- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 26
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế


ĐỀ THAM KHẢO: TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong cuộc đời, mỗi chúng ta đều có ba kẻ thù cần phải tiêu diệt: do dự, nghi ngờ và sợ hãi. Ba kẻ thù này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra các quyết định và hành động. Phân tích thất bại trong cuộc sống của 25.000 người, các chuyên gia cho biết: do dự gần như đứng đầu danh sách những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại.
Trái với do dự là tính quyết đoán, và đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm. Sự bất tử của mỗi người nằm ở việc họ có dám đưa ra quyết định hay không. Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kì can đảm. Bên cạnh đó, giá trị của các quyết định lại phụ thuộc vào mức độ dũng cảm khi hành động. Những quyết định vĩ đại làm nền móng cho văn minh nhân loại đã được đưa ra bất chấp rủi ro, thậm chí bất chấp cả việc phải hi sinh tính mạng. Con người ta sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu không có một ý tưởng táo bạo, một tư duy đột phá và lòng can đảm để hiện thực hóa chúng. Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn cứ khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước. Cuộc đời bạn sẽ ra sao nếu bạn không bao giờ dám làm một điều gì lớn lao?
(Trích Lòng dũng cảm, Theo You can, Thu Hằng dịch, Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất Hạt giống tâm hồn – Tuổi trẻ không bao giờ quay lại, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2016, tr. 19 - 20)
Câu 1 : (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: (0.5 điểm) Theo tác giả, lòng dũng cảm có vai trò gì?
Câu 3 : (1.0 điểm) Anh/chị có đồng ý rằng: “Những quyết định vĩ đại làm nền móng cho văn minh nhân loại đã được đưa ra bất chấp rủi ro, thậm chí bất chấp cả việc phải hi sinh tính mạng.” hay không? Vì sao?
Câu 4: (1.0 điểm) Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. PHẦN LÀM VĂN: 7.0 điểm.
Câu 1: 2.0 điểm).
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn cứ khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước.”.
Câu 2( 5 điểm):
Cùng viết về nỗi nhớ nhưng mỗi nhà thơ lại có một cách khám phá, thể hiện của riêng mình.
Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007)
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
(Tây Tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007)
Trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007)
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2007)