Văn Đề ôn thi vào 10

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
21
Đắk Lắk
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn giúp mình làm mấy câu này nha giải hết 1 lần cho mình thì càng tốt mình cảm ơn
1.
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, xuất hiện nhiều yếu tố kì ảo. Hãy chỉ ra các yếu tố kì ảo ấy và cho biết tác giả muốn thể hiện điều gì khi đưa ra những yếu tố kì ảo vào một câu chuyện quen thuộc?

2.
Chi tiết kết thúc truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là một chi tiết kì ảo.
a. Hãy kể ngắn gọn chi tiết ấy bằng một đoạn văn từ 3-5 câu.
b. Nhận xét về chi tiết cuối cùng này, có ý kiến cho rằng: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái lung linh kì ảo. Nhận xét đó đúng không? Vì sao?

3.
Ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong cách kể chuyện?

4.
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” Vũ Nương là người con gái đẹp cả về dung nhan và tính hạnh nhưng nàng đã phải chịu một số phận đầy bất hạnh.
Bằng một đoạn văn khoảng 15 câu, em hãy làm rõ điều đó. Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và một cách dẫn trực tiếp.

5.
Từ hình ảnh người phụ nữ Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người phụ nữ hiện nay.
 
  • Like
Reactions: congamaihahaha

tttpbmt3002@gmail.com

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười 2017
873
1,231
159
21
Đắk Lắk
Phần 2: Bfai Hoàng lê nhất thống chí
1.
Từ đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 15 câu) về hình ảnh người chiến sĩ đang ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

2.
Giải thích vì sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết thực và hay về Quang Trung-Nguyễn Huệ?

3.
Từ văn bản trên, em hãy kể tên một bài thơ cũng viết về nội dung độc lập, chủ quyền dân tộc?
 
  • Like
Reactions: congamaihahaha

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
2.
Giải thích vì sao các tác giả Ngô gia văn phái vốn là quan trung thành với nhà Lê nhưng vẫn viết thực và hay về Quang Trung-Nguyễn Huệ?

3.
Từ văn bản trên, em hãy kể tên một bài thơ cũng viết về nội dung độc lập, chủ quyền dân tộc?
2. Vì các tác giả Ngô Gia Văn Phái tôn trọng lịch sử, có cái nhìn khách quan của một người viết sử cũng như lòng yêu nước.
3. "Nam quốc sơn hà" - Lý Thường Kiệt
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
* Các chi tiết kì ảo:
- Khi Phan Lang nằm mộng rồi thả con rùa và lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến tiệc và gặp Vũ Nương- người cùng làng bị oan, đã chết. Rồi được sứ giả Xích Hỗn do Linh Phi sai đưa ra khỏi nước.
- Hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang lung linh, huyền ảo. Rồi Vũ Nương hiện ra " ngồi trên kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau đó có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn,lúc hiện, rồi bỗng chốc biến mất".
* Nhận xét:
Được trình bày đan xen vs chi tiết thực làm cho thế giới kì ảo lung linh, mơ hồ nhưng gắn vs đời thực tạo cho người đọc sự tin cậy.
* Ý nghĩa:
- Tạo 1 kết thúc có hậu, mang thể loại đặc trưng của thể loại truyền kì " ở hiền gặp lành", " bị oan sẽ được giải oan"...
- Tô đậm nét vốn có của Vũ Nương (nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con,trọng danh dự,...)
- Tạo kịch tính, tố cáo xã hội phong kiến bất công buộc con người phải chết, không có chỗ đứng cho con người lương thiện.
- Gợi lòng nhân đạo của tác giả.
a, Khi Trương Sinh lập đàn giải oan ba ngày, ba đêm ở bến Hoàng Giang, Vũ Nương đã trở về trên một chiếc kiệu hoa, theo sau là 50 chiếc thuyền, cờ hoa rợp một khúc sông đưa nàng trở về. Vũ Nương đứng ở giữa sông, nói lời từ tạ với Trương Sinh, rồi bóng nàng loang loáng, mờ nhạt dần mà biến đi mất.
b, - Hiểu cụ thể hơn là : Dù cho câu chuyện kết thúc có hậu phần nào, Vũ Nương đã được sống một cuộc sống khác, một thế giới khác, được tôn trọng, được yêu thương, nhưng tất cả chỉ là ảo ảnh. Dù cho Vũ Nương có trở về lúc rực rỡ, uy nghi nhưng cũng chỉ là thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện và ngậm ngùi từ lại '' Thiếp đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa '' . Người đã chết không thể sống lạ, hạnh phúc thực sự đâu có thể làm lại được nữa. Đó chính là bi kịch.
- Điều đó một lần nữa khẳng định niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ trong xa hội phong kiến.
- Đề yêu cầu người viết làm rõ giá trị một chi tiết nghệ thuật trong cau chuyện.
- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt và mở nút hết sức bất ngờ.
+ Ý nghĩa thắt nút :
• Đối với Vũ Nương : Trong những ngày chồng đi xa,vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó.=> Lời nói dối nhưng với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.• Đối với bé Đản : Mới lên 3, còn ngây thơ,chưa hiểu biết những chuyện phức tạp nên đả tin đó là người cha đêm nào cũng đến, mẹ cũng đi, mẹ cũng ngồi nhưng không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh : Lờ nói của bé Đản về người cha khác (Chính là cái bóng) đả làm nẩy sinh sự nghi ngờ vộ không chung thủy,nẩy sinh thói ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi dể nàng phải tìm lấy cái chết đầy oan ức.
+ Ý nghĩa mở nút cho câu chuyện :
- Chàng Trương Sinh sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhớ cái bóng của chàng trên tường được bé gọi là cha.
- Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Trương Sinh và Vũ Nương đều được hóa giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt và mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc.
Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay trong Truyền kỳ mạn lục, một tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Dữ viết trên cơ sở một truyện dân gian Việt Nam. Truyện phản ánh một vấn đề bức thiết của xạ hội, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng trong xã hội phong kiến. Thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiện khắt khe đã chà đạp lên nhân phẩm người phụ nữ, mặc dù họ là những người phụ nữ đáng trân trọng trong gia đình và xã hội.
Câu chuyện kể về cuộc đời và số phận của Vũ Nương – một người, con gái nết na, thùy mị. Chồng nàng lá Trương Sinh, con nhà giàu có nhưng ít học, vốn tính đa nghi, đối với vợ thường phòng ngừa quá mức. Trương Sinh lấy Vũ Nương không phải vì tình yêu mà chỉ vì cảm mến dung hạnh, để rồi không có sự chan hòa, bình đẳng trong cuộc hôn nhân đó. Mầm mống bi kịch của cuộc đời Vũ Nương bắt đầu từ đây.
Mặc dù chồng là người lạnh lùng, khô khan, ích kỉ nhưng Vũ Nương luôn đảm đang, tháo vát, thủy chung. Nàng khát khao hạnh phúc gia đình, mong muốn êm ấm thuận hòa nên luôn giữ gìn khuôn phép, ăn nói chừng mực. Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã tiễn chồng bằng những lời mặn nồng, tha thiết: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Thật xúc động với tình cảm cửa người vợ hiền trước lúc chồng đi xa. Tình cảm ấy đã làm mọi người rơi lệ.
Không chỉ là người vợ hiền, Vũ Nương còn là một nàng dâu hiếu thảo. Nàng chăm sóc chu đáo mẹ chồng, hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng như mẹ đẻ của nàng vậy. Chồng đi lính khi nàng có mang, biết bao khổ cực chỉ một thân một mình gánh chịu. Rồi nàng sinh con, một mình nuôi dạy con và chăm sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng mất, nàng vô cùng thương xót, nàng lo ma chay, tế lễ hết sức chu đáo.
Khi giặc tan, Trương Sinh về nhà chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi vợ hư hỏng nên chửi mắng vợ thậm tệ, mặc cho lời phân trần của Vũ Nương, mặc cho lời biện bạch của họ hàng làng xóm, Trương Sinh vẫn hồ đồ đánh đuổi Vũ Nương. Đau đớn, tủi nhục, Vũ Nương phải tìm đến cái chết trên bến Hoàng Giang.
Câu chuyện đã thể hiện nỗi oan khúc tột cùng của Vũ Nương, nỗi oan ấy đã vượt ra ngoài phạm vi gia đình, là một trong muôn vàn oan khốc trong xã hội phong kiến vùi dập con người, nhất là người phụ nữ. Thân phận của người phụ nữ bị vùi dập, bị sỉ nhục, bị đày đến bước đường cùng của cuộc đời, họ chỉ biết tìm đến cái chết để bày tỏ tấm lòng trong sạch. Điều này chứng tỏ xã hội phong kiến suy tàn đã sinh ra những Trương Sinh đầu óc nam quyền, độc đoán, sống thiếu tình thương đối với người vợ hiền thục của mình, để rồi gây ra cái chết bi thương đầy oan trái cho Vũ Nương. Thân phận của Vũ Nương thật đáng thương và phẩm chất của nàng cũng thật đáng khâm phục. Khi còn sống nàng là người vợ hiền dâu thảo, sống có nghĩa tình. Khi chết, tuy được các nàng tiên cứu sống ở thủy cung nguy nga, lộng lẫy, nhưng lúc nào nàng cũng nhớ đến quê hương bản quán của mình. Là người nặng tình nghĩa, nàng đã ứa nước mắt khi nghe người cùng làng gợi nhắc đến quê hương, nhắc đến chồng con của mình. Thế nhưng, Vũ Nương vẫn còn đó nỗi đau oan khúc, nàng muốn phục hồi danh dự: Nàng không trở về trần gian mặc dù Trương Sinh đã lập đàn giải oan và đã ân hận với việc làm nông nổi của mình. Nàng không trở về trần gian đâu chỉ vì cái nghĩa với Linh Phi – người đã cứu nàng, mà điều chủ yếu ở đây là nàng chẳng còn gì để về. Đàn giải oan chỉ là việc an ủi cho người bạc mệnh chứ không thể làm sống lại tình xưa nghĩa cũ. Nỗi oan khuất được giải nhưng hạnh phúc đâu thể tìm lại được. Sự dứt áo ra đi của nàng là thái độ phủ định trần gian với cái xã hội bất công đương thời. Đây cũng là thái độ đấu tranh đòi công lý của người phụ nữ trong xã hội phong kiến suy tàn. Dù cái chết là tấn bi kịch của người phụ nữ, nhưng họ thức tỉnh được tầng lớp phụ quyền, phong kiến. Sự vĩnh viễn chọn cái chết mà không trở lại trần thế của Vũ Nương đã làm cho Trương Sinh phải cắn rứt ân hận vì lỗi lầm của mình. Trương Sinh biết lỗi thì đã quá muộn màng.
Qua câu chuyện về cuộc đời và số phận bi thảm của Vũ Nương, Nguyễn Dữ tố cáo xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên nhân phẩm của người phụ nữ, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan vỡ. Nỗi đau của Vũ Nương cũng là nỗi đau của biết bao người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như nàng Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người cung nữ trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và nhiều phụ nữ khác nữa. Phải chăng người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam luôn bị chà đạp dù họ có tài năng và phẩm chất cao đẹp. Bởi thế Nguyễn Dữ đã viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh vẫn là lời chung.

"Phận đàn bà" trong xã hội phong kiến cũ đau đớn, bạc mệnh, tủi nhục không kể xiết. Lễ giáo phong kiến khắt khe như sợi giây oan nghiệt trói chặt người phụ nữ. Và cũng như Vũ Nương, người phụ nữ trong xã hội suy tàn ngày ấy luôn tìm đến cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.
Bằng bút pháp kể chuyện, tình tiết lúc chân thật đời thường, lúc hoang đường kì ảo, Nguyễn Dữ đã xây đựng hình tượng nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ ngày xưa. Họ thật đẹp, thật lí tưởng nhưng xã hội không cho họ hạnh phúc. Tác phẩm của ông vừa đề cao giá trị người phụ nữ lại vừa hạ thấp giá trị của xã hội phong kiến đương thời.
 
Top Bottom