Vật lí 8 đề kiểm tra

nguyenngoc213

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2021
239
1,157
111
16
Thái Bình
thcs lê danh phương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I – TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1:
Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:
A. Tiết diện của các nhánh bằng nhau.
B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
C. Độ dày của các nhánh như nhau.
D. Độ dài của các nhánh bằng nhau.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại?
A. Ma sát giữa đế giày và nền nhà. B. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.
C. Ma sát giữa bánh xe và trục quay. D. Ma sát giữa dây và ròng rọc.
Câu 3: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Công thực hiện được trong trường hợp này là:
A. 300000J B. 30000J C. 250000J D. 25000J
Câu 4: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường.
C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 5: Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì vật nổi lên khi: A. P < FA B. P = FA C. P - FA = 0 D. P > FA
Câu 6: Áp lực tác dụng lên mặt sàn 500N, diện tích tiếp xúc với mặt sàn là 4m2. Áp suất tác dụng lên sàn là:
A. 125m2 /N B. 5000N/m2 C. 125 Pa D. 125N
II – TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1:
(1 điểm) Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng là 15kg ( theo tỉ xích tuỳ chọn ).
Câu 2(1điểm): Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 20s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường theo m/s và km/h.
Câu 3: (2 điểm). Một thùng chứa nước cao 1,2m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a , Tính áp suất nước tại đáy thùng .
b , Tính áp suất nước tại điểm A cách đáy thùng 0,2m.
Câu 4: (3 điểm).
Một quả cầu bằng kim loại đặc, được treo vào lực kế ngoài không khí lực kế chỉ 2,7N
a, Khi treo quả cầu kim loại trên vào lực kế và nhúng chìm quả cầu vào nước thì số chỉ của lực kế là 2,2N.Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào quả cầu
b, Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết quả cầu này bằng nhôm có khối lượng riêng 27000 N/m3.
HẾT. các anh chị giúp em gấp với ạ
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Câu 1: Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi:
A. Tiết diện của các nhánh bằng nhau.
B. Các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
C. Độ dày của các nhánh như nhau.
D. Độ dài của các nhánh bằng nhau.
Câu 2: Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại?
A. Ma sát giữa đế giày và nền nhà. B. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.
C. Ma sát giữa bánh xe và trục quay. D. Ma sát giữa dây và ròng rọc.
Câu 3: Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Công thực hiện được trong trường hợp này là:
A. 300000J B. 30000J C. 250000J D. 25000J
Câu 4: Trong các chuyển động sau chuyển động nào là chuyển động do quán tính?
A. Hòn đá lăn từ trên núi xuống. B. Xe máy chạy trên đường.
C. Lá rơi từ trên cao xuống. D. Xe đạp chạy sau khi thôi không đạp xe nữa.
Câu 5: Nhúng một vật vào trong chất lỏng thì vật nổi lên khi: A. P < FA B. P = FA C. P - FA = 0 D. P > FA
Câu 6: Áp lực tác dụng lên mặt sàn 500N, diện tích tiếp xúc với mặt sàn là 4m2. Áp suất tác dụng lên sàn là:
A. 125m2 /N B. 5000N/m2 C. 125 Pa D. 125N
1B
2D
3A
4D
5A
6C
Tự luận để anh làm sau nhé

Nếu còn thắc mắc gì đừng ngần ngại hỏi để được chúng mình giải đáp nhé ;)
Em có thể xem thêm tổng hợp kiến thức các môn
hoặc Tạp chí Vật Lí HMF số 2
 
Last edited:
  • Like
Reactions: nguyenngoc213

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Câu 1: (1 điểm) Biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng là 15kg ( theo tỉ xích tuỳ chọn ).
Câu 2(1điểm): Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 20s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường theo m/s và km/h.
Câu 3: (2 điểm). Một thùng chứa nước cao 1,2m. Trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a , Tính áp suất nước tại đáy thùng .
b , Tính áp suất nước tại điểm A cách đáy thùng 0,2m.
Câu 4: (3 điểm).
Một quả cầu bằng kim loại đặc, được treo vào lực kế ngoài không khí lực kế chỉ 2,7N
a, Khi treo quả cầu kim loại trên vào lực kế và nhúng chìm quả cầu vào nước thì số chỉ của lực kế là 2,2N.Tính lực đẩy Ác-si-mét tác dụng vào quả cầu
b, Hỏi phải khoét bớt lõi quả cầu một thể tích bằng bao nhiêu rồi hàn kín lại, để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết quả cầu này bằng nhôm có khối lượng riêng 27000 N/m3.
Câu 1: P = 15.10 = 150 N
Chọn tỉ lệ xích là 50N
tile.png
Câu 2: Vận tốc trung bình trên quãng đường dốc:
V1 = 120/30
Vận tốc trung bình trên đoạn ngang:
V2 = 60/20
Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường
V = [tex]\frac{120+60}{30+40}[/tex] (m/s)
Em dùng máy tính để đổi km/h hoặc đổi theo quy ước: 1km = 1000m , 1h = 3600s nha
Câu 3:
a) p = d.h
b) p' = d.(h-0,2)
Câu 4:
a) Fa = P - F = 2,7 - 2,2 = 0,5 N
b) Lơ lửng trong nước <=> Fa = P
=> V. dn = (V-V').d
Với V = P/d
Thay số vào => V' =...

Có gì thắc mắc em hỏi nhé
Tham khảo thêm tại thiên đường vật lý
 
  • Like
Reactions: nguyenngoc213

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
cho em hỏi phần trắc nghiệm là câu 6 là C chứ ạ em không hiểu câu đó lắm ạ
Câu 6 là C đúng rồi em nhé, p = P/S = 125
Còn về đơn vị thì áp suất có hai đơn vị là N/m2 và Pa nhé. Vì câu A đơn vị là m2/N nên câu A sai nhé!
 
  • Like
Reactions: nguyenngoc213

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
cho em hỏi phần trắc nghiệm là câu 6 là C chứ ạ em không hiểu câu đó lắm ạ
chết thật sorry em nhé anh thấy 125 cái a pick luôn mà ko nhìn nó đảo đơn vị :D
Anh sửa lại đáp án rồi nha
 
  • Like
Reactions: Tên để làm gì

Mạnh Fennik

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2019
8
25
21
20
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
cho em hỏi phần trắc nghiệm là câu 6 là C chứ ạ em không hiểu câu đó lắm ạ
Câu 2 anh cũng nghĩ là C á em, ma sát giữa bánh xe và mặt đường thì có lợi chứ ma sát bánh xe với trục quay thì chắc là có hại đó
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Câu 2: Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại?
A. Ma sát giữa đế giày và nền nhà. B. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.
C. Ma sát giữa bánh xe và trục quay. D. Ma sát giữa dây và ròng rọc.
D mới đúng chứ em C nếu không có ma sát thì làm sao xe của em có thể đi được nhỉ? Em từng chơi ô tô chắc biết rồi chứ nhỉ?
Em có thể tham khảo trên mạng nó vẫn là đáp án đó nha.Nếu còn thắc mắc hãy hỏi anh tiếp nhé
Câu 2 anh cũng nghĩ là C á em, ma sát giữa bánh xe và mặt đường thì có lợi chứ ma sát bánh xe với trục quay thì chắc là có hại đó
xem lại nè anh ơi :p
 

Mạnh Fennik

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2019
8
25
21
20
Nghệ An
THPT Bắc Yên Thành
D mới đúng chứ em C nếu không có ma sát thì làm sao xe của em có thể đi được nhỉ? Em từng chơi ô tô chắc biết rồi chứ nhỉ?
Em có thể tham khảo trên mạng nó vẫn là đáp án đó nha.Nếu còn thắc mắc hãy hỏi anh tiếp nhé

xem lại nè anh ơi :p

Nếu giữa dây và ròng rọc ko có ma sát ( nghỉ) thì ròng rọc ko còn tác dụng
Thế này nhá, vì ma sát giữa bánh xe và ổ trục có hại nên người ta mới nhỏ luyn vào, chứ không có ai lại bôi dầu trơn vào dây kéo ròng rọc cả
Mà cũng có thể do anh nhầm lẫn đâu đó thi e thông cảm nhá ^^
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
lúc ròng rọc dừng lại ra phải dùng lực giữ lại chứ anh lúc kéo thì có hao phí là có hại mà
trục quay ở đây nối với bánh xe
@Triêu Dươngg Vào chốt đáp án giúp em ạ
Chậc chậc, ý C dễ gây mâu thuẫn nhỉ :D Ma sát bánh xe với trục quay cũng có hại mà em :> Nên dùng từ cái nào có hại hơn chăng?
Note thêm: Phải chăng em cũng đang nhầm Ma sát sinh ra ở các viên bi đệm giữa trục quay và ổ trục ?
Câu 2 anh cũng nghĩ là C á em, ma sát giữa bánh xe và mặt đường thì có lợi chứ ma sát bánh xe với trục quay thì chắc là có hại đó
Ý bánh xe với mặt đường cũng không có lợi hoàn toàn đâu em :D Lực ma sát 1 phần làm giảm tốc độ của xe đó em :v Nhưng mà ý D cũng có hại :> Lực ma sát cũng làm mòn dây đó thôi :>>

Chốt lại là cả hai đều có hại thôi :v nhưng chị nghiêng về C hơn. :D
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Chậc chậc, ý C dễ gây mâu thuẫn nhỉ :D Ma sát bánh xe với trục quay cũng có hại mà em :> Nên dùng từ cái nào có hại hơn chăng?

Ý bánh xe với mặt đường cũng không có lợi hoàn toàn đâu em :D Lực ma sát 1 phần làm giảm tốc độ của xe đó em :v Nhưng mà ý D cũng có hại :> Lực ma sát cũng làm mòn dây đó thôi :>>

Chốt lại là cả hai đều có hại thôi :v nhưng chị nghiêng về C hơn. :D
Câu 2: Trường hợp nào sau đây ma sát là có hại?
A. Ma sát giữa đế giày và nền nhà. B. Ma sát giữa thức ăn và đôi đũa.
C. Ma sát giữa bánh xe và trục quay. D. Ma sát giữa dây và ròng rọc
Ở đây chỉ nhắc đến trục quay với bánh xe ta nên chú ý trục quay là cái thánh nối 2 bánh xe lại á chị nếu không có ma sát sao xe đi được=>có lợi
Mà không có đáp án bánh xe với mặt đường ạ
Nếu loại trừ tất cả ta được đáp án D
Giải thích đáp án D: trong các bài toán về ròng rọc hay có câu bỏ qua ma sát giữa dây và ròng rọc
 

nguyenngoc213

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2021
239
1,157
111
16
Thái Bình
thcs lê danh phương
Ở đây chỉ nhắc đến trục quay với bánh xe ta nên chú ý trục quay là cái thánh nối 2 bánh xe lại á chị nếu không có ma sát sao xe đi được=>có lợi
Mà không có đáp án bánh xe với mặt đường ạ
Nếu loại trừ tất cả ta được đáp án D
Giải thích đáp án D: trong các bài toán về ròng rọc hay có câu bỏ qua ma sát giữa dây và ròng rọc
cô giáo em chữa là C ạ, anh trai em học sinh giỏi vật lí giả 3 cấp quốc gia cũng bảo C ạ
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Mọi người có vẻ phân vân quá nhỉ.

Ma sát giữa bánh xe và trục quay sẽ làm cản trở sự quay của bánh xe. Điều này có tốt? Chúng ta luôn muốn bánh xe có thể quay quanh trục một cách dễ dàng nhất nên đây là ma sát có hại nhé :p

Ma sát giữa ròng rọc và dây sẽ làm cho ròng rọc quay. Tại vì nếu không có lực ma sát tác dụng lên một điểm trên vành ròng rọc thì lực gì tạo momen để nó quay nhỉ? Điều này có nghĩa là ma sát ròng rọc với dây là có lợi nhé :p

Mọi người xem thêm qua topic cơ chế hoạt động của xe đạp để biết thêm nè :D
 

nguyenngoc213

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2021
239
1,157
111
16
Thái Bình
thcs lê danh phương
Mọi người có vẻ phân vân quá nhỉ.

Ma sát giữa bánh xe và trục quay sẽ làm cản trở sự quay của bánh xe. Điều này có tốt? Chúng ta luôn muốn bánh xe có thể quay quanh trục một cách dễ dàng nhất nên đây là ma sát có hại nhé :p

Ma sát giữa ròng rọc và dây sẽ làm cho ròng rọc quay. Tại vì nếu không có lực ma sát tác dụng lên một điểm trên vành ròng rọc thì lực gì tạo momen để nó quay nhỉ? Điều này có nghĩa là ma sát ròng rọc với dây là có lợi nhé :p

Mọi người xem thêm qua topic cơ chế hoạt động của xe đạp để biết thêm nè :D
thế có nghĩa là C đúng không ạ
 
Top Bottom