Đề ôn tập

B

bchingau

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n, 2n, 3n từ loại tế bào ban đầu có bộ NST 2n
2. Lấy tế bào có 2 cặp NST kí hiệu là Aa và Bb để chứng minh : Những diễn biến của NST trong kỳ sau của GF1 là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các tế bào con được tạo thành qua GF
3. Gen A bị đột biến thành gen a. Hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau :
TH1 : Phân tử protein do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử protein do gen A qui định tổng hợp
TH2 : Phân tử protein do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit min thứ 3 trong phân tử protein do gen A quy định tổng hợp
4. Giới hạn sinh thái hình thành trong quá trình nào, phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Vì sao giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật ?
 
Y

yuper

- Em tham khảo nhé ^^:


1.
- Dạng 2n:
+ Thông qua cơ chế NP bình thường ( nêu ra 4 kì )
+ Thông qua GP bình thường tạo nên giao tử n và qua thụ tinh, sự kết hợp giữa tinh trùng n và trứng n tạo thành hợp tử 2n
- Dạng 3n:
+ TB 2n giảm phân ko bình thường tạo nên hợp tử 2n. Giao tử đột biến 2n kết hợp với giao tử bình thường n sẽ tạo thành hợp tử 3n
+ Dạng 3n còn được hình thành trong cơ chế thụ tinh kép ở thực vật do nhân thứ cấp 2n kết hợp với 1 tinh tử n tạo nên nội nhũ
- Dạng n:
+ Do các TB sinh dục sơ khai
+ Các TB sinh dục sơ khai nguyên phân \Rightarrow TB sinh giao tử \Rightarrow các TB sinh giao tử giảm phân hình thành tinh trùng và trứng cùng các thể định hướng có bộ NST n

2.
- Bộ NST: AaBb
- Giả sử A và B có nguồn gốc từ bố
- Giả sử a và b có nguồn gốc từ mẹ
- Ở KS: A và b phân li về 1 cực, a và B phân li về cực còn lại tạo thành 2 loại giao tử: Ab, aB
khác nhau về nguồn gốc :p:p

3
- TH1: ĐB mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit \Rightarrow thay đổi các acid amin từ điểm bị đột biến. Xảy ra tại bộ ba thứ hai trên mạch gốc của gen
- TH2: ĐB thay thế hoặc đảo vị trí 1 cặp nucleotit của 1 bộ ba mã hoá làm thay đổi acid amin do bộ ba đó quy định. Xảy ra tại bộ ba thứ 4 trên mạch gốc của gen
- Bộ ba thứ nhất Là AUG, bị cắt bỏ vào GĐ kết thúc của QT dịch mã
4.
 
S

s.m

Câu 1: Cơ chế hình thành tế bào có bộ NST:
  • n: Nguyên phân, giảm phân bình thường hoặc do đột biến không phân li trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nên hình thành một tế bào 3n và một tế bào n
  • 2n: Do giảm phân không bình thường trên toàn bộ NST, thông qua nguyên phân, cơ chế thụ tinh.
  • 3n: Một tế bào không phân li tạo giao tử 2n, kết hợp với một giao tử n (Thường xảy ra trong cơ chế thụ tinh kép ở thực vật).
  • 4n: Do nguyên phân rối loạn sau nhân đôi xảy ra trên tất cả các cặp NST
2. Lấy tế bào có 2 cặp NST kí hiệu là Aa và Bb để chứng minh : Những diễn biến của NST trong kỳ sau của GF1 là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST trong bộ đơn bội ở các tế bào con được tạo thành qua GF
Quan sát trong video sau để trả lời:
[YOUTUBE]kVMb4Js99tA[/YOUTUBE]​

3. Gen A bị đột biến thành gen a. Hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau :
TH1 : Phân tử protein do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử protein do gen A qui định tổng hợp
TH2 : Phân tử protein do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với axit min thứ 3 trong phân tử protein do gen A quy định tổng hợp
  • Trường hợp 1: Đảo vị trí cặp nucleotit.
  • Trường hợp 2: Thay thế cặp nucleotit A-T bằng G-X hoặc ngược lại ở vị trí 7, 8 hoặc 9. Riêng ở vị trí cặp số 9 thì cần xét thêm bảng bộ ba mật mã sao cho tạo 2 bộ 3 mật mã khác nhau.

4. Giới hạn sinh thái hình thành trong quá trình nào, phụ thuộc vào yếu tố nào ?
Vì sao giới hạn sinh thái ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật ?
  • Giới hạn sinh thái hình thành trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp để hình thành hợp tử. Tuy nhiên, khi sinh vật phát triển thì các nhân tố (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật...) không ngừng tác động cũng ảnh hưởng đến sự thay đổi giới hạn sinh thái, tạo điều kiện thích nghi cao với môi trường (Ở động vật thì chủ yếu dưới tác động của hệ thần kinh đối giao cảm)
  • Vì mỗi loài sinh vật có một giới hạn sinh thái khác nhau. Mà điều kiện môi trường, sự ảnh hưởng của các nhân tố ở từng khu vực là khác nhau. \Rightarrow Sinh vật chỉ sinh sống trong vùng có đk phù hợp với giới hạn sinh thái của loài \Rightarrow Tạo ra các khu vực sinh sống khác nhau của sinh vật.
P.s Sai bà con sửa hộ ^^~.
 
Top Bottom