Sử 12 Đề luyện thi quốc gia lần 1 ( Thới Bình )

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Luyện thi quốc gia lần 1 ( Thới Bình )
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu đặc điểm phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp phải những khó khăn gì?
Câu 2 (2,0 điểm):
Khái quát các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Tại sao phong trào yêu nước chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đều kết thúc thất bại? Suy nghĩ của em về sự thất bại đó.
Câu 3 (2,0 điểm):
Phát biểu ý kiến của em về nhận định. Xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX trái ngược nhưng thống nhất.
Câu 4 (2,0 điểm):
Từ những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy xác định biến đổi quan trọng nhất. Vai trò của Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.
Câu 5 (2,0 điểm):
Quan hệ giữa Mĩ với Liên Xô và giữa Mĩ với Nhật Bản thay đổi như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Giải thích tại sao có thay đổi đó?
Đáp án sẽ được đẩy lên vào ngày mai nhé !!!!
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Luyện thi quốc gia lần 1 ( Thới Bình )
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu đặc điểm phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta gặp phải những khó khăn gì?
Câu 2 (2,0 điểm):
Khái quát các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Tại sao phong trào yêu nước chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đều kết thúc thất bại? Suy nghĩ của em về sự thất bại đó.
Câu 3 (2,0 điểm):
Phát biểu ý kiến của em về nhận định. Xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX trái ngược nhưng thống nhất.
Câu 4 (2,0 điểm):
Từ những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy xác định biến đổi quan trọng nhất. Vai trò của Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung.
Câu 5 (2,0 điểm):
Quan hệ giữa Mĩ với Liên Xô và giữa Mĩ với Nhật Bản thay đổi như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Giải thích tại sao có thay đổi đó?
Đáp án sẽ được đẩy lên vào ngày mai nhé !!!!
Huỳnh Thị Bích Tuyền
Đáp Án Tham Khảo
Câu 2 Khái quát các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. Tại sao phong trào yêu nước chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đều kết thúc thất bại? Suy nghĩ của em về sự thất bại đó.
Trả lời.
+ Giai đoạn (1885-1888 )
- Mở đầu là cuộc phản công kinh thành Huế còn phe chủ chiến và việc Tôn thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ban chiều Cần vương (1885) kêu gọi văn thân sĩ phu và các tầng lớp nhân dân đứng lên giúp vua, cứu nước.
- Phong trào Cần vương do các văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo, đứng đầu là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, lực lượng tham bao gồm đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân, phong trào diễn ra sôi nổi, rầm rộ trên địa bàn hoạt động rộng lớn, từ đồng bằng, ven biển lên đến miền núi, nhất là ở các tỉnh ở Bắc Kì và Trung Kỳ.
* Giai đoạn (1885-1896)
- Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, phong trào không vì thế mà tan rã, trái lại vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình tổ tổ chức cao hơn giai đoạn trước
-Tiêu biểu Cuộc khởi nghĩa Bài Sây, khởi nghĩa Hùng Lĩnh, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phù
ng lãnh đạo.
* Tại sao phong trào yêu nước chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến đều kết thúc thất bại: đấu tranh trên phong trào yêu nước chống Pháp theo ngọn cờ phong kiến kết thúc thất bại vì ngọn cờ phong kiến không đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử, không được sự đồng tình ủng hộ, nhiệt huyết của nhân...
dân.
Câu 3 (2,0 điểm):
Phát biểu ý kiến của em về nhận định. Xu hướng cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX trái ngược nhưng thống nhất.
Trả lời
- Mối quan hệ giữa giải phóng dân tộc và cải cách xã hội
- Sự cấu kết giữa đế quốc và phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa. Do đó, mâu thuẫn giữa dân tộc ta với TDP, gắn liền với mâu thuẫn giai nhân dân ta với chế độ phong kiến chỗ dựa vững chắc của các nước quốc. Vì vậy, nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến, giải phóng dân tộc và cải cách xã hội không thể tách rời nhau. Chỉ có thể tiến hành chỉ cách toàn diện đất nước nếu đánh đã được đế quốc, giải phóng dân tộc. Tuy nhiên khi cách xã hội góp phần thức tỉnh nhân dân, tạo động lực và hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
- Hai nhiệm vụ giải phóng dân tộc và các cách xã hội phải được kết hợp và tiến hành đồng thời thì mới thực hiện được mục đích cứu nước, cứu dân. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các nhà cách mạng Việt Nam đã khắc phục những hạn chế của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, kết hợp và giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đem cách trang Việt Nam đi đến thắng lợi.
Câu 4: Từ những biến đổi của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy xác định biến đổi quan trọng nhất. Vai trò của Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung
Trả lời
a. Những biến đổi của khu vực Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Về chính trị: Từ chỗ hầu hết là các nước thuộc địa trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai đã trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ.
- Về kinh tế: Từ chỗ là các quốc gia có nền kinh tế còn khó khăn, đã vươn lên đạt được nhiều thành tựu đáng kể, trong đó một số nước có tốc độ tăng trưởng cao như Thái Lan, Malaixia, đặc biệt Singapo trở thành "con rồng- nổi trội nhất trong 4 con rồng kinh tế của châu Á.
- Về quan hệ giữa các nước trong khu vực: Từ đổi đầu từng bước chuyển sang đổi thoại. thân thiện, tiến hành hợp tác và hội nhập; Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được hình thành và mở rộng, đã có 10 nước (trừ Đông Timo) gia nhập tổ chức này nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển phồn vinh.
b. Biến đổi có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của khu vực Đông Nam Á:
-Biến đổi từ đối đầu chuyển sang đổi thoại, hợp tác và hội nhập có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của khu vực.
- Biến đổi trên là cơ sở và điều kiện để củng cố và tăng cường các mối quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa các nước nhằm xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển
 
Top Bottom