- 14 Tháng chín 2018
- 805
- 1,015
- 181
- 26
- Thừa Thiên Huế
- Đh sư phạm huế


Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Mẹ và Hamer đi chợ, họ muốn mua một ít rau về ăn. Trên đường đi, hai mẹ con nhìn thấy một người rất xấu xí, đang rao bán đồ gốm ở lề đường. Hamer nói với mẹ bằng giọng miệt thị:
―Mẹ ơi, người kia thật xấu xí. Mẹ nghe xong không nói gì.
Sau đó, họ đến chỗ bán rượu nhìn thấy những chum rượu được xếp ngay ngắn, thẳng hàng, mẹ chỉ vào và hỏi:
―Con trai, con thấy những vò rượu ấy có xấu không?
Hamer đáp:
―Xấu ạ, cũng xấu như người mẹ con mình vừa gặp trên đường ấy. Họ lại đến chỗ bán đồ bằng bạc. Tất cả những đồ đựng bằng bạc đó sáng lấp lánh khiến mọi người hoa mắt.
Mẹ lại chỉ về phía đồ bạc ấy và hỏi:
―Những đồ bằng bạc ấy có đẹp không?.
Hamer kích động nói:
―Đương nhiên là đẹp ạ, đẹp hơn gấp nghìn lần so với những đồ gốm xấu xí kia.
Mẹ nói:
―Đồ bạc tuy rất đẹp, nhưng lại không thể đựng được rượu ngon. Đồ gốm mặc dù xấu xí, nhưng lại đựng được những loại rượu thơm ngon cho chúng ta uống. Giống như dung mạo con người cũng vậy, vẻ bề ngoài xấu xí nhưng có thể chứa đựng một trí tuệ siêu việt.
Hamer nhớ lời mẹ dặn, từ đó về sau cậu không cười nhạo người khác nữa.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ Do Thái đã dạy trẻ không được coi thường, miệt thị người khác. Người Do Thái cho rằng, Thượng Đế tạo ra con người rất công bằng, mỗi người đều bình đẳng như nhau, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Vì thế, không được khinh miệt người khác, vì bản thân họ cũng có những điều tốt đẹp. Dân tộc Do Thái coi việc giúp đỡ người nghèo là một nghĩa vụ, cho dù ở trong hoàn cảnh nào, mọi người cũng đều giúp đỡ người nghèo. Làm như vậy, họ đã giúp cho cả dân tộc Do Thái trở nên giàu có và hùng mạnh.
Người Do Thái ở bất cứ thời đại nào cũng thực hiện theo nguyên tắc: Không kỳ thị bất cứ ai. Cha mẹ luôn dạy con cái biết tìm ra những ưu điểm của người khác, để bản thân học tập, noi theo. Trong dân tộc Do Thái, người giàu có thể làm bạn với người nghèo, học giả có thể làm bạn với kẻ ăn mày. Họ không phân biệt cao thấp giàu nghèo, con người luôn học tập, đối xử bình đẳng với nhau. Vì thế, mọi người luôn tôn trọng và cùng nhau tiến bộ. Khi tôn trọng người khác, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng.
(Theo Phương pháp giáo dục con của người Do Thái, NXB Văn hóa thông tin, 2014)
Câu 1. Nhận xét ban đầu Hamer về một người xấu xí đi đường thể hiện thái độ như thế nào?
Câu 2. Vì sao sau lời mẹ dặn, Hamer không cười nhạo người khác nữa?
Câu 3. Theo anh/chị khi tôn trọng người khác đem lại những lợi ích gì đối với mỗi cá nhân và dân tộc?
Câu 4. Bài học của người mẹ Do Thái trong đoạn văn bản trên mà anh/chị thấy ý nghĩa nhất? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nguyên tắc Không kỳ thị bất cứ ai được nhắc đến trong văn bản, anh/chị hãy viết đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về điều đó?
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân miêu tả người lái đò khi vượt thác:
“ Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía của đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra định níu con thuyền vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến và sau khi vượt thác:
― Đêm ấy nhà đò đót lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi".
Phân tích hình ảnh người lái đò sông Đà trong hai lần miêu tả trên. Từ đó nhận xét về cách nhìn con người của Nguyễn Tuân.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
―Mẹ ơi, người kia thật xấu xí. Mẹ nghe xong không nói gì.
Sau đó, họ đến chỗ bán rượu nhìn thấy những chum rượu được xếp ngay ngắn, thẳng hàng, mẹ chỉ vào và hỏi:
―Con trai, con thấy những vò rượu ấy có xấu không?
Hamer đáp:
―Xấu ạ, cũng xấu như người mẹ con mình vừa gặp trên đường ấy. Họ lại đến chỗ bán đồ bằng bạc. Tất cả những đồ đựng bằng bạc đó sáng lấp lánh khiến mọi người hoa mắt.
Mẹ lại chỉ về phía đồ bạc ấy và hỏi:
―Những đồ bằng bạc ấy có đẹp không?.
Hamer kích động nói:
―Đương nhiên là đẹp ạ, đẹp hơn gấp nghìn lần so với những đồ gốm xấu xí kia.
Mẹ nói:
―Đồ bạc tuy rất đẹp, nhưng lại không thể đựng được rượu ngon. Đồ gốm mặc dù xấu xí, nhưng lại đựng được những loại rượu thơm ngon cho chúng ta uống. Giống như dung mạo con người cũng vậy, vẻ bề ngoài xấu xí nhưng có thể chứa đựng một trí tuệ siêu việt.
Hamer nhớ lời mẹ dặn, từ đó về sau cậu không cười nhạo người khác nữa.
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ Do Thái đã dạy trẻ không được coi thường, miệt thị người khác. Người Do Thái cho rằng, Thượng Đế tạo ra con người rất công bằng, mỗi người đều bình đẳng như nhau, ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Vì thế, không được khinh miệt người khác, vì bản thân họ cũng có những điều tốt đẹp. Dân tộc Do Thái coi việc giúp đỡ người nghèo là một nghĩa vụ, cho dù ở trong hoàn cảnh nào, mọi người cũng đều giúp đỡ người nghèo. Làm như vậy, họ đã giúp cho cả dân tộc Do Thái trở nên giàu có và hùng mạnh.
Người Do Thái ở bất cứ thời đại nào cũng thực hiện theo nguyên tắc: Không kỳ thị bất cứ ai. Cha mẹ luôn dạy con cái biết tìm ra những ưu điểm của người khác, để bản thân học tập, noi theo. Trong dân tộc Do Thái, người giàu có thể làm bạn với người nghèo, học giả có thể làm bạn với kẻ ăn mày. Họ không phân biệt cao thấp giàu nghèo, con người luôn học tập, đối xử bình đẳng với nhau. Vì thế, mọi người luôn tôn trọng và cùng nhau tiến bộ. Khi tôn trọng người khác, bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng.
(Theo Phương pháp giáo dục con của người Do Thái, NXB Văn hóa thông tin, 2014)
Câu 1. Nhận xét ban đầu Hamer về một người xấu xí đi đường thể hiện thái độ như thế nào?
Câu 2. Vì sao sau lời mẹ dặn, Hamer không cười nhạo người khác nữa?
Câu 3. Theo anh/chị khi tôn trọng người khác đem lại những lợi ích gì đối với mỗi cá nhân và dân tộc?
Câu 4. Bài học của người mẹ Do Thái trong đoạn văn bản trên mà anh/chị thấy ý nghĩa nhất? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nguyên tắc Không kỳ thị bất cứ ai được nhắc đến trong văn bản, anh/chị hãy viết đoạn văn
khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về điều đó?
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân miêu tả người lái đò khi vượt thác:
“ Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía của đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân nơi cửa ải nước bờ bên trái liền xô ra định níu con thuyền vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến và sau khi vượt thác:
― Đêm ấy nhà đò đót lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi".
(Người lái đò sông Đà - Ngữ văn lớp 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)