Giải thích một chút ở các câu:
1. C (Liên Xô (sau đó là Trung Quốc và Ấn Độ) chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mĩ và đưa nền khoa học kỹ thuật thế giới phát triển thêm một bước mới)
2. B (thực hiện cải tổ ngay để đưa Liên Xô thoát khỏi khủng hoảng. Những phương pháp cải tổ không đúng và làm vội vã, kế hoạch thực hiện quá gấp gáp)
3. C (Phát xít Nhật đầu hàng. Theo Hội nghị Postdam, quân Đồng minh sẽ đến ngày Đông Dương sau vài tuần nữa với nhiệm vụ là giải giáp quân Nhật; nên thời cơ đến rất nhanh và cũng rất mau lẹ - nhiều nước Đông Nam Á tiến hành cuộc cách mạng đánh đuổi quân Nhật, giành chính quyền trước khi Đồng minh vào)
4. C. đây là năm nước vừa giành độc lập khỏi tay thực dân (trừ Thái Lan) đang phát triển kinh tế. Họ lập ra tổ chức này với mong muốn cùng hợp tác để phát triển, tránh được những ảnh hưởng không đáng có từ bên ngoài.
5. A. Ai Cập là quốc gia có vị trí rất đặc biệt, nên nước này nhanh chóng tiến hành phong trào giải phóng dân tộc đầu tiên. Kết quả là chế độ phong kiến của nhà Muhammad Ai (vua Farouk) và chính quyền thuộc địa Anh bị lật đổ. Chính quyền mới, đứng đầu là đại tá G. Nasser thi hành nhiều chính sách tiến bộ như quốc hữu hóa kênh đào Suez. Chính vụ quốc hữu hóa này đã gây ra chiến tranh Ai Cập với Israel (có phương Tây hỗ trợ) năm 1956, 1967 và 1973
6. A. Cuba đang là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Mĩ latinh. Ở các nước còn lại là đấu tranh chống chính quyền độc tài (Cuba lật đổ chính quyền độc tài) như nhân dân Nicaragoa chống chính quyền độc tài Somosa (khoảng 1974) thắng lợi, Bolivia cũng đang chống chế độ độc tài (anh hùng Che Guevara hi sinh bởi tên Tổng thống độc tài Barrientos năm 1968). Ở Chile thì cách mạng năm 1970 đưa Tổng thống Allende lên cầm quyền và thi hành chính sách tiến bộ. Năm 1973, Mĩ hỗ trợ cho tên tướng Pinochet lật đổ Allende, thiết lập nhà nước độc tài cho đến khi bị lật đổ năm 1998.
7. C. Mĩ giữ vững được sự ổn định của kinh tế; là nơi khởi nguồn của cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ ba. Mĩ rất linh hoạt khi điều chỉnh các chính sách thích hợp, đưa kinh tế Mĩ thoát khỏi các khủng hoảng nhỏ
8. D. Chấm dứt với sự kiện Tổng thống - Tổng bí thư Liên Xô là Gorbachev từ chức và lá cờ trên điện Kremli bị hạ xuống vào tối ngày 25/12, đúng vào ngày lễ Noel. Hệ thống XHCN bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng không bị sụp đổ hoàn toàn
9. B. Vì các tổ chức còn lại chỉ là tổ chức tiền thân của Liên minh châu Âu (EU) thôi. Ý tưởng thành lập tổ chức này do Ngoại trưởng Pháp Schuman đề ra năm 1950 với mục tiêu liên kết các nước để cùng hợp tác và phát triển
10. D. Thủ tướng Anh lúc này chỉ tham dự cho có lệ, vì địa vị đế quốc Anh đã suy yếu nhiều trong chiến tranh
11. D. Vì máy tính phát minh từ năm 1946 với mục đích sử dụng trí tuệ nhân tạo thay thế cho con người - đây cũng chính là tiền đề khai sinh cách mạng công nghiệp 4.0
12. C. Kinh tế Nhật phát triển nhanh và trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thứ hai thế giới
13. A. Mỹ latinh chống chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mĩ (dùng chính quyền tay sai áp bức nhân dân) nên hình thức đấu tranh chủ yếu là chính trị (biểu tình, bãi công) trừ một số nước có cách mạng, chiến tranh du kích như Nicaragoa, Goatemala, Bolivia... Còn châu Phi chống tàn dư của thực dân cũ là chế độ Apartheid
14. B. Pháp không đầu tư nhiều vào chế tạo máy và độc quyền thương nghiệp; hệ thống giao thông vận tải không được chú ý nhiều
15. B. Tâm tâm xã và đảng Tân Việt do tiểu tư sản (trí thức) thành lập
16. B. Đây là tập bài giảng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết ngắn gọn, súc tích nhất để giảng dạy cho cán bộ cách mạng Việt Nam
17. A. Ba đáp án sau thì loại ngay vì thời gian thực hiện ngắn, chỉ tập trung ở cảng Ba Son và một hình thức duy nhất là đấu tranh chính trị
18. D. Nhìn qua thì thấy C và D có vẻ khớp với câu hỏi. đáp án C chỉ nói đến Nguyễn Ái Quốc đang chọn lựa con đường cứu nước là vô sản sau khi đọc Luận cương của Lenin. Lúc đầu Người chọn con đường cách mạng tư sản; nhưng sau khi Người đi khắp các nước tư bản châu Âu (nhất là nước Anh) thì thấy kết quả là người dân vẫn nghèo khổ (dưới chân tượng Nữ thần Tự do của Mỹ vẫn có xóm nghèo khổ Haarlem) thì Nguyễn Ái Quốc chọn con đường cách mạng vô sản. Người quyết định chọn con đường đúng đắn đó qua việc gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế III
19. A. Pháp tiến hành đầu tư nhanh thay vì phải vơ vét như đợt khai thác trước đó; đầu tư 4 tỉ franc để kiếm lại số tiền đã mất do chi tiêu cho chiến tranh, phục hồi kinh tế chính quốc
20. B. Tân Trào là Hội nghị Quốc dân 1945, Quảng Châu là nơi thành Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, Ma Cao là nơi diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (1935)
21. B. Võ Nguyên Giáp là chỉ huy đầu tiên của Đội, Văn Tiến Dũng là vị tướng có công lớn trong kháng Mĩ và Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
22. A. Địa phương cuối cùng giành chính quyền vào ngày 28.8.1945; chính quyền phong kiến sụp đổ ngày 30/8/1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch là 16/8/1945
23. A. chỉ thị xác định kẻ thù chính là phát xít Nhật (hiện còn rất mạnh). Pháp suy yếu sau sự kiện tháng 6/1940 nên chúng không còn hung hăng như trước
24. D. đây là chiến lược "nước đôi" của Đảng, làm gần như song song để ta có nhiều cơ hội điều chỉnh đường lối phù hợp với tình hình, tập hợp hết thảy mọi lực lượng cách mạng thuộc nhiều tầng lớp, giai cấp khác nhau vào trong Mặt trận Việt Minh
25. C. đây là sự chuyển đổi đường lối cách mạng rất đúng đắn và phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam cũng như tình hình thế giới - chọn giải phóng dân tộc lên hàng đầu thay vì giải phóng giai cấp như trước quốc. Mĩ tuy là đồng minh, nhưng không trực tiếp can dự vào vì bận nhiều việc: tái thiết nước Nhật, tranh giành ảnh hưởng ở bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc, phân chia ảnh hưởng ở Đức và Áo, lo kế hoạch phục hưng châu Âu... nên không để ý nhiều đến Việt Nam
27. D. De Castries xuất thân trong gia đình nhiều đời làm quan lại và tướng lĩnh trong các triều vua Pháp. Castries sang Đông Dương chỉ huy quân Maroc chống đánh quân dân ta, đến tháng 12/1953 làm chuẩn tướng chỉ huy cứ điểm Điện Biên Phủ
28. C. Mĩ từng bước thay chân Pháp để độc chiếm Đông Dương, thực hiện chiến lược "ngăn chặn" của Eisenhower nhằm đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản để tiến tới làm bá chủ thế giới
29. A. Tấn công vào Đông Khê vì nơi này lực lượng quân địch mỏng hơn, địa hình hiểm trở
30. D. bước đầu làm phá sản kế hoạch Navarre là tiến công chiến lược Đông xuân 1953 - 1954, làm phá sản hoàn toàn thì đó là chiến dịch Điện Biên Phủ