Văn 12 ĐỀ SỐ 3 ÔN THI THPT QG 2019 (Th Quỳnh)

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ SỐ 3 ÔN THI THPT QG 2019 (Th Quỳnh)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chàng thanh niên: Can đảm dám bình thường ư…? Triết gia: Tại sao lại cần phải trở nên "đặc biệt"? Có lẽ là do không thể chấp nhận được một "tôi bình thường". Vì thế, khi không đủ khả năng trở nên "đặc biệt ưu tú", người ta sẽ hành động cực đoan để trở nên "đặc biệt hư hỏng". Nhưng thử hỏi, làm người bình thường, không đặc biệt thì có gì không tốt, có gì đáng tự ti? Chẳng phải là ai cũng bình thường đấy sao? Đây là một điều cần suy xét thật kỹ.
Chàng thanh niên: ... Thầy bảo tôi hãy làm "người bình thường" sao?
Triết gia: Chấp nhận bản thân là một bước tiến quan trọng. Nếu cậu có được "can đảm dám bình thường", chắc chắn cách nhìn thế giới cũng sẽ thay đổi hẳn.
Chàng thanh niên: Nhưng...
Triết gia: Việc cậu từ chối làm người bình thường có lẽ là do cậu đang coi "người bình thường" đồng nghĩa với "không có tài cán". Làm người bình thường không có nghĩa là không có tài cán gì. Chúng ta không cần phải phô trương sự vượt trội của bản thân.
Chàng thanh niên: Tôi công nhận cố gắng "trở nên đặc biệt" có nguy hiểm nhất định. Nhưng có cần phải lựa chọn làm người "bình thường", sống cuộc đời nhàm chán, chẳng để lại giá trị gì, chẳng ai thèm nhớ đến và phải hài lòng rằng mình chỉ ở mức đó không? Thầy đùa tôi chắc! Tôi sẵn sàng vứt bỏ cuộc đời như thế không tiếc mảy may!
Triết gia: Dù gì cậu vẫn muốn "đặc biệt" phải không?
Chàng thanh niên: Không phải! Việc chấp nhận "bình thường" mà thầy nói chính là khẳng định một bản thân lười biếng, cho rằng mình chỉ đến mức này thôi, chỉ thế này là được rồi. Tôi từ chối một cuộc đời lười biếng như thế! Thầy có cho rằng Napoleon hay Alexandros Đại đế, Ernstem, Martin Luther King rồi cả Sokrates và Platon yêu quý của thầy cũng chấp nhận làm người "bình thường" không? Làm gì có chuyện đó! Chắc chắn họ đã sống với mục tiêu và lý tưởng lớn! Cứ theo lý lẽ của thầy thì sẽ chẳng có một Napoleon nào được sinh ra hết. Thầy đang huy hoại thiên tài đây!
Triết gia: Cậu cho rằng cuộc đời cần có mục tiêu cao cả?
Chàng thanh niên: Tất nhiên rồi!
(Dám bị ghét, Koga Fumitake - Kishimi Ichiro, NXB Lao động xã hội)
Câu 1. Hãy đặt nhan đề phù hợp cho văn bản.
Câu 2. Chàng thanh niên trong câu chuyện muốn làm người bình thường hay người đặc biệt? Vì sao?
Câu 3. Tại sao vị triết gia lại cho rằng: Nếu cậu có được "can đảm dám bình thường", chắc chắn cách nhìn thế giới cũng sẽ thay đổi hẳn.
Câu 4. Có ba mục tiêu cuộc đời được vị triết gia nhắc tới là trở thành người đặc biệt ưu tú, đặc biệt hư hỏng và làm người bình thường. Bản thân anh/chị thấy mục tiêu nào phù hợp với chính mình?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)

Cuộc đời cần có mục tiêu cao cả? Câu hỏi của vị triết gia để lại cho anh/chị những suy ngẫm gì? Hãy trình bày điều đó trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.
Câu 2. (5,0 điểm)
Bàn luận về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, có ý kiến cho rằng: “Khi Mị nghĩ đến cái chết là lúc khát vọng sống của Mị trỗi dậy mãnh liệt nhất”. Hãy phân tích các đoạn văn dưới đây để làm rõ ý kiến trên.
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mỵ chết. Nhưng Mỵ cũng không còn nghĩ đến Mỵ có thể ăn lá ngón tự tử. ở lâu trong cái khổ, Mỵ cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.
....Từ nay Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mỵ không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chì thấy nước mặt ứa ra.
...Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
Mỵ thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho...
A Phủ chưa kịp nói, Mỵ lại vừa thở vừa nói:
- Ở đây chết mất,
(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
 
Top Bottom