Văn Đề ôn thi THPT QG 2019 (số 10 thầy Trịnh Quỳnh)

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:​
Thomas Jefferson cho rằng:
Một ngọn nến không bớt sáng khi thắp sáng cho những ngọn nến khác. Và hợp tác cũng vậy nhưng rất nhiều người lại nghĩ khác. Họ nghĩ rằng chia sẻ nghĩa là mất đi. Nhưng tôi tin điều đó là không đúng. (1)
Mỗi người luôn sở hữu một trong hai quan điểm: hữu hạn và vô hạn. Những người theo quan điểm hữu hạn nghĩ rằng mọi thứ đều có giới hạn, vì thế họ cố gắng lấy được tất cả những gì có thể và bảo vệ những gì họ có bằng mọi giá. Những người theo quan điểm vô hạn thì cho rằng luôn có đủ cho tất cả mọi người. Nếu bạn có một ý tưởng, hãy chia sẻ nó, bạn sẽ tìm ra một ý tưởng mới. Khi có tiền, hãy cho bớt đi vì bạn có thể làm ra nữa. Nếu bạn có một chiếc bánh nhỏ, hãy nhường cho ai đó vì bạn có thể nướng chiếc bánh khác. (2)
Tôi tin bạn sẽ luôn nhận về thứ mà bạn mong đợi ở cuộc sống. Bạn có thể tích trữ những thứ vặt vãnh mà bạn có và không nhận được gì. Hoặc có thể cho đi những cái bạn có và nhận lại rất nhiều. Thái độ của bạn tạo nên sự khác biệt. Vì thế nếu hợp sức với những người khác và hào phóng cho đi, bạn sẽ được nhiều hơn những thứ bạn cho đi. (3)

(Thuật đắc nhân tâm - John C. Maxwell, NXB Fahasa, 2018, trang 180)​
Câu 1. Theo tác giả trong văn bản tác dụng của sự hợp tác là gì?
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn (1)?
Câu 3. Theo anh chị, tác giả bài viết có thái độ như thế nào đối với những người có quan điểm hữu hạn và những người có quan điểm vô hạn? Nêu lí do của thái độ đó.
Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm cho rằng: Thái độ của bạn tạo nên sự khác biệt hay không? Vì sao?
Phần 2: Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa câu nói của Thomas Jefferson: “Một ngọn nến không bớt sáng khi thắp sáng cho những ngọn nến khác‖.
Câu 2. (5,0 điểm)

Trong cảnh VII vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của tác giả Lưu Quang Vũ, khi đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba nói:
―Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, còn khi đối thoại với Đế Thích, hồn Trương Ba lại nhận ra rằng:
―Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn.
Phân tích sự thay đổi về nhận thức của hồn Trương Ba qua hai đoạn đối thoại trên.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Phần I. ĐỌC HIỂ U (3,0 điêm)̉
Câu 1:
- Tác dụng: Sự hợp tác với người khác khiến bạn không hề mất đi mà còn được hơn rất nhiều.
Câu 2:
- Biện pháp so sánh: hợp tác cũng như một ngọn nến không bớt sáng khi thắp sáng cho những ngọn nến khác
- Tác dụng:
+ Ánh sáng là những điều tích cực, ý nghĩa trong cuộc sống
+ Đó là ý nghĩa của việc cho đi và nhận lại trong sự hợp tác
Câu 3:
- Tác giả đồng tình với người có quan điểm vô hạn và không đồng tình với những người có quan điểm hữu hạn
- Vì người có quan điểm vô hạn là những người hợp tác và mang lại những điều tốt đẹp, biết chia sẻ và cho đi. Đó là điều nên làm đối với mỗi người.
Câu 4: Hs bày tỏ quan điểm theo suy nghĩ riêng của bản thân. Dưới đây là một vài gợi ý: Đồng tình vì:
+ Thái độ là cách ứng xử với người khác trong cuộc sống
+ Người luôn cố gắng lấy được tất cả những gì có thể thường tạo ấn tượng không tốt và mọi người xa lánh
+ Người luôn chia sẻ cho đi hào phóng và hợp tác tạo ấn tượng tốt đẹp và được mọi người yêu quý

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
- Giải thích câu nói để nhận thấycách sống biết chia sẻ và cộng tác với người khác không hề mất đi mà còn được hơn rất nhiều.
- Ý nghĩa
+ Người hợp tác chia sẻ với người khác khi cho đi điều gì sẽ nhận được điều đó còn nhiều hơn: chia sẻ yêu thương được nhiều yêu thương, chia sẻ ý tưởng được ý tưởng mới…
+ Phê phán một số người cứ bo bo giữ lấy cho riêng mình, luôn sợ mất đi cái mình có, thậm chí tìm mọi cách để có được thứ mình cần mà chà đạp lên lợi ích của người khác
- Rút ra bài học cho bản thân
+ Không ích kỉ, hẹp hòi, thiển cận, không nên vì lợi ích trước mắt mà mất lợi ích lâu dài
+ Sống chia sẻ đoàn kết để mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho xã hội đáp ứng nền văn minh của nhân loại.
Câu 2: (5,0 điểm)
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận
Lưu Quang Vũ được đánh giá là nhà viết kịch xuất sắc trong thời kỳ hiện đại. Đương thời khi còn sống, kịch của anh luôn có mặt trên sàn diễn của nhiều đoàn nghệ thuật trong cả nước. Trong lịch sử sân khấu nước ta, thời kỳ kịch của Lưu Quang Vũ có lẽ là thời kỳ sôi động, giàu sức sống nhất. Anh cũng là một trong những "người đi trước” trong phong trào đổi mới văn hoá văn nghệ, dùng ngòi bút của mình góp phần đem lại những điều tốt đẹp cho con người và xã hội.
Trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt đưa vào dạy trong SGK Ngữ văn lớp 12 là một phần thuộc Cảnh VII – cũng là cảnh cuối cùng của vở kịch, được đặt tên là Thoát ra nghịch cảnh

Dẫn ra vấn đề cần nghị luận
- Lưu Quang Vũ đã để cho nhân vật của mình chọn một con đường tưởng như tiêu cực nhưng hết sức cần thiết và đúng đắn: Rời bỏ cõi đời này để được đúng là mình, để giữ trong ký ức những người thân kỷ niệm tốt đẹp về mình. Cuộc giao tranh để giữ vững phần linh hồn thanh khiết ấy được thể hiện tập trung qua màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích.
- Khi đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba nói:
―Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn, còn khi đối thoại với Đế Thích, hồn Trương Ba lại nhận ra rằng:
―Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn.
Qua những lời thoại ngắn gọn này, người đọc đã thấy được quá trình nhận thức của nhân vật và triết lí nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm.
2. Thân bài
1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
- Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988) nhà biên kịch lớn của nền văn học Việt Nam đã làm lên điều ấy
bằng tác phẩm “ Hồn Trương Ba da hàng thịt “ chỉ trong vòng một thời gian ngăn ngửi cửa đời người từ năm 1981 đến 1983 đặc biệt là với việc trả lời cho câu thơ mình dường như đã bỏ ngỏ “ Có những lúc tâm hồn tôi rách nát /… Tôi biết làm gì , tôi biết đi đâu?” qua việc xây dựng cuộc đối thoai của Hồn Trương Ba với xác và người thân tạo nên một xung đột kích mang thước đo chuẩn mực của kịch nói Việt Nam sau này.
- Mâu thuẫn giữa Hồn Trương ba, da hà ng thiṭ gơị cảm giác về đô ̣vênh lêc̣ h của hai yếu tố quan
trọng trong một con người . Hồn là phần trừ u tươṇ g , da thiṭ thân xác là cái cu ̣thể , là cái bình có thể
chứ a linh hồn, hồn nào xác ấy . Nhưng ở đây hồn ngườ i người này laị ở trong xác người kia . Hồn và xác lại không tương hợp ; tính cách, hành động, lối sống của Trương Ba và anh hàng thiṭ trái ngươc̣ nhau. Tên goị của vở kic̣ h đã thâu tóm đươc̣ những mâu thuẫn, xung đột bên trong của một con người.
- Lưu Quang Vũ viết vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt năm 1981, đến năm 1984 thì ra mắt
công chúng. Vở kịch dựa vào câu chuyện dân gian, nhưng đã có những sáng tạo mới. Vở kịch của Lưu Quang Vũ tại tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của Trương Ba từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến những tư tưởng mới : sự tồn tại độc lập của
thân xác đối với linh hồn và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống.
2. Cảm nhận về ý nghĩa lời thoại 1 khi hồn Trương Ba đối thoại với xác hàng thịt
- Sự ngộ nhận về chính mình khi hồn cho rằng: Hồn là biểu tượng cho sự thanh nhã, cao khiết, trong sạch, đạo đức và hoàn toàn tách biệt không bị chi phối bởi thể xác. Vẫn có thể có một tâm hồn trong sạch bên trong một thể xác phàm. Sự ngộ nhận đó bị xác hàng thịt bác bỏ và cười nhạo:
+ Có những lúc tiếng nói của xác thịt đường như lấn át cả tiếng nói của linh hồn, đẩy linh hồn vào
thế lúng túng, bị động: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục.
+ Xác thịt là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ xác thịt mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn mảnh đất cây cối, những người thân... Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi... Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác...
+Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông hay vịn vào cớ tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống vì phần hồn để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở, nhếch nhác... Mỗi bữa tôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt, hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi
ăn chứ...
 Cuộc đối thoại với xác giúp cho hồn Trương Ba nhận ra rằng:
+ Linh hồn và thể xác vốn không tách rời được nhau. Thể xác và linh hồn con người là 2 thực thể có mối quan hệ hữu cơ, không thể vênh lệch, tách rời. Xác thịt có nhu cầu sự sống, nhu cầu mang tính bản năng. Hồn mang tính chất thanh cao góp phần điều chỉnh thể xác hòa hợp, vươn tới sự hoàn thiện
nhân cách. Cuộc tranh đấu giữ hồn và xác là cuộc đấu tranh giữ cao cả và dục vọng, thấp hèn; giữa phần con và phần người .
+ Khi con người sống quá lâu trong môi trường dung tục ắt sẽ bị cái dung tục chi phối , không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục, tội lỗi. Một linh hồn dù tốt đẹp khi trú ngụ trong thân xác khác cũng sẽ bị biến dạng, bởi nó bị chi phối theo thói quen và bản năng của thân xác đó,
hơn nữa nó luôn bị dằn vặt trong mặc cảm giả dối và ích kỉ. Khi con người bị chi phối bởi những
nhu cầu bản năng thì đừng đổ tội cho thân xác.
+ Trương Ba được Bắc Đẩu trả lại cuộc sống, nhưng cuộc sống đó là cuộc sống không đáng sống vì cái thanh cao phải dung hòa với cái thấp hèn, dung tục, thì đó chẳng phải là bi kịch hay sao?
+ Không thể tự an ủi mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn, do đó phải bảo vệ, hoàn thiện nhân cách con người đó là một vấn đề lớn đối với mỗi cá nhân và toàn xã hội.
3. Cảm nhận về lời thoại thứ 2 của Hồn Trương Ba và cảnh đối thoại với Đế Thích
- Những lời thoại giữa Đế Thích và hồn Trương Ba chứng tỏ hồn Trương Ba đã ý thức được về tình cảm trớ trêu, đầy tính bi hài của mình. Đã đến lúc hồn Trương Ba đau đớn nhận ra rằng cần phải
sống là mình toàn vẹn:
+ Chỉ vì phải sống trong xác anh hàng thịt mà những người thân của ông, từ đứa cháu nội rất yêu quý, đến vợ ông, cô con dâu… tất cả mọi người đang xa lánh ông. Lời của đứa cháu: ông nội tôi đời
nào thô lỗ phũ phàng như vậy; lời của cô con dâu: cái bên ngoài không đáng kể, chỉ là cái bên trong,
nhưng thầy ơi con sợ lắm, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như
lịch lạc, nhoà mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con không nhận ra thầy nữa…
+ Những lời nói từ đáy lòng, từ trái tim của những người thân yêu đã khiến ông Trương Ba vô cùng đau đớn, day dứt, thất vọng, khi Đế Thích gợi ý ông có thể nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối vì: Sợ chỉ càng oái oăm rắc rối hơn. Trẻ con phải là trẻ con, người lớn phải là người lớn. Thằng cu
Tị bỗng thành ông nội, con bé đời nào chịu. Tôi đã lường trước thấy bao sự không ổn, ông Đế Thích.
+ Quyết định xin được trở lại chính mình của Trương Ba là một quyết định sáng suốt, hợp lý, phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, phù hợp với những gì đã xảy ra đối với hồn Trương Ba khi phải
sống trong xác anh hàng thịt.
Sự thay đổi về nhận thức của hồn Trương Ba:
+ Được sống làm người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị
mình vốn có và đeo đuổi còn đáng quý hơn.
+ Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa tâm hồn và thể xác. Con người cần phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để
hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
3. Nhận xét về sự chuyển biến trong nhận thức của Trương Ba
+Hồn Trương từ chỗ bảo vệ lí lẽ của mình: ta vẫn có một đời sống riêng đến chỗ hiểu rằng con người
là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trú ngụ trong
một thân xác phàm tục, tội lỗi.
+ Ban đầu Trương Ba đổ lỗi cho thân xác khi bị chi khối bởi những nhu cầu của bản năng. Đó chỉ là
sự tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.
+ Nhưng khi ý thức sâu sắc về thực trạng sống nhờ sống vả, sống chắp vá của mình, hồn Trương Ba đã lựa chọn cái chết để kết thúc bi kịch không được là chính mình. Trương Ba sẵn sàng chết vì nếu sống mà không là mình, mà mất dần nhân cách, mà nhìn thấy những người khác đau khổ thì thà chết
- Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch nói chung và đoạn
kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc
bấy giờ:
+ Con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán.
+ Vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
 
Top Bottom