Sử Đề thi chọn sinh giỏi cấp tỉnh lần 11- 12

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN: LỊCH SỬ 11 - 12
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Câu 1 (2 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng: Chiếu Cần vương là ngọn cờ quy tụ lực lượng, giữ vai trò xúc tác cho sự bùng nổ của phong trào Cần vương?
Câu 2 (2 điểm)
Cho hai quan điểm sau:
Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX yêu nước nhưng không cách mạng
Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX yêu nước và có tính cách mạng
Em có suy nghĩ gì về hai quan điểm trên?
Câu 3 (2 điểm)
Tại sao có thể nói: Hai cuộc khai thác thuộc địa do thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương đã tạo ra điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
Câu 4 (2 điểm)
CHỨNG MINH CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG XUÂN MẬU THÂN 1968: MỞ RA BƯỚC NGOẶT CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ.
Câu 5 (2 điểm)
Vì sao từ khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) luôn coi trọng vấn đề an ninh - chính trị? Theo em Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ hoà bình, an ninh của khu vực Đông Nam Á?

Đáp án tham khảo
Câu 4: CHỨNG MINH CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG XUÂN MẬU THÂN 1968: MỞ RA BƯỚC NGOẶT CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ.
Trả lời
- Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dung mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở một cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là đô thị.
Trong gần hai tháng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta diễn ra đồng loạt trên toàn miền Nam, như những đợt sóng đánh vào 4 trong 6 thành phố lớn, 37 trong tổng số 44 thị xã và hàng trăm thị trấn quân lỵ. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy với trọng tâm là các đô thị, được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị trong đêm 30 rạng sáng 31-1-1968, diễn ra trong ba đợt: đợt 1 từ ngày 30-1 đến ngày 25-2; đợt 2 trong tháng 5 và tháng 6; đợt ba trong tháng 8 và tháng 9. Tại Sài Gòn quân giải phóng tiến công vào các vị trí đầu não của địch như Toà Khâm Sứ Mỹ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Việt Nam Cộng Hoà là đòn tiến công bất ngờ lớn đánh vào các trung tâm sào huyệt của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Trong Chiến dịch Tổng công kích này, với lối đánh táo bạo và dũng mãnh, các đơn vị quân giải phóng miền Nam đã tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá huỷ, phá hỏng nhiều vũ khí và dự trữ chiến tranh, làm rối loạn hậu phương, hậu cứ an toàn của chúng.
- Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968 đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chính quyền Mỹ phải thừa nhận một thực tế là không thể thắng bằng quân sự ở Việt Nam cho dù đã đưa gần nửa triệu quân Mỹ vào tham chiến, tạo nên bước ngoặt quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 21 năm của nhân dân Việt Nam.
- Về phía ta:
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mở ra một thời kỳ kết hợp tiến công và nổi dậy, kết hợp khởi nghĩa vũ trang với chiến tranh cách mạng trên toàn miền Nam. Làm cho ý chí xâm lược của Mỹ bị lung lay, buộc chúng phải đơn phương xuống thang, ngừng ném bom miền Bắc và chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, mở ra cục diện “vừa đánh vừa đàm” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
- Từ sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, nhân dân miền Nam có điều kiện kết hợp cuộc đấu tranh trên 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao làm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trở nên hiệu quả hơn, tạo bước ngoặt mới cho sự phát triển của cách mạng miền Nam, đưa cuộc chiến tranh cách mạng tiến lên thực hiện đánh cho Mỹ cút, rồi đánh cho nguỵ nhào, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến tới hoà bình thống nhất nước nhà.
- Qua cuộc Tổng tiến công quân ta trưởng thành trong nghệ thuật chiến tranh nhân dân: Đây là lần đầu tiên trong suốt bao năm ròng kháng chiến, chúng ta đưa được chiến tranh vào sâu trong lòng địch ở thành thị, đã biến hậu phương, hậu cứ của địch thành chiến trường của ta; Đây là một thành công lớn của Đảng trong nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh- nghệ thuật đánh hiểm, đánh đau, đánh vào yết hầu, vào trung ương thần kinh của địch. Trong Tổng tiến công và nổi dậy, ta kết hợp đánh từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, đánh đồng loạt bằng nhiều hình thức, nhiều lực lượng cả quân sự, chính trị, binh vận, cả tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, dùng binh lực và hoả lực mạnh của ta đánh các binh đoàn chủ lực địch, đánh mạnh vào thủ đô và các thành phố lớn, kết hợp với chiến tranh nhân dân địa phương với sự nổi dậy khởi nghĩa của quần chúng ở đô thị và các vùng nông thôn tạm bị chiếm.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 thực sự là cuộc biểu dương - tập dượt sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc Việt Nam, bước chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược Xuân 1975 kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Về phía Mỹ:
- Cuộc Tổng tiến công bất ngờ của quân giải phóng đã làm tồn thất nặng nề cho quân Mỹ. Một số lượng đáng kể quân viễn chinh – lực lượng chiến lược, nòng cốt, được coi là quân át chủ bài của chiến tranh cục bộ bị loại ra khỏi vòng chiến đấu, nhiều phương tiện chiến tranh của chúng bị phá huỷ.
- Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 đã làm đảo lộn hoàn toàn thế bố trí chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên toàn chiến trường miền Nam, đẩy chúng lún sâu vào thế phòng ngự: Từ năm 1965, khi Mĩ ồ ạt đổ quan viễn chinh cùng phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam, thực hiện chiến lược 2 gọng kìm tìm diệt và bình định, liên tiếp mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 – 1966; 1966 – 1967, nhằm giành lại thế chủ động chiến lược, đẩy lực lượng ta phải phân tán nhỏ về phía biên giới, không có khả năng tổ chức đánh lớn mà chỉ có thể quay về với chiến tranh du kích đơn thuần. Nhưng sau thất bại trong chiến dịch Mậu thân năm 1968 đã làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ", buộc Mỹ phải bắt đầu quá trình xuống thang chiến tranh, chúng buộc phải bỏ chiến lược hai gọng kìm: “tìm diệt và bình định”, lui về thực hiện chiến lược: quét và giữ, để củng cố và bảo toàn lực lượng, chuyển hướng chiến lược "phi Mỹ hóa", rồi "Việt Nam hóa chiến tranh".
- Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, của quân và dân miền Nam, Mỹ nhận thấy rằng không thể tiếp tục kéo dài chiến tranh, muốn rút quân về nước để tránh bị tổn thất nặng nề hơn. Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiến chiến lược: “Việt Nam hoá chiến tranh”, nhằm tạo điều kiện để từng bước rút dần quân Mỹ ra khỏi chiến trường miền Nam.
- Hậu quả Tết Mậu Thân đối với Mỹ là hết sức nặng nề: xã hội Mỹ bị rạn nứt trầm trọng, nội bộ chính quyền Mỹ bị chia rẽ, làm cho chiến lược toàn cầu của Mỹ áp dụng trọng tâm ở Việt Nam hoàn toàn bị đảo lộn. Điều tra của Viện Ga-lớp sau cuộc tiến công Tết cho thấy số người ủng hộ Giôn-xơn chỉ còn 36%, số người ủng hộ đường lối chiến tranh của Mỹ xuống thấp tới mức kỷ lục: 26%. Với sức ép Tết Mậu Thân, Giôn-xơn đã buộc phải tuyên bố không ra tranh cử tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ tiếp theo; Gánh nặng của cuộc chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, chính trị của nước Mỹ, làm thâm hụt về tài chính và lạm phát tăng cao, đồng USD mất giá trầm trọng, Cuộc chiến tranh Việt Nam đã đi vào từng gia đình người Mỹ, thức tỉnh họ, khiến cho nhân dân Mỹ phẫn nộ, phản đối cuộc chiến tranh và yêu cầu tổng thống Mỹ phải cho rút quân đội về nước. Mặt trận quốc tế ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam mở rộng và dâng cao hơn bao giờ hết.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân miền Nam đã trở thành nỗi ám ảnh không nguôi trong chính giới Mỹ, trở thành một: “hội chứng Việt Nam” của Mỹ suốt bao năm qua, trở thành một kỷ niệm không vui của nước Mỹ nói chung – một nước lần đầu tiên bị thua trong lịch sử 200 năm lập nước của mình.
=< Đánh giá về thất bại của Mỹ, Trong hồi ký, cựu Tổng thống Mỹ Giôn-xơn đã viết: Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân là “một sự choáng váng đối với tất cả người Mỹ”,“cố gắng của đối phương đã gây ra một hậu quả tác động xấu đến một số người trong và ngoài Chính phủ”, nhân dân Mỹ và một số nhân vật trong chính quyền bắt đầu nghĩ rằng chúng ta đã thất bại”. Thắng lợi này đã góp phần làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, làm cho “quân đội Mỹ còn nguyên vẹn về thể xác nhưng tinh thần dao động hết rồi”.
Câu 5: Vì sao từ khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) luôn coi trọng vấn đề an ninh - chính trị? Theo em Việt Nam có vai trò như thế nào trong việc bảo vệ hoà bình, an ninh của khu vực Đông Nam Á?
Trả lời
a). ASEAN coi trọng vấn đề an ninh - chính trị, vì:
- ASEAN ra đời trong bối cảnh cuộc Chiến tranh lạnh đang bao trùm toàn thế giới, cục diện Chiến tranh lạnh có tác động đến khu vực Đông Nam Á, đe dọa an ninh chính trị của các nước trong khu vực.
- Cuộc chiến tranh của Mĩ cũng đang diễn ra quyết liệt ở Đông Dương, tình hình đó đặt các nước ASEAN phải coi trọng vấn đề an ninh, chính trị.
- ASEAN ra đời vì mục đích tự vệ, nhằm bảo vệ cho sự ổn định và phát triển kinh tế cho nên các nước ASEAN rất e ngại sự can thiệp của các nước lớn vào khu vực, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và cũng để phó với áp lực của các cường quốc như: Mĩ, Nhật Bản.
- Tình hình Đông Nam Á thiếu ổn định, đòi hỏi sự coi trọng của các nước trong khu vực phải coi trọng vấn đề an ninh – chính trị:
Cuộc chiến tranh Đông Dương diễn ra, đặc biệt khốc liệt từ giữa những năm 60 đến giữa năm 70 của thế kỉ XX, có ảnh hưởng đến ASEAN.
Sau khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, từ năm 1979 đến năm 1993 vấn đề Campuchia lại nổi lên, đây là một sự bất ổn khu vực, thậm chí dẫn đến sự đối đầu giữa hai khối nước Đông Dương và ASEAN.
- Vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp biển đảo, giữa các nước Đông Nam Á với nhau, giữa các nước Đông Nam Á với các nước ngoài khu vực, nhất là Trung Quốc. ASEAN đã trở thành trọng tài giải quyết hoặc là chỗ dựa để đối phó với bên ngoài.
b). Vai trò của Việt Nam trong việc bảo vệ hòa bình, an ninh, chính trị ở khu vực Đông Nam Á:
Kể từ khi trở thành thành viên của tổ chức ASEAN cho đến nay, với tinh thần “chủ động, tích cực và có trách nhiệm”, Việt Nam nghiêm túc hoàn thành các cam kết và nghĩa vụ của một thành viên, đồng thời có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển và lớn mạnh của ASEAN, được các nước trong và ngoài khu vực ghi nhận, đánh giá cao".
Việt Nam đã chủ động đề xuất và thúc đẩy ASEAN xây dựng nhiều quyết sách, định hướng quan trọng cho sự phát triển của tổ chức, thúc đẩy sự hợp tác trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác nhằm tăng cường đối thoại, tạo sức mạnh chung để cùng nhau ứng phó với những thách thức, nhất là các thách thức về an ninh - chính trị ở khu vực Đông Nam Á, nhằm bảo vệ an ninh, hòa bình cho khu vực và quốc tế
- Đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực hướng tới đời sống của nhân dân trong khu vực liên quan đến các vấn đề: phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Đảm nhiệm thành công các nhiệm vụ luân phiên của tổ chức, điều phối quan hệ ASEAN với các đối tác chiến lược quan trong như: Mĩ, Nga, EU, Ấn Độ, Nhật Bản: Tháng 12/1998, Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6, chỉ 3 năm sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN và trong bối cảnh khu vực đang trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nghiêm trọng, được các nước thành viên ASEAN và dư luận quốc tế nói chung đánh giá cao. Với việc thông qua Chương trình Hành động Hà Nội và Tuyên bố về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong Hiệp hội. Kết quả này đã góp phần phần quan trọng tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác, khôi phục hình ảnh ASEAN, giúp các nước trong khu vực vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính, đặc biệt định hưởng cho sự phát triển và hợp tác. Qua đó đồng thời giúp ASEAN vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính khu vực…
Trong thời gian này, với vai trò chủ trì và điều phối của Việt Nam, ASEAN đã phê chuẩn Nghị định thư thứ hai của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác, thông qua Quy chế của Hội đồng Tối cao TAC và tổ chức cuộc họp đầu tiên của Hội đồng trong dịp AMM 34; lần đầu tiên ASEAN đã tiến hành tham khảo trực tiếp với năm cường quốc hạt nhân. ASEAN cũng đạt nhiều tiến triển trong việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung quốc, tạo tiền đề cho việc ra Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông sau này. Nhiều quyết định quan trọng và thiết thực đối với Hiệp hội cũng đã được triển khai trong thời gian Việt Nam đảm đương vai trò Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) như lập đường dây nóng ở các cấp lãnh đạo ASEAN, cải tiến hình thức, lề lối làm việc để ASEAN hoạt động thực chất và hiệu quả hơn.
- Sau khi tổ chức thành công Cấp cao ASEAN 6 và hoàn thành tốt cương vị Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (ASC) và Chủ tịch Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), trên cơ sở những thành tựu, kinh nghiệm tích lũy được trong vai trò chủ trì, điều phối các hoạt động của ASEAN, Việt Nam đã chủ động hơn trong việc tham gia hợp tác ASEAN, hướng hoạt động của ASEAN vào những nội dung hợp tác thiết thực, vừa đảm bảo lợi ích của Việt Nam, vừa thể hiện quan tâm chung của ASEAN và các nước đối thoại. Nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN khác ký với Trung Quốc Tuyên bố chung ASEAN -Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (2002).
- Bước sang đầu thế kỷ XXI, khi ASEAN có những bước chuyển mạnh mẽ nhằm tăng cường liên kết khu vực, tận dụng những cơ hội mới đang mở ra cũng như ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức mới, Việt Nam đã đóng vai trò tích cực cùng các nước ASEAN xây dựng và thông qua Tuyên bố hòa hợp ASEAN II tại Bali, Inđônêsia, đề ra những định hướng chiến lược cho sự phát triển của ASEAN, hướng tới xây dựng một Cộng đồng ASEAN năng động, tự cường và gắn kết với ba trụ cột chính là: Cộng đồng an ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN (ASCC- ý tưởng về việc hình thành cộng đồng này là theo sáng kiến của Việt Nam); và các Kế hoạch hành động nhằm triển khai thực hiện Tuyên bố hòa hợp ASEAN II (11/2004 tại Viên chăn), bao gồm: Kế hoạch hành động của ASC, Kế hoạch hành động của ASCC, Hiệp định khung ASEAN về 11 lĩnh vực ưu tiên hội nhập và Chương trình Hành động Viên chăn (VAP).
Trong quá trình soạn thảo và đi đến ký kết Hiến chương ASEAN, văn kiện quan trọng tạo khung pháp lý và khuôn khổ thể chế hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia ngay từ đầu vào quá trình hình thành ý tưởng, sau đó là soạn thảo, ký kết, phê chuẩn cũng như triển khai đưa Hiến chương vào thực tế cuộc sống. Đặc biệt trong quá trình đàm phán xây dựng Hiến chương, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng mang tính cân bằng, xây dựng đồng thời thể hiện vai trò là một thành viên năng động, trách nhiệm góp phần điều hòa các khác biệt, cùng các nước ASEAN đi đến được một văn bản dự thảo Hiến chương có giá trị, đáp ứng được yêu cầu chung. Việt Nam cũng thể hiện rõ vai trò là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững các nguyên tắc cơ bản, định hướng phát triển đúng của ASEAN, duy trì và tăng cường đoàn kết, nhất trí trong Hiệp hội. Sự tham gia tích cực của Việt Nam trong quá trình soạn thảo Hiến chương đã góp phần không nhỏ để Hiến chương được hoàn tất và ký kết với những nội dung cơ bản và toàn diện, đúc kết và hệ thống hóa những mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và thỏa thuận đã có của ASEAN và cập nhật một số nội dung cho phù hợp với tình hình mới. Hiến chương cũng đã thể hiện khá cân bằng và dung hòa quan điểm và lợi ích của cơ bản của các nước thành viên, phản ánh sự "thống nhất trong đa dạng" của ASEAN. Sau khi Hiên chương được thông qua (2007), Việt Nam đã tích cực, chủ động tham gia các hoạt động chung của ASEAN trong việc triển khai đưa Hiến chương vào trong cuộc sống, nhất là xây dựng Quy chế hoạt động của các cơ quan mới của ASEAN; tham gia tích cực các hoạt động của Nhóm đặc trách và soạn thảo Quy chế hoạt động của Cơ quan nhân quyền ASEAN và Nhóm chuyên gia pháp lý về triển khai Hiến chương ASEAN.
Hòa cùng với nỗ lực chung của ASEAN đẩy nhanh tiến trình liên kết khu vực và xây dựng Cộng đồng, Việt Nam tiếp tục tham gia hiệu quả và có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng cũng như triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN gồm các Kế hoạch tổng thể xây dựng 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN và Kế hoạch công tác về Sáng kiến liên kết ASEAN,Việt Nam khởi xướng và chủ trì thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng lần thứ nhất. Với sự đồng thuận của các quốc gia thành viên trong việc triển khai hoạt động trên lĩnh vực ưu tiên hợp tác về an ninh biển, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, chống khủng bố và giữ gìn hòa bình.
Với vai trò của mình, Việt Nam đã góp phần cùng các nước thành viên ASEAN chuyển mạnh từ tư duy “tham gia tích cực” sang “chủ động đóng góp, xây dựng, góp phần quan trọng vào việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực và trên toàn thế giới.
Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam luôn tích cực đề cao tầm quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; tuân thủ luật pháp quốc tế; kiềm chế và không làm phức tạp tình hình; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Góp phần thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN, các vấn đề tác động đến hòa bình và an ninh khu vực trong đó có Biển Đông.
 
Top Bottom