Văn ĐỀ THAM KHẢO: TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THAM KHẢO: TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 3.0 điểm.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều có ba kẻ thù cần phải tiêu diệt: do dự, nghi ngờ và sợ hãi. Ba kẻ thù này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra các quyết định và hành động. Phân tích thất bại trong cuộc sống của 25.000 người, các chuyên gia cho biết: do dự gần như đứng đầu danh sách những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại.
Trái với do dự là tính quyết đoán, và đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm. Sự bất tử của mỗi người nằm ở việc họ có dám đưa ra quyết định hay không. Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kì can đảm. Bên cạnh đó, giá trị của các quyết định lại phụ thuộc vào mức độ dũng cảm khi hành động. Những quyết định vĩ đại làm nền móng cho văn minh nhân loại đã được đưa ra bất chấp rủi ro, thậm chí bất chấp cả việc phải hi sinh tính mạng. Con người ta sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu không có một ý tưởng táo bạo, một tư duy đột phá và lòng can đảm để hiện thực hóa chúng. Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn cứ khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước. Cuộc đời bạn sẽ ra sao nếu bạn không bao giờ dám làm một điều gì lớn lao?
(Trích Lòng dũng cảm, Theo You can, Thu Hằng dịch, Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất Hạt giống tâm hồn – Tuổi trẻ không bao giờ quay lại, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2016, tr. 19 - 20)​

Câu 1 : (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả, lòng dũng cảm có vai trò gì?
Câu 3 : (1.0 điểm) Anh/chị có đồng ý rằng: “Những quyết định vĩ đại làm nền móng cho văn minh nhân loại đã được đưa ra bất chấp rủi ro, thậm chí bất chấp cả việc phải hi sinh tính mạng.” hay không? Vì sao?
Câu 4: (1.0 điểm) Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. PHẦN LÀM VĂN: 7.0 điểm.
Câu 1: 2.0 điểm).

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn cứ khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước.”.

Câu 2( 5 điểm):
Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007)​

Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007)​
 
  • Like
Reactions: NTD Admin

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. Phần đọc hiểu:
1. Nghị luận
2. Lòng dũng cảm có vai trò:
- Giúp ta quyết đoán hơn trong các quyết định.
- Nếu không có lòng dũng cảm chúng ta sẽ sợ sai lầm mà do dự, chùn bước không dám thực hiện những điều mạo hiểm, lớn lao.
3. Có thể trả lời: đồng ý/ không đồng ý… nhưng phải lí giải hợp lí, thuyết phục.
4. Có thể chọn một thông điệp mà mình cho rằng ý nghĩa nhất và lí giải thuyết phục cho sự lựa chọn của mình.

II. Phần làm văn
Câu 1:
Suy nghĩ của bản thân về vấn đề: thà phạm sai lầm khi hành động còn hơn cứ khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước.
Cần trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề trên. Thí sinh có thể đồng ý/không đồng ý/đồng ý một phần với ý kiến trên nhưng cách lí giải phải hợp lí, thuyết phục và nêu lên được bài học sống cho bản thân.
Gợi ý:
- Một người có ước mơ, hoài bão mà vì sợ phạm sai lầm, sợ thất bại mà không dám thực hiện nó thì suốt đời người đó sẽ không thực hiện được ước mơ của mình.
- Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó gây ra tổn thất nhưng cũng đem đến bài học để giúp ta thành công.

Câu 2: Các nội dung cần đề cập
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng và bài thơ “ Tây Tiến”; Tác giả Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc. 0,5
* Về đoạn thơ trong bài Tây Tiến.
- Vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên và con người miền Tây trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến:
+ Thiên nhiên hoang sơ, gợi cảm: những bông lau chập chờn, lay động trên những bến bờ như cũng có hồn; những bông hoa dập dềnh trên dòng nước lũ cũng mang hồn cảnh vật quyến luyến, tình tứ (hoa đong đưa chứ không phải là đung đưa)
+ Con người giữa thiên hung vĩ và thơ mộng: Nổi lên trên nền cảnh của bức tranh thiên nhiên thơ mộng là hình ảnh một dáng người vững chãi trên con thuyền độc mộc, giữa dòng nước lũ. Hình ảnh ấy tạo thêm một nét đẹp rắn rỏi, khoẻ khoắn cho bức tranh thiên nhiên thơ mộng, mềm mại, đẹp mơ màng.
+ Nỗi nhớ thể hiện tình cảm gắn bó, khăng khít với thiên nhiên, con người cuộc sống miền Tây. Qua đó ta thấy được tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, hào hoa của người lính Tây Tiến.
- Nghệ thuật.
+ Hình ảnh được sáng tạo bằng bút pháp lãng mạn, chấm phá, gợi tả.
+ Ngôn ngữ có những kết hợp từ độc đáo mới lạ, tạo sắc thái mới cho từ ngữ (hoa đong đưa)
+ Giọng thơ bâng khuâng, man mác, những câu hỏi tu từ (có nhớ, có thấy…) gợi lại cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ nơi Châu Mộc.
*Về đoạn thơ trong bài Việt Bắc.
- Tình cảm của Việt Bắc đối với người kháng chiến.
+ Trong cấu tứ toàn bài, tác giả đã tưởng tượng, sáng tạo ra một đôi bạn tình Mình - Ta, tưởng tượng ra kẻ ở lại là Việt Bắc và người ra đi là những cán bộ về xuôi hát đối đáp với nhau. Đoạn thơ vừa là sự ướm hỏi, vừa là sự gợi nhớ bộc lộ tình cảm gắn bó, nhớ mong, nghĩa tình, chung thuỷ của Việt Bắc dành cho người kháng chiến.
+ Qua lời nhắn gửi ấy là hình ảnh Việt Bắc hoang sơ với những cảnh vật (hắt hiu lau xám), sản vật mộc mạc, gần gũi (Trám bùi để rụng, măng mai để già). Khung cảnh ấy càng nổi bật con người Việt Bắc "đậm đà lòng son", cưu mang cho cách mạng, cùng chung mối thù, cùng chịu đựng gian khổ, hy sinh.
- Nghệ thuật.
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát với việc kết hợp nhuần nhuyễn màu sắc cổ điển và màu sắc dân gian, mang âm hưởng tha thiết, sâu lắng.
+ Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi gợi cảm; tổ chức lời thơ theo phép tiểu đối cân xứng, hài hoà. Những tiểu đối khi tương đồng (Trám bùi để rụng, măng mai để già), khi tương phản (Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son) làm nổi bật tấm lòng đồng bào Việt Bắc dành cho cán bộ, chiến sĩ, cho cách mạng.
+ Điệu thơ lục bát uyển chuyển cân xứng hài hoà, điệp từ, điệp ngữ tạo nên giọng điệu trữ tình thiết tha, êm ái, ngọt ngào mang âm hưởng lời ru.
* Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ.
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng với một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tinh tế.
- Khác biệt: Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là lời nhắn nhủ của người đi, được thể hiện bằng thể thơ thất ngôn với một bút pháp lãng mạn, hào hoa… Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là lời nhắn gửi của người ở lại được thể hiện bằng thể thơ lục bát, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu mang đậm màu sắc dân tộc, truyền thống.
- Lý giải sự tương đồng và khác biệt.
+ Tương đồng vì: Hai tác giả đều là những nhà thơ rất mực tài năng, đều tham gia kháng chiến chống Pháp, đều gắn bó sâu nặng với những vùng đất - con người kháng chiến.
+ Khác biệt vì: Bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” ( Lêônit Lêônốp); Do nét riêng của hoàn cảnh cảm hứng và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ
 
Top Bottom