Sử Đề ôn luyện thi thpt (không đáp án)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ THI THỬ THPTQG NĂM 2019
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 50 phút
Câu 1: Đầu năm 1945, CTTG2 bước vào giai đoạn kết thúc. Vấn đề quan trongj nhất được đặt ra với các nước đế quốc là gì?
A. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít
B. Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới
C. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở cả Châu Âu và Châu Á
D. Khắc phục hậu quả sau chiến tranh
Câu 2: Nhận xét nào sau đây đúng về tác động của trật tự hai cực Ianta?
A. Là sự phân tuyến triệt để giữa hai cực Xô - Mĩ, khác hẳn với trật tự Vécxai - Oasinhton
B. Bị chi phối nặng nề bởi chiến tranh lạnh do Mỹ và đồng minh phát động
C. Khơi nguồn cho sự đối đầu Xô - Mĩ, đối đầu Đông - Tây trong quan hệ quốc tế
D. Khơi nguồn cho giấc mộng làm bá chủ thế giới của Mĩ
Câu 3: Sau khi Liên Xô tan rã, “ Quốc gia kế tục” là Liên Bang Nga được kế thừa
A. Toàn bộ những quyền lợi của Liên Xô
B. Tình trạng rối loạn về kinh tế, chính trị, xã hội
C. Toàn bộ quyền lợi và nghĩa vụ, thành tựu và hạn chế của Liên Xô trên các mặt
D. Địa vị pháp lý của Liên Xô
Câu 4: phong trào vô sản hoá có tác dụng trực tiếp đối với việc:
A thúc đẩy phong trào đấu tranh của nông dân, trí thức tiểu tư sản
B. Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp Công nhân
C. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
D. Đưa hội viên của tổ chức thanh niên cùng sinh hoạt và lao động với công nhân
Câu 5. Tư tưởng cốt lõi trong cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc soạn thảo năm 1930 là:
A. Độc lập và tự chủ
B. Tự do dân chủ
C. Độc lập và tự do
D. Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
Câu 6. Một trong những khác biệt của luận cương chính trị của Trần Phú so với cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc là:
A. Cách mạng tư sản dân quyền bao gồm hai nhiệm vụ đó là vấn đề ruộng đất và độc lập dân tộc
B. Lực lượng nòng cốt của cách mạng là nông dân và công nhân
C. Quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
D. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam
Câu 7 Mục tiêu chiến lược cuối cùng của cách mạng Việt Nam được xác định trong cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc là gì?
A. Hoàn thành cách mang dân tộc dân chủ nhân dân
B. Đưa nước ta tiến lên xã hội cộng sản
C. Thiết lập chính quyền của dân do dân và vì dân do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
D. Đánh đuổi đế quốc và phong kiến tay sai
Câu 8. Chủ trương giải phóng hoàn toàn miền Nam được đề ra sau chiến dịch nào?
A Chiến dịch Phước Long
B. Chiến dịch đường 9 Nam Lào
C. Chiến dịch Khe Sanh
D. Chiến dịch Mậu Thân
Câu 9. Tính nhân văn của kế hoạch giải phóng miền Nam được thể hiện ở điểm nào?
A. Bộ chính trị đề ra phải tiến hành đánh nhanh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, văn hoá, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh
B. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì phải giải phóng ngay trong năm 75
C. Yêu cầu Mĩ - Nguỵ đầu hàng để tránh gây thương vong cho cả đôi bên
D. Truy kích vào tận sào huyệt của địch để tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch trả thù cho đồng nào ta
Câu 10. Chiến dịch nào đã đưa cuộc tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược?
A. Tây Nguyên
B. Huế - Đà Nẵng
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh
D. Mậu Thân
Câu 11. Quyết định của Bộ chính trị “giải phóng miền Nam trước mùa mưa” được đặt ra trong bối cảnh nào?
A. Sau chiến thắng Phước Long
B. Chiến dịch Tây Nguyên và Huế- Đà Nẵng thắng lợi
C. Quân đội Mĩ tăng thêm viện trợ cho quân đội Sài Gòn
D. Sau thắng lợi trong hai mùa khô
Câu 12. Ai là người chủ trì Hội nghị Ban chấp hàng Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng 7/1936?
A. Nguyễn Ái Quốc
B. Lê Hồng Phong
C. Hà Huy Tập
D. Trần Cừ
Câu 13. Sau hội nghị Ban chấp hành Trung ương ĐCS Đông Dương 7/1936 ai đã được bầu làm tổng bí thư?
A. Trần Cừ
B. Lê Duẩn
C. Hà Huy Tập
D. Trần Phú
Câu 14. Phương chân tác chiến của ta trong chiến dịch Biên Giới 1950 là gì?
A. Đánh điểm diệt viện
B. Đánh tiêu hao sinh lực địch, giải phóng đất đai, khai thông biên giới Việt - Trung
C. Tích cực chủ động cơ động linh hoạt
D. Đánh vào vị trí xung yếu, buộc địch phân tán lực lượng
Câu 15. Hạn chế của luận cương chính trị (10/1930) bắt đầu được khắc phục từ:
A. Hội nghị BCHTW tháng 11/1939
B. Hội nghị BCHTW tháng 5/1941
C. Hội nghị BCHTW tháng 11/1940
D. Hội nghị BCHTW tháng 7/1936
Câu 16: Trong phong trào xây dựng mặt trận Việt Minh, tỉnh nào là “tỉnh hoàn toàn” đầu tiên?
A. Bắc Giang
B. Tuyên Quang
C. Cao Bằng
D. Thái Nguyên
Câu 17. Chiến dịch tiến công lớn nhất của bộ đội chủ lực ta là:
A. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947
B. Chiến đấu ở các đô thị 1946
C. Chiến dịch Biên giới 1950
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 18. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miền Bắc nước ta được tiến hành sau hiệp định Gionever là:
A. Khắc phục hậu quả sau chiến tranh
B. Làm nghĩa vụ hậu phương, chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam
C. Làm cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Chống chiến tranh phá hoại của Mĩ
Câu 19. Giai cấp nào được đánh giá là lực lương đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng
A. Công nhân
B. Nông dân
C. Tư sản
D. Tiểu tư sản
Câu 20 trong cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp, giai cấp nào bị phân hoá sấu sắc nhất???
A. Công nhân
B. Nông dân
C. Tư sản
D. Địa chủ
Câu 21. Đâu là văn kiện ngoại giao mang tính pháp lý quốc tế đầu tiên mà nước Việt Nam kí với Chính phủ Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
B. Hiệp định Sơ Bộ 1946
C. Bản tạm ước 14/9
D. Hiệp định Gionever
Câu 22. Ý nghĩa lớn nhất của chiến thắng Vạn Tường 1965 là?
A. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ
B. Làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ
C. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có đủ khả năng đánh bại Mĩ
D. Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh xâm lược ở Việt Nam nói riêng và ở Đông Dương nói chung
Câu 23. Tại sao giai cấp tư sản lại không thể lãnh đạo được cách mạng?
A. Vì dễ thỏa hiệp với đế quốc khi được nhượng bộ một số quyền lợi
B. Vì giai cấp TS còn non trẻ, chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng
C. Vì thời cơ cách mạng chưa chín muồi
D. Vì chủ nghĩa Mác Lênin chưa được truyền bá vào Việt Nam
Câu 24. Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau thế chiến hai là?
A. Góp phần làm tan rã trật tự hai cực Ianta
B. Thúc đẩy Mĩ chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh
C. Góp phần hình thành liên minh kinh tế khu vực
D. Thúc đẩy sự hoà hoãn, đối thoại và phát triển giữa các nước
Câu 25. Vấn đề chuẩn bị lực lượng cho cách mạng được khẳng định là “nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân” được nêu ra tại hội nghị nào?
A. Hội nghị tháng 7/1936
B. Hội nghị tháng 11/1939
C. Hội nghị tháng 3/1945
D. Hội nghị tháng 5/1941
Câu 26. Cách mạng tháng tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng mang tính chất:
A. Vô sản
B. Dân tộc dân chủ nhân dân
C. Dân chủ tư sản kiểu cũ
D. Xã hội chủ nghĩa
Câu 27. Phương pháp đấu tranh cơ bản trong cách mạng tháng tám năm 1945 là gì?
A. Đấu tranh vũ trang
B. Đấu tranh bạo lực cách mạng
C. Đấu tranh chính trị
D. Đấu tranh ngoại giao
Câu 28. Điền từ còn thiếu trong nhận định của Đảng ta tại hội nghị Trung ương 5/1941: “Cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng....”
A. Tư sản dân quyền
B. Dân chủ tư sản
C. Xã hội chủ nghĩa
D. Dân tộc giải phóng
Câu 29. Chính quyền cách mạng ở Nghệ -Tĩnh được gọi là chính quyền xô viết vì?
A. Chính quyền của liên minh công - nông
B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo
C. Hình thức của chính quyền vô sản
D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới theo kiểu Xô viết ( nước Nga )
Câu 30. Sự phát triển của lực lượng chính trị cách mạng ĐCS Đông Dương trong giai đoạn 1939-1945 có đặc điểm gì?
A. Từ nông thôn về các thành thị
B. Từ miền núi phát triển xuống miền xuôi
C. Từ thành thị phát triển về nông thôn
D. Từ miền xuôi phát triển lên miền ngược
Câu 31. Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra ở vùng rừng núi và trung du Bắc Kì với hình thức chủ yếu là?
A. Chiến tranh du kích
B. Đấu tranh chính trị
C. Khởi nghĩa từng phần
D. Vũ trang tuyên truyền
Câu 32. Điểm khác biệt của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là gì?
A. Được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có quân Mĩ phối hợp
B. Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn với vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ
C. Nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”
D. Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nhằm chống lại cách mạng miền Nam và nhân dân ta
Câu 33. Sự kiện nào không phải là sự phối hợp chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương chống chiến lược “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ
A. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập
B. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp đối phó với việc Mĩ chỉ đạo bọn tay sai lật đổ chính phủ Sihanuc (CamPuchia)
C. Quân dân Việt Nam-Campuchua đập tan cuộc hành quân xâm lược CamPuchia của Mĩ - Nguỵ
D. Quân dân Việt - Lào phối hợp đập tan cuộc hành quân Làm Sơn 719 của Mĩ - Nguỵ
Câu 34. Chiến thắng nào của quân dân ta đã giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương?
A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968
B. Quân Việt - CamPuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược của Mĩ và quân đội Sài Gòn (1970)
C. Quân dân Việt - Lào đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của Mĩ và quân đội Sài Gòn (1971)
D. Cuộc tổng tiến công chiến lược (1972)
Câu 35. Điểm nổi bật về nghệ thuật tác chiến trong chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 là gì?
A. Đánh du kích
B. Đánh công kiên
C. Đánh nghi binh
D. Đánh trận địa
Câu 36. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch Huế - Đà Nẵng là?
A. Đẩy quân đội Sài Gòn vào thế tuyệt vọng, mất tinh thần chiến đấu
B. Phá vỡ sự có cụm của quân đội Sài Gòn
C. Làm sụp đổ hệ thống phòng ngự chiến lược của chính quyền Sài Gòn
D. Tạo thời cơ chiến lược cho ta mở màn chiến dịch giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa
Câu 37. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, miền Bắc có thuận lợi nào?
A. Xây dựng những cơ sở vật chất kĩ thuật bạn đầu của CNXH
B. Xây dựng được toàn bộ CSVC-KT của CNXH
C. Xây dựng thành công CNXH
D. Hoàn thành CN hoá XHCN
Câu 38. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian: 1) Cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội khoá VI; 2) Hội nghị lần 24 BCHTW Đảng đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước; 3) Quốc hội khoá VI họp kì đầu tiên tại Hà Nội; 4) Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn
A. 1, 3, 2, 4
B. 2, 3, 4, 1
C. 2, 4, 1, 3
D. 3, 4, 2, 1
Câu 39. Điểm tương đồng trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam với cải cách mở cửa ở TQ và cải tổ ở Liên Xô là?
A. ĐCS nắm quyền lãnh đạo duy nhất, kiên trì con đường XHCN
B. Tiến hành cải tổ về KT, cho phép đa nguyên về chính trị
C. Lấy phát triển KT, QS làm trọng tâm, mở cửa hội nhập quốc tế
D. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng
Câu 40. Bài học kinh nghiệm được Đảng ta vận dụng từ cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) cho cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) là
A. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
B. Đấu tranh ngoại giao hoà bình là cơ bản, kết hợp với đấu tranh quân sự
C. Tiến hành kháng chiến chủ yếu trên mặt trận chính trị, ngoại giao
D. Tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên cả nước khi thời cơ chín muồi.
PHÙNG VĂN TIẾN
 
Top Bottom