Sử 12 Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh ( Bình Định )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
ĐỂ CHÍNH THỨC
Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi 24/5/2020.

Câu 1: (3,5 điểm)
Hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Trình bày điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX?
Câu 2: (3,5 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ. Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất và là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
Câu 3: (3,0 điểm)
Những cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam từ đầu năm 1930 đến tháng 9 năm 1945.
Câu 4: (4,0 điểm)
Tìm hiểu đoạn trích:
"Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bát hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ",
(Sách giáo khoa lịch sử lớp 7. NXB Giáo dục, 2019, tr.128)
a) Cho biết hoàn cảnh ra đời và phân tích ý nghĩa của đoạn trích trên.
b) Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Để phát huy truyền thống đó trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, em hãy nêu những việc làm của bản thân để góp phần phát triển quê hương Bình Định ?
Câu 5: (3,0 điểm)
Trình bày nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Vì sao Cu - ba được coi là lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh?
Câu 6: (3,0 điểm)
Khái quát những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hiện nay, các nước Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
Đáp án tham khảo
Câu 1: (3,5 điểm)
Hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Trình bày điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX?
Trả lời
* Phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Thất bại của phong trào Cần Vương đã chứng tỏ con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến không thành công, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến. Trong hoàn cảnh đó, những người yêu nước Việt Nam phải đi tìm con đường cứu nước mới.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được thu nhập vào bên cạnh quan hệ sản xuất phong kiến. Các giai cấp tầng lớp mới được ra đời: công nhân, tư sản trí thức, tiểu tư sản với những ý nghĩa và cách làm mới
=> Tuy nhiên, tầng lớp tư sản vừa ra đời còn nhỏ bé, hệ tư tưởng tư sản ảnh hưởng vào Việt Nam ( từ phương tây, Nhật Bản, Trung Quốc ) được các tri thức phong kiến tiếp thu, làm đẩy mạnh lên phong trào yêu nước sôi nổi với mục đích đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước văn minh giàu mạnh như các nước tư bản.
* Điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX.
- Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp và tần, lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân) và những ảnh hưởng bên ngoài, nhất là cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản, các sĩ phu yêu nước tiểu bộ Việt Nam có nhu cầu hướng theo cái mới, cứu nước và cải cách xã hội theo tư duy cách mạng. Một phong trào yêu nước và cách mạng theo khuynh hưởng dân chủ tư sản xuất hiện ở nước ta vào đầu thế kỷ XX.
+ Lãnh đạo phong trào là những nhà nho yêu nước tiến bộ chuyển biến theo tư tưởng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh.
- Chủ trương, đường lối: Thoát ra khỏi phạm trù và cách thức cứu nước theo tư tưởng phong kiến, đó là phong trào Cần Vương với mục tiêu đánh đổ thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc và khôi phục chế độ phong kiến. Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản với mục tiêu giành độc lập dân tộc, gắn giải phóng dân tộc với cải cách, xây dựng xã hội tiến bộ, đưa nước ta tiến lên văn minh như các nước tư bản khác.
+ Lực lượng tham gia: phong trào đông đảo với nhiều tầng lớp xã hội như vận thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ, nông dân, binh lính; có sự tham gia của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc.
+ Biện pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong phương pháp đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào sâu rộng trong đông đảo quần chúng như phong trào Đông du, Đông Kinh nghĩa thục, phong trào Duy tân
- Phong trào tuy thất bại nhưng đã đạt được những bước tiến về trình độ tổ chức, cách thức hoạt động và đấu tranh với quy mô rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, làm thức tỉnh tinh thần dân tộc, ý thức tự lực tự cường, ăn đường và tạo điều kiện cho sự xuất hiện một khuynh hướng đấu tranh mới khuynh hướng vô sản.
Câu 2: (3,5 điểm)
Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, hãy làm rõ. Nghệ Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh mẽ nhất và là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
Trả lời
- Quy mô diễn ra trên một vùng rộng lớn, hầu như tất cả các xã, huyện ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Có nhiều cuộc đấu tranh hàng trăm cuộc biểu tình tiêu biểu là cuộc biểu tình của 8000 nông dân ở huyện Hưng Yên ( Nghệ An ) vào ngày 12 tháng 9 năm 1930
- Lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh, có khoảng hàng chục vạn quần chúng tham gia
+ Tính chất:
- Là cuộc đấu tranh gay gắt nhất, quyết liệt nhất, đấu tranh vì lợi ích giữa hai lực lượng cách mạng: Cách mạng và phản cách mạng
- Xô Viết Nghệ Tĩnh là nơi duy nhất có sự kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.
- Xô Viết Nghệ Tĩnh mang tính triệt để, thể hiện: lật đổ chính quyền của địch và thành lập chính quyền ta; thực hiện chính sách ban bố ruộng đất cho nhân dân.
+ Kết quả:
- Là địa phương duy nhất trong phong trào cách mạng 1930-1931 đã đập tan được chính quyền bọn phản cách mạng ở cơ sở, xây dựng một chính quyền Xô Viết - chính quyền của công nhân và nông dân. Đảng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
- Liên minh công - nông đã ra đời và đảm nhận sứ mệnh của nó
=> Tuy còn sơ khai như Chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã trở thành chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân do giai cấp công dân lãnh đạo. Chính quyền của dân, do dân và vì dân. Đây là hình thái sơ khai đầu tiên của Chính quyền công - nông ở nước ta.
Câu 6: (3,0 điểm)
Khái quát những biến đổi to lớn của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, các nước Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực?
Trả lời
* Những biến đổi của khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
+ Về chính trị: Từ chỗ hầu hết là các nước thuộc địa trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai đã trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ.
+ Về kinh tế: từ chỗ là các quốc gia có nền kinh tế còn khó khăn, đã vươn lên đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó một số nước có tốc độ tăng trưởng cao như Thái Lan, Malaysia, đặc biệt Singapore trở thành " con rồng " nổi trội nhất trong bốn con rồng kinh tế của châu Á.
+ Về quan hệ giữa các nước Đông Nam Á trong khu vực: Từ đối đầu từng bước chuyển sang đối thoại, thân thiện, tiến hành hợp tác và hội nhập; Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á được hình thành và mở rộng đã có 10 nước ( trừ Đông Timor ), gia nhập tổ chức này nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh.
* Hiện nay, các nước Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định khu vực ( Theo suy nghĩ và sơ đồ chấm điểm )
 
  • Like
Reactions: Mưa buồn
Top Bottom