thể điều chế trực tiếp được X4. Biết phân tử khối M của các chất thỏa mãn M X1 < M X4 < M X2 < M X3. Xác định R, chọn các chất X1, X2, X3, X4 phù hợp và viết các phương trình hóa học.

Câu II :

1 . Khi hấp thụ hoàn toàn 0,05 mol CO2 hoặc 0,35 mol CO2 vào 500 ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l đều thu được m gam chất kết tủa. Tìm giá trị của ma.

2 .Trộn V (l) dung dịch Pb(NO3)2 0,5M với V (l) dung dịch AgNO3 0,6M thu được dung dịch X. Đem 1,2 g bột Al tác dụng với 100 ml dung dịch X. Sau phản ứng lọc, làm khô tách được t gam chất rắn và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch Z chứa 0,2M NaOH và b mol/l Ba(OH)2 vào dung dịch Y đến khi lượng kết tủa đạt cực đại thì dùng hết 50 ml dung dịch Z. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tìm giá trị của t, b.

Câu III :

1 . Chia 49,7 g một hỗn hợp A gồm bột MgO và Al2O3 thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 vào 500 ml dung dịch HCl nồng độ x mol/l đun nóng và khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Làm bay hơi cẩn thận hỗn hợp sau phản ứng, thu được 59,225 g muối khan. Phần 2 cho vào 750 ml dung dịch HCl x mol/l rồi tiến hành thí nghiệm như phần 1 thu được 63,35 g muối khan. Tìm x và khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp A.

2 . Hòa tan 6,94 g hỗn hợp X gồm bột Al và một oxit sắt trong 180 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) thu được 0,672 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Lượng axit lấy dư 20% so với phản ứng. Tìm công thức hóa học của oxit và khối lượng mỗi muối trong dung dịch Y.

Câu IV :

1 . Các hợp chất X, Y, Z, T đều chứa C, H, O thỏa mãn:

X + 6O2 —> t0 —> 6CO2 + 6H2O
X —> ? —> 2Y + 2CO2
Y + Z —>T + H2O
T + 5O2—> t0 —>4CO2 + 4H2O

Xác định X, Y, Z, T và viết các phương trình phản ứng.

2 . Hỗn hợp khí X gồm axetilen và hidro có tỉ lệ mol là 1 : 2. Cho V (l) (đktc) hỗn hợp X qua bột Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm 4 chất. Dẫn hỗn hợp Y từ từ qua dung dịch Br2 dư, sau phản ứng thấy tăng 5,4 g. Đốt cháy phần khí thoát ra thì thu được 4,48 l CO2 (đktc) và 10,8 g H2O. Tìm V.

3 . Axit no đơn chức X tiến hành phản ứng este hóa với rượu etylic thu được este Z. Sau phản ứng tách hỗn hợp Y gồm este, axit, ancol. Chia 29,6 g Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng với 125 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa m g muối và 6,9 g rượu. Đốt cháy phần 2 bằng khí oxi dư thu được 29,7 g CO2 và 13,5 g H2O.

a/ Viết công thức cấu tạo của X, Z.

b/ Tìm m và tính hiệu suất phản ứng este hóa.



——————————————– HẾT ——————————————–
 

delname

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng tư 2016
173
133
86
Việt Nam
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ NỘI AMSTERDAM
KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Năm học: 2012 – 2013
Môn thi: HÓA HỌC (Dành cho thí sinh vào lớp chuyên Hóa học)
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

Câu I :

1 . Khi thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? Đối với khí hidro có làm được như thế không? Vì sao?

2 . Nêu hiện tượng, viết các phương trình hóa học xảy ra khi tiến hành các thí nghiệm sau:

a/ Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào cốc đựng dung dịch Ca(OH)2.

b/ Thêm H2SO4 đặc vào cốc đựng đường kính trắng.

3 . Đốt kim loại R trong khí oxi dư thu được chất rắn X1, trong phân tử X1 nguyên tố oxi chiếm 20% về khối lượng. Từ R hoặc X1 có thể điều chế trực tiếp các muối X2, X3. Từ X1 không thể điều chế trực tiếp được X4. Biết phân tử khối M của các chất thỏa mãn M X1 < M X4 < M X2 < M X3. Xác định R, chọn các chất X1, X2, X3, X4 phù hợp và viết các phương trình hóa học.

——————————————– HẾT ——————————————–
1.
Khi thu khí oxi phải để miệng ống hướng lên trên (vì oxi nặng hơn không khí) còn hidro làm ngược lại
2.
a, Ban đầu có kết tủa , kết tủa tan dần
b, H2SO4đ có tính háo nước hút hết nước trong đường tạo thành chất rắn đen (cacbon) , tỏa nhiệt
3.
R: Cu
X1: CuO
X2:CuSO4
X3:Cu(NO3)2
X4: CuCO3
 
  • Like
Reactions: nhokyeuhoahoc

nhokyeuhoahoc

Học sinh mới
Thành viên
16 Tháng mười một 2015
26
10
6
23
Sông Mã huyện
Câu 1 ý 2 :
Cho H2SO4 đặc vào đường kính trắng
Hiện tượng : màu trắng của đường chuyển sang màu vàng , sau đó sang nâu và cuối cùng thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc . Phản ứng tỏa nhiều nhiệt .
C12H22O11 -------(h2so4 đặc ) --> 11H2O + 12C
Câu 3 :
Viết pt:
MgO +2HCl --> MgCl2 +H2O (1)
Al2O3 + 6HCl --> 2AlCl3 + H2O (2)
Ta thấy VHCl( phần 2) =1,5 VHCl ( phần 1) ---> m(muối) ( phần 2) = 1,5 m( muối )(phần 1) = 1,5 × 59,225= 88,8375 (g ) > 63, 35 . Vậy phần 2 của hỗn hợp A hết , phần 1 còn dư .
Ta có m( phần 1) = m(phần 2) = 49,7 ÷2 =24,85 (g)
Gọi nMgO là x (mol)
nAl2O3 là y (mol)
Ta có hệ sau :
40x + 102y = 24,85
95x + 267y = 63,35
Giải hệ ta đc :
x= y =0,175
mAl2O3 = 0,175×2×102= 35,7 (g)
mMgO = 14 (g)
Tớ chị bt làm đến đây thôi phần tìm x cậu tự làm nhé
Câu 3 (ý 2)
Gọi ctpt của oxit sắt là FexOy
Al+ H2SO4---> Al2(SO4)3 + H2O (1)
FexOy + H2SO4-----> xFe2(SO4)2y÷x + H20 (2)
nH2SO4 = 0,18 (mol)
nH2 =0,03 (mol)
Gọi lượng H2SO4 phản ứng là x (mol) --> nH2SO4 (dư) = 0,18-x (mol)
Ta có : 0,18 -x = 20% x từ đó --> x = 0,15 (mol)
mAl= 0,54 (g)
---> m FexOy = 6,4 (g)
Theo pt -->nH2SO4 (2)= 0,12 (mol)
--> nFexOy = 0,12 ÷y (mol)
--> MFexOy = 53,333y
--> ctpt Fe203
Từ đó bạn tự suy ra kl muối nhé ...!
 

i_am_a_ghost

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng tám 2014
275
6
169
23
Thế giới thứ 4 :D
2 .Trộn V (l) dung dịch Pb(NO3)2 0,5M với V (l) dung dịch AgNO3 0,6M thu được dung dịch X. Đem 1,2 g bột Al tác dụng với 100 ml dung dịch X. Sau phản ứng lọc, làm khô tách được t gam chất rắn và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch Z chứa 0,2M NaOH và b mol/l Ba(OH)2 vào dung dịch Y đến khi lượng kết tủa đạt cực đại thì dùng hết 50 ml dung dịch Z. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tìm giá trị của t, b.

Ta có
V = $\dfrac{100}{2}$ = 50 (ml)
$n_{Pb(NO_3)_2}$ = 0,025(mol)
$n_{AgNO_3}$ = 0,03(mol)
$n_{Al}$ = $\dfrac{1,2}{27}$ =$ \dfrac{2}{45}$(mol)

$2Al+3Pb(NO_3)_2--->2Al(NO_3)_3+3Pb$
$Al+3AgNO_3--->Al(NO3)_3+3Ag$

$n_{Al dư}$ =$ \dfrac{2}{45}$ - $\dfrac{0,025.2}{3}$ - $\dfrac{0,03}{3}$ = $\dfrac{4}{225}$ (mol)
t gam chất rắn gồm có 0,025 mol Pb ; 0,03 mol Ag và $\dfrac{4}{225}$ mol Al dư
Do đó: t= 8,895 (g)

Dung dịch Y gồm có: $\dfrac{0,025.2}{3}$+$\dfrac{0,03}{3}$ = $\dfrac{2}{75}$ mol $Al(NO_3)_3$
$Al^{3+}+3OH^---->Al(OH)_3$
$n_{OH^-}$ = 0,01+0,1b(mol)
$3n_Al^{3+}$ = $n_{OH^-}$
Hay:
$\dfrac{2.3}{75}$ = 0,01+0,1b
<=>b = 0,7 (M)

3 . Axit no đơn chức X tiến hành phản ứng este hóa với rượu etylic thu được este Z. Sau phản ứng tách hỗn hợp Y gồm este, axit, ancol. Chia 29,6 g Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng với 125 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa m g muối và 6,9 g rượu. Đốt cháy phần 2 bằng khí oxi dư thu được 29,7 g CO2 và 13,5 g H2O.

a/ Viết công thức cấu tạo của X, Z.

b/ Tìm m và tính hiệu suất phản ứng este hóa.

a)
$n_{CO_2}$ = 0,675(mol)
$n_{H_2O}$ = 0,75(mol)
$n_{ancol trong (II)}$ = 0,675-0,75 = 0,075(mol)
$n_{ancol trong (I)}$ =$ \dfrac{6,9}{46}$ = 0,15(mol)

$n_{este}$ = $n_{ancol sinh ra}$ = 0,15-0,075 = 0,075(mol)

Phần (II), Áp dụng ĐLBTKL các chất, ta có:

$m_Y+m_{O_2}$ = $m_{CO_2}+m_{H2O}$
Hay: $\dfrac{29,6}{2}$ +$ m_{O_2}$ = 19,7+13,5
=> $n_{O_2}$ = 0,8875(mol)

Axit đơn chức có 2 nguyên tử Oxi
Bảo toàn mol O, ta có:
$n_{ancol (II)}+2n_{axit}+2n_{este}+2n_{O_2}$ = $2n_{CO_2}+n_{H_2O}$
=> $n_{axit}$ = 0,05(mol)
Gọi n là số nguyên tử C có trong axit
Bảo toàn mol C, ta có:
$2n_{C2H5OH}$+n.$ n_{axit}$+(n+2).$n_{este}$ = $n_{CO_2}$
=> n=3
Do đó: Axit là $C_2H_5COOH$

b)
$n_{NaOH}$ = 0,125(mol)
$n_{muối}$ = 0,125(mol)
$m_{muối}$ = m = 0,125.96=12(g)
H = $\dfrac{0,075.2}{0,05.2+0,075.2}.100$ = 75%

 
Top Bottom