Sử 12 Đề thi chọn học sinh vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ( Lâm Đồng )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH VÀO ĐỘI TUYỂN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA
NĂM HỌC 2018 -2019
ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang)
Môn thi: Lịch sử
Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 28/9/2018
Câu 1: (3,0 điểm)
1. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, ông cha ta thường có những lời hiệu triệu toàn dân chống giác, giữ nước. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên
2. Bài học trên được Đảng ta vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1954)?

Câu 2: (3,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: "Phong trào Cần vương là biểu hiện mâu thuẫn giữa tư tưởng dân tộc độc lập với chế độ đế quốc cướp nước". Anh (chị) phát biểu quan điểm của mình về nhận định trên.

Câu 3: (2,5 điểm)
Vì sao trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam lại có sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước Việt Nam". Theo anh (chị) sự kết hợp này còn giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện hay không?

Câu 4: (2,5 điểm)
Phân tích nguyên nhân dẫn đến Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương (9/3/1945). Tại sao. Đảng cộng sản Đông Dương - phát động Tổng khởi nghĩa ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp?

Câu 5: (3,0 điểm)
Vì sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương chuyển phương châm tác chiến từ "đánh nhanh thẳng nhanh" sang “đánh chắc tiến chắc" trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với thắng lợi lịch sử trên

Câu 6: (3,0 điểm)
Chứng minh xu hướng "trở về" châu Á ngày càng đậm nét trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn này.

Câu 7: (3,0 điểm)
Phân tích đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đáp án tham khảo
Câu 3: (2,5 điểm) Vì sao trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam lại có sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào yêu nước Việt Nam". Theo anh (chị) sự kết hợp này còn giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện hay không ?
Trả lời:
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 không phải do ý muốn chủ quan của một cá nhân nào hay một nhóm người nào mà là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, là sản phẩm của sự kết hợp ngày càng chặt chẽ giữa ba yếu tố chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong suốt khoảng thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
- Từ năm 1920 – 1925: Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga do Nguyễn Ái Quốc truyền bá vào trong nước đã bắt đầu thâm nhập vào một bộ phận tiên tiến trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đưa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta phát triển lên một bước mới. Sự phát triển của phong trào nhân và phong trào yêu nước đã tạo cơ sở xã hội và tư tưởng để chủ nghĩa Mác – Lênin có thể ăn sâu bám rễ vào mảnh đất Việt Nam.
- Từ năm 1925, với sự ra đời và hoạt động tích cực của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (mở lớp huấn luyện chính trị, xuất bản báo Thanh niên, tác phẩm “Đường kách mệnh”, chủ trương “vô sản hóa”), chủ nghĩa Mác – Lênin và những quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc được truyền bá trực tiếp, sâu rộng và có hệ thống vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, đồng thời làm cho phong trào yêu nước chuyển từ lập trường tư sản sang lập trường vô sản.
- Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước đòi hỏi có một tổ chức chính trị cao hơn so với tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên để lãnh đạo cách mạng. Đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời trong năm 1929 đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác -Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước kết hợp với nhau đến độ chín muồi, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả sự nổ lực phấn đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các chiến sĩ cách mạng tiền bối, trong đó công lao vĩ đại nhất thuộc về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - người đã dày công chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng và là người sáng lập đảng.
Câu 6: (3,0 điểm) Chứng minh xu hướng "trở về" châu Á ngày càng đậm nét trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Nhận xét về chính sách đối ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn này.
Trả lời
- Từ sau năm 1945. Nhật Bản chủ trương liên minh chặt chẽ với Mỹ và các nước Tây Âu, thể hiện qua các hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật
- Từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX, bên cạnh việc liên minh chặt chẽ với Mỹ, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có sự điều chỉnh theo xu hướng hưởng về châu Á, biển hiện:
+Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng thời bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
+Năm 1977, Nhật Bản cho ra đời Học thuyết Phucưda, mặc dù vẫn coi trọng quan hệ với Mỹ và Tây Âu. Thủ tướng Nhật công khai xin lỗi nhân dân các nước trên truyền hình về những hành động của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ lại, đồng thời được đẩy mạnh hợp tác, giúp đỡ các nước. Nội dung chủ yếu của Học thuyết Phunuda là tăng cường quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN, đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản sau nhiều năm gián đoạn, căng thẳng
- Năm 1991, Nhật Bản cho ra đời học thuyết Kaiphu, được phát triển lên từ Học thuyết Phuda trong bối cảnh trật tự hai cực sụp đổ và chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Au tan rã
-Từ năm 1993 đến năm 1997, Nhật Bản đưa ra hai Học thuyết Miyadaoa và học thuyết Hasimôtô. Hại học thuyết này vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu và Mỹ, đồng thời mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới, chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, coi ASEAN là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình
Câu 7: (3,0 điểm) Phân tích đặc điểm của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trả lời
* Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đã diễn ra với khí thế sôi nổi, mạnh mẽ không gì ngăn nổi. Khởi đầu từ Đông Nam Á lan sang Tây Á, Châu Phi tới Mỹ Latinh.
- Đông đảo các giai cấp, các tầng lớp nhân dân tham gia: công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc.
- Lực lượng chủ yếu và đi đầu là công nhân và nông dân, giai cấp lãnh đạo ở một số nước phong trào diễn ra dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân như ở Trung Quốc, Cuba, Việt Nam. Phần lớn các nước khác là giai cấp tư sản dân tộc
- Hình thức đấu tranh đa dạng phong phú: như biểu tình, bãi công, nổi dậy, nghị trường. Ở một số nước đã tiến hành đấu tranh vũ trang giành chính quyền như Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba.
Các bạn cùng tham khảo nhá !!!!
 
Top Bottom